triển thị trường tài chính, tiền tệ
Tài chính là tổng hoà các mối quan hệ kinh tế trong xã hội, là tổng thể các nội dung và giải pháp tài chính, tiền tệ, không chỉ có nhiệm vụ nuôi dưỡng, phát triển, khai thác các nguồn lực, mà còn có nhiệm vụ tổ chức dòng chảy thông thoáng, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực phục vụ các nhiệm vụ chính trị trong mỗi giai đoạn cách mạng của đất nước, vì một nước Việt Nam độc lập, tự do, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Với tư cách là công cụ quản lý vĩ mô, là nguồn máu của cơ thể sống, là nguồn lực, bằng chính sách và cơ chế vận hành phù hợp, Tài chính đã góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, huy động và tập trung tối đa nguồn lực, kiểm soát bội chi NSNN, ổn định và lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia, giải quyết tốt những vấn đề bức xúc về xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, nâng cao tích luỹ nội bộ nền kinh tế, tạo điều kiện vững chắc cho những bước phát triển cao hơn trong tương lai [61].
Thị trường tài chính là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường, sự xuất hiện và tồn tại của thị trường này xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng cung ứng vốn lớn trong nền kinh tế phát triển.Thị trường tiền tệ, trong đó quan trọng là hệ thống ngân hàng là nguồn cung cấp vốn cơ bản cho doanh nghiệp Việt Nam để phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì phát triển thị trường tài chính, tiền tệ là tất yếu khách
76
quan. Phát triển đồng bộ các loại thị trường, trong đó có thị trường tài chính và thị trường tiền tệ là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước được thể hiện từ Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX và trở thành Chương trình hành động của Chính phủ và của ngành Ngân hàng.
Trong những năm qua, việc chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường đòi hỏi phải thay đổi một cách căn bản cách thức quyết định, đối tượng mà Nhà nước phải đầu tư và phương thức tiến hành đầu tư. Những thay đổi này tuy đã diễn ra, song chưa thực sự mạnh mẽ với thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và nguyên tắc “xin – cho” trong quy trình quyết định và phân phối vốn đầu tư vẫn còn. Trong bối cảnh đó, khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 nổ ra càng làm bộc lộ rõ những yếu kém nhược điểm của nền kinh tế Việt Nam. Trước tình hình đó, Hội nghị Trung ương 3 (khóa XI) ngày 10/10/2011 đã bàn và quyết định tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Theo đó, trong 5 năm 2011-2015, việc cơ cấu lại nền kinh tế tập trung vào 3 lĩnh vực quan trọng nhất là: Tái cơ cấu đầu tư với trọng tâm là đầu tư công; Cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cơ cấu hệ thống NHTM; Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Ngày 01/3/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015 (kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg). Trong đó có định hướng chấn chỉnh, sắp xếp lại các NHTMCP để đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh, hiệu quả, đúng pháp luật. Các tổ chức tín dụng phải cạnh tranh lành mạnh và hoạt động một cách công khai, minh bạch, đồng thời đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực về quản trị và an toàn hệ thống ngân hàng theo quy định của pháp luật. Tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng lành mạnh phát triển và kiên quyết xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém. Kiểm soát
77
quy mô, tốc độ tăng trưởng và phạm vi hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng phù hợp với điều kiện tài chính và năng lực quản trị [30].
Trong các giải pháp tái cơ cấu, cơ cấu lại hệ thống quản trị là một giải pháp quan trọng. Củng cố và đổi mới hệ thống quản trị ngân hàng phù hợp hơn các thông lệ chuẩn mực quốc tế, trong đó bao gồm các giải pháp:
- Tăng cường minh bạch hóa hoạt động ngân hàng thông qua việc áp dụng cơ chế mới về công bố thông tin của các tổ chức tín dụng.
- Niêm yết cổ phiếu các NHTMCP trên thị trường chứng khoán.
- Tăng tính đại chúng của NHTMCP và tăng số lượng các nhà đầu tư, cổ đông trong các đợt tăng vốn điều lệ.
- Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước là cổ đông hoặc có vốn góp tại các tổ chức tín dụng phải có kế hoạch hợp lý thoái vốn đầu tư và chấm dứt kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng.
- Hạn chế sự chi phối, thao túng của cổ đông lớn đối với NHTMCP; kiên quyết xử lý đối với các cổ đông lớn, người có liên quan vi phạm quy định về giới hạn sở hữu cổ phần tại NHTMCP và các tổ chức tín dụng sở hữu vốn chéo lẫn nhau. Cổ đông, nhà đầu tư, tổ chức tín dụng vi phạm quy định về góp vốn, mua, sở hữu vốn, cổ phần phải được xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp tổ chức tín dụng mua lại cổ phiếu, vốn góp của tổ chức tín dụng cơ cấu lại theo chỉ định của NHNN Việt Nam dẫn đến vượt quá giới hạn quy định sẽ được xử lý trong thời hạn chậm nhất là 5 năm kể từ khi thực hiện.
- Nâng cao các điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực quản trị, kinh nghiệm công tác và trình độ chuyên môn đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt của các tổ chức tín dụng (Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc/Giám đốc, Thành viên HĐQT,…).
78
- Triển khai các quy trình, chính sách kinh doanh nội bộ lành mạnh; Áp dụng có hiệu quả các phương thức quản trị, điều hành tiên tiến phù hợp với thông lệ, tiêu chuẩn quốc tế và quy định của pháp luật.
- Phát triển các hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực của Ủy ban Basel, trong đó, tập trung vào các hệ thống quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường (giá cả, lãi suất, tỷ giá) và rủi ro tác nghiệp; Phát triển các hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; Thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế và mức độ rủi ro tín dụng; Nâng cao năng lực đánh giá, thẩm định tín dụng và quản lý, giám sát rủi ro tín dụng của tổ chức tín dụng.
- Đổi mới và nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ. - Cơ cấu, sắp xếp lại các bộ phận chức năng kinh doanh, quản trị, điều hành; Sắp xếp, bố trí hợp lý cán bộ và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh ngân hàng có trình độ cao, ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp tốt.
- Hiện đại hóa hệ thống công nghệ, pháp triển hệ thống quản lý nội bộ, hạ tầng công nghệ thông tin và hệ thống thanh toán nội bộ của các NHTM; Nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi phù hợp với quy mô, mức độ phức tạp hoạt động và yêu cầu quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng [30].
Những định hướng giải pháp cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung và NHTMCP nói riêng là cơ sở quan trọng để đưa ra các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về quản trị, điều hành NHTMCP.