Mối quan hệ giữa các cơ quan trong tổ chức bộ máy quản trị, điều

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản trị, điều hành ngân hàng thương mại cổ phần ở việt nam (Trang 66)

hành NHTMCP

Như nội dung đã trình bày ở phần trên, các cơ quan trong tổ chức quản trị, điều hành NHTMCP có những nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau nhưng tựu chung lại, hoạt động của các cơ quan này đều nhằm mục tiêu là đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng đạt hiệu quả, an toàn và tuân thủ đúng pháp luật, điều lệ của ngân hàng, vì sự tồn tại và phát triển của ngân hàng và lợi ích của cổ đông, vì vậy, mối quan hệ trong hoạt động của các cơ quan này là một đòi hỏi khách quan.

Công việc, nhiệm vụ và quyền hạn của ĐHĐCĐ, HĐQT và của Tổng giám đốc NHTMCP là một chuỗi thống nhất, trong đó có sự phân công, phân cấp rõ ràng. ĐHĐCĐ và HĐQT là các cơ quan hoạch định, quyết định các vấn đề có tính chất định hướng, chính sách, mục tiêu hoạt động và phát triển của ngân hàng. Tổng giám đốc là cơ quan điều hành hoạt động hàng ngày của ngân hàng để thực hiện chủ trương, kế hoạch mà ĐHĐCĐ và HĐQT đề ra.

Mối quan hệ trong kiểm tra, giám sát giữa các cơ quan quản trị, điều hành hoạt động NHTMCP được thể hiện trên các mặt: với chức năng là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của NHTMCP, ĐHĐCĐ, thông qua các hoạt động như xem xét sai phạm và quyết định hình thức xử lý đối với thành viên HĐQT, việc xem xét, thông qua báo cáo của HĐQT, BKS cũng như việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên các cơ quan này đã thực hiện vai trò giám sát đối với hoạt động của thành viên HĐQT, thành viên BKS. 2.3. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng pháp luật về quản trị, điều hành NHTMCP ở Việt Nam

2.3.1. Vấn đề tách bạch giữa sở hữu và điều hành

Sự tách bạch giữa sở hữu và điều hành tại NHTMCP một mặt giải quyết bài toán sống còn; mặt khác, cũng làm nảy sinh những mâu thuẫn tiềm

61

ẩn về lợi ích trong mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người điều hành. Đứng trên phương diện bản năng mà nói, con người luôn có xu hướng tối đa hóa lợi ích của bản thân. Chủ sở hữu và người điều hành ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ; tuy nhiên, cách thức mà họ thực hiện để đạt được lợi ích kỳ vọng của mình lại hoàn toàn khác nhau.

Nếu như lợi ích của chủ sở hữu có thể đạt được thông qua việc tối đa hóa giá trị của ngân hàng, thì lợi ích của người điều hành có mối liên hệ chặt chẽ với thu nhập nhận được. Vấn đề ở đây là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp thường mang tính tầm nhìn trung và dài hạn, trong khi thu nhập mà nhà quản lý nhận được lại mang tính ngắn hạn, và trong nhiều trường hợp, hai điều này mâu thuẫn với nhau. Điều này đã dẫn đến việc nhà điều hành hành động dựa trên lợi ích cá nhân và gây tổn hại đến lợi ích của chủ sở hữu. Những tổn thất phát sinh từ các mâu thuẫn loại này thường được giới chuyên môn gọi dưới cái tên chi phí đại diện (agency cost). Chi phí đại diện có thể phát sinh từ hai nguồn cơ bản là chi phí phát sinh do người điều hành sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp vào mục đích cá nhân và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các biện pháp tối thiểu hóa hành vi vừa nêu của người điều hành.

Theo đó, khi nhận thấy quyền lợi của mình có thể bị tổn hại, nhà điều hành nhiều khả năng sẽ thực hiện những hành vi không phù hợp. Người điều hành có thể sẽ phủ quyết những dự án có tiềm năng lớn trong tương lai nếu dự án đó có khả năng ảnh hưởng đến thành quả hiện tại của ngân hàng, hoặc cũng có thể người điều hành chủ trương “thao tác” trên bút toán và phản ánh sai lệch kết quả hiện tại của ngân hàng. Trong nhiều trường hợp khác, nhận thấy đãi ngộ và quyền lợi không tương xứng, nhà điều hành có khả năng sử dụng chính nguồn lực của ngân hàng vào phục vụ mục đích cá nhân của mình. Thực tế trên đã đặt ra thách thức buộc các ngân hàng phải tìm ra và đưa vào ứng dụng các giải pháp nhằm tối thiểu hóa hành vi không đúng đắn của

62

nhà quản lý cũng như các tổn thất có thể xảy ra. Tuy nhiên, chi phí nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp thường không nhỏ do tồn tại sự bất cân xứng thông tin giữa chủ sở hữu và người quản lý. Nói cách khác, người điều hành do trực tiếp điều hành doanh nghiệp sẽ nắm được những thông tin mà người chủ không thể hoặc rất khó có được. Các hành vi không đúng đắn của người điều hành và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để hạn chế hành vi đó đều gây tổn hại đến lợi ích của chủ sở hữu.

2.3.2. Vấn đề bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số

Cổ đông thiểu số được hiểu là những cổ đông sở hữu một tỷ lệ nhỏ cổ phần và bị hạn chế về khả năng quản lý, cũng như kiểm soát các hoạt động trong công ty cổ phần. Quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông thiểu số trong NHTMCP rất dễ bị xâm phạm nếu vấn đề quản trị, điều hành không được đảm bảo. Đó là sự xâm phạm từ phía các thành viên HĐQT, Tổng giám đốc hay các chức danh quản lý khác, tuy nhiên rất khó để nhận biết. Việc bảo vệ quyền và lợi ích cho cổ đông thiểu số có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi lẽ, điều đó sẽ giúp cho cổ đông chống lại các hành vi xâm hại, chèn ép từ người quản lý ngân hàng, đảm bảo sự công bằng cho cổ đông trong quá trình đầu tư. Từ đó, sẽ khuyến khích các nhà đầu tư yên tâm và tin tưởng bỏ vốn, tài sản đầu tư vào NHTMCP tạo nguồn vốn dồi dào phát triển quy mô hoạt động của NHTMCP, nguồn cung tiền chủ yếu cho nền kinh tế, cụ thể là đối với nền kinh tế Việt Nam.

Trong thời điểm thị trường chứng khoán sụt giảm như hiện nay, giá cổ phiếu sụt giảm mạnh, danh mục đầu tư, kế hoạch tăng vốn và hàng loạt vấn đề về quản trị doanh nghiệp đã được đưa ra xem xét kỹ hơn tại các cuộc họp ĐHĐCĐ. Tuy nhiên, tiếng nói của cổ đông nhỏ gần như có cũng như không. Qua một số kỳ ĐHĐCĐ cho thấy, sự có mặt của các cổ đông nhỏ lẻ gần như chỉ để đủ cơ cấu, không thể hiện được quyền của mình trong vấn đề hoạt động

63

của NHTMCP mà họ góp vốn. Điều này thể hiện rõ nét hơn cả ở những NHTMCP đã cổ phần hóa, song số vốn nhà nước chiếm hơn 50%. Hầu hết tại các ĐHĐCĐ, chủ yếu là thông qua những nội dung mà HĐQT đã chuẩn bị sẵn. Việc lạm quyền của cổ đông lớn kéo dài một phần vì nhiều cổ đông nhỏ lẻ do chưa hiểu hoặc ít quan tâm đến quyền lợi của mình nên đã phó thác phần vốn góp của mình cho HĐQT, miễn sao giá cổ phiếu tăng trưởng theo thời gian và cổ tức được chia tăng hàng năm. Dựa vào điểm yếu này, không ít ngân hàng khi muốn thay đổi một số nội dung trong điều lệ hoạt động hoặc kế hoạch kinh doanh, Chủ tịch HĐQT chỉ thăm dò thái độ đồng tình của các cổ đông lớn mà bỏ qua các cổ đông nhỏ.

NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là một ví dụ. Trong kỳ ĐHĐCĐ lần thứ nhất của Vietcombank gần đây, nhiều cổ đông nhỏ đã bày tỏ băn khoăn về quyền lợi của mình. Dù có 15.500 nhà đầu tư gồm cả các nhà đầu tư nắm giữ cổ phần qua phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), trái phiếu chuyển đổi, cán bộ nhân viên mua ưu đãi… nhưng tổng số cổ phần các nhà đầu tư này nắm giữ cũng chỉ chiếm khoảng 9%. Trong khi đó, Nhà nước vẫn nắm giữ chủ yếu cổ phần với hơn 90%. Vì thế, nhiều nhà đầu tư lo ngại quyền và lợi ích hợp pháp của mình sẽ không được tôn trọng. Trong tất cả mọi vấn đề đưa ra tại ĐHĐCĐ, chỉ cần ba đại diện vốn Nhà nước thông qua thì coi như vấn đề được giải quyết. Thực tế, dựa vào lý do “thời gian có hạn”, HĐQT Vietcombank đã bác quyền được phát biểu của các cổ đông, gây nên những phản đối quyết liệt và không ít cổ đông đã bỏ về.

Việc bảo vệ quyền lợi cho những cổ đông nhỏ lẻ không phải dễ dàng mặc dù sự bắt tay liên kết giữa các cổ đông nhỏ lẻ để tự bảo vệ quyền lợi của mình đã đạt một số kết quả khả quan. Bởi thực tế, vẫn còn những điểm vướng mắc do chưa được pháp luật quy định. Quy định trong các văn bản pháp luật của nước ta vẫn chưa đặt quan hệ cổ đông lớn và nhỏ với các tiêu chí, tiêu

64

chuẩn rõ ràng… Chính vì vậy, các cổ đông phổ thông cần nhóm họp, tập hợp, liên kết nhau lại trên cơ sở quyền lợi giống nhau để thực hiện quyền của cổ đông thiểu số, để có thể yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ, yêu cầu BKS nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình, yêu cầu HĐQT về mặt quản lý, cung cấp thông tin…

Các cổ đông lớn với số biểu quyết lớn hơn do đó tiếng nói lớn hơn khi họ liên thủ, thỏa hiệp lại với nhau thì hầu hết các quyết định dễ dàng được thông qua. Một thực tế nữa là cổ đông lớn thường nằm trong các cơ quan như HĐQT, BKS, vì vậy họ dễ dàng thỏa hiệp với nhau. Cổ đông nhỏ cho dù không muốn nhưng họ chẳng làm được gì một phần do tiếng nói của họ nhỏ bé nên có phản đối thì vẫn không thay đổi được gì, mặt khác do tâm lý phó mặc của cổ đông nhỏ và thiếu đoàn kết dẫn đến tình trạng này.

Về quyền đề cử người vào HĐQT và BKS quy định tại điểm a khoản 2 Điều 79 Luật Doanh nghiệp 2005 và được chi tiết hóa tại Điều 29 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ghi nhận về số lượng ứng cử viên cụ thể mà mỗi nhóm cổ đông được đề cử. Số lượng này phụ thuộc tỷ lệ sở hữu cổ phần của mỗi nhóm và số lượng ứng cử viên do ĐHĐCĐ quy định. Đối với quyền đề cử người vào HĐQT và BKS, quy định này có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ quyền của cổ đông nói chung và quyền của cổ đông thiểu số nói riêng vì nó quy định khả năng gom nhóm của cổ đông để nâng cao quyền lực cho cổ đông, thực hiện quyền một cách tập thể. Bằng cách hợp nhóm, các cổ đông thiểu số có quyền đề cử, ứng cử người vào HĐQT và BKS góp tiếng nói vào việc quản lý ngân hàng và từ đó hạn chế sự lạm dụng quyền lực của những người quản trị, điều hành ngân hàng. Đây là cơ chế đảm bảo các cổ đông phổ thông luôn có đại diện của mình trong HĐQT và BKS. Có đại diện là thành viên HĐQT, họ có thể nắm bắt được thông tin và tham gia quyết định, góp ý một số vấn đề quan trọng, đặc biệt là việc liên quan đến quyết định chào bán

65

cổ phần, cổ phiếu và giá cổ phần chào bán ra bên ngoài, một vấn đề mà hầu hết các cổ đông đều quan tâm. Hầu hết tại các cuộc họp ĐHĐCĐ chủ yếu thông qua những nội dung mà HĐQT đã chuẩn bị sẵn.

Trở lại trường hợp ĐHĐCĐ của Vietcombank, có nhiều ý kiến cho rằng cần tạo ra một liên kết giữa các cổ đông, có thể thông qua việc tập hợp chữ ký. Tuy nhiên, pháp luật lại chưa có quy định như vậy. Một ý kiến khác lại cho rằng, do tỷ lệ sở hữu của các cổ đông trong đợt đấu giá IPO chỉ chiếm 10% vốn điều lệ là rất nhỏ, nên nâng tỷ lệ biểu quyết lên tới hơn 90% số phiếu và cần phải sửa đổi quy định để cổ đông nhỏ có một đại diện trong HĐQT. Bởi nếu tính gộp tổng tỷ lệ sở hữu của cổ đông nhỏ lại thì cũng chưa thỏa mãn tỷ lệ 5% yêu cầu theo quy định của luật. Chính vì vậy, một số cổ đông kiến nghị nên giảm tỷ lệ này xuống hoặc HĐQT Vietcombank nên có đặc cách một thành viên trong HĐQT do nhóm cổ đông nhỏ (hiện chiếm số lượng rất lớn) bầu chọn. Như vậy sẽ tránh tình trạng với tỷ lệ sở hữu hơn 90%, cổ đông Nhà nước có thể đơn phương đưa ra mọi quyết định gây ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông thiểu số.

2.3.3. Thẩm quyền của các cơ quan quản trị, điều hành NHTMCP 2.3.3.1. HĐQT chi phối ĐHĐCĐ, Ban kiểm sát 2.3.3.1. HĐQT chi phối ĐHĐCĐ, Ban kiểm sát

Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, ĐHĐCĐ là cơ quan quyền lực cao nhất trong NHTMCP. Nhưng trên thực tế hiện nay, vai trò của ĐHĐCĐ lại thường bị mờ nhạt bởi vai trò nổi bật và sự chi phối của HĐQT. Điều đó, đã dẫn đến nhiều quyết định của ĐHĐCĐ chỉ mang tính phụ hoạ hoặc hợp thức hoá cho đề xuất, quyết định của HĐQT - cơ quan đại diện chủ yếu và phần lớn cho quyền lợi của số ít các cổ đông lớn. BKS có vai trò là cánh tay nối dài của ĐHĐCĐ để thực hiện việc giám sát và kiểm soát nội bộ, trực tiếp giám sát HĐQT và Ban điều hành, bao gồm kiểm tra, kiểm soát, giám sát các hoạt động của HĐQT và Ban điều hành trong việc quản lý và

66

điều hành NHTMCP (Điều 44, 45 Luật các tổ chức tín dụng 2010) nhưng thực tế BKS cũng phụ thuộc nhiều vào HĐQT.

Vai trò của HĐQT và Ban điều hành ở một số NHTMCP chưa được phân tách rõ ràng. Do vậy, HĐQT có thể bị rơi vào trường hợp: hoặc là không tập trung được các luồng thông tin chủ yếu về hoạt động của ngân hàng để xây dựng, kiểm tra các mục tiêu chiến lược và các quyết định phòng ngừa rủi ro; hoặc lại tham gia quá sâu vào các hoạt động thường ngày của hoạt động điều hành. Vẫn còn tình trạng các phòng ban nghiệp vụ từ trụ sở chính và chi nhánh được phân nhiệm theo nghiệp vụ và cắt khúc theo địa giới hành chính, chưa chú trọng phân nhiệm theo nhóm khách hàng và loại dịch vụ như thông lệ quốc tế. Đây là hạn chế lớn nhất về cấu trúc quản lý và phát triển sản phẩm mới đối với NHTMCP. Đồng thời lại thiếu các bộ phận liên kết các hoạt động, các quyết định giữa các phòng ban nghiệp vụ, tạo điều kiện cho HĐQT và Ban điều hành bao quát toàn diện hoạt động và tập trung nhân lực, tài lực vào các định hướng chiến lược. Ngoài ra, cơ sở dữ liệu về phân tích, dự báo môi trường kinh doanh, đánh giá nguồn nhân lực và xác định tầm nhìn trung, dài hạn vốn là công cụ quản lý cơ bản của các NHTMCP hiện đại vẫn còn thiếu, chính vì vậy, nhìn chung các NHTMCP còn khá lúng túng trong việc hoạch định chiến lược phát triển lâu dài. Các quy định của pháp luật cần hướng đến việc giải quyết căn bản khung giám sát hệ thống của NHTMCP và quyền lợi của cổ đông nhỏ. Cụ thể là khẳng định vị thế giám sát của HĐQT, khẳng định quyền tự chủ của Ban điều hành bằng cách đưa ra hàng loạt ủy ban và có đầu danh mục báo cáo mà HĐQT phải thông qua. Quy định này sẽ khiến HĐQT không còn thời gian can thiệp vào quyền hạn, trách nhiệm của Ban điều hành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.3.2. Sự tồn tại của Hội đồng sáng lập tại một số NHTMCP

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, chỉ tồn tại khái niệm cổ đông sáng lập với ý nghĩa là người có ý tưởng thành lập công ty, có một

67

phần vốn và có kỹ năng quản trị công ty để thực hiện ý tưởng. Việc ghi nhận người sáng lập ra công ty là sự ghi nhận công ơn của thế hệ sau đối với những người đã có ý tưởng thành lập và đóng góp trí tuệ, tài sản cho công ty. Theo Từ điển Tiếng Việt 1997, thì sáng lập là xây dựng những cơ sở đầu tiên để

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản trị, điều hành ngân hàng thương mại cổ phần ở việt nam (Trang 66)