Phương pháp thu mẫu

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MỘT SỐ LOẠI CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG XỬ LÍ NƯỚC AO NUÔI THỦY SẢN (Trang 42 - 47)

Vị trí lấy mẫu: lấy mẫu ở 5 vị trí trong ao nuôi ở độ sâu 20-25 cm.

42

1 2

Hình 2.1: Vị trí thu mẫu nước trong ao nuôi

Tại mỗi vị trí lấy mẫu, lấy 500ml nước ao vào trong chai thu mẫu, lấy mẫu vào lúc 6h sáng và 2h chiều.

Phương pháp phân tích mẫu

Phương pháp phân tích mẫu được sử dụng là phương pháp test đối với các thông số môi trường O2, PO4, NH3/NH4, pH, phương pháp so màu và phương pháp test đối với thông số NO3.

Hình 2.2: Một số test môi trường được sử dụng

Một số yếu tố theo dõi được thực hiện ngay tại thực địa:

Độ trong được đo bằng đĩa Secchi trước và sau khi dùng chế phẩm sinh học;

Test O2:

Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước ao vừa thu được, sau đó đổ đầy mẫu nước đến mép lọ. Lau khô bên ngoài lọ.Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Nhỏ 6 giọt thuốc thử số 1 + 6 giọt thuốc thử số 2 vào lọ chứa mẫu nước ao vừa thu được, đậy nắp lọ thử ngay sau khi nhỏ (phải đảm bảo không có bất kỳ bọt khí nào trong lọ), lắc đều, sau đó mở nắp lọ ra.

Đặt lọ thử nơi nền trắng của bảng so màu, so sánh màu kết tủa của lọ với các cột màu và xác định nồng độ Oxy (mg/l). Nên thực hiện việc so màu dưới ánh sáng tự nhiên, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào.

Hình 2.3: Bảng so màu O2

Làm sạch trong và ngoài lọ thuỷ tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra.

Test pH

Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước vừa thu được, sau đó đổ đầy 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ.

Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Cho 4 giọt thuốc thử vào lọ thủy tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp lọ, lắc nhẹ rồi mở nắp ra.

So sánh kết quả thử nghiệm với bảng so màu: đặt lọ thủy tinh vào vùng trắng của bảng so màu, đối chiếu giữa kết quả thử nghiệm với bảng so màu rồi xem giá trị pH tương ứng.

Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra.

Hình 2.5: Bảng so màu pH

Test PO4

Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước ao vừa thu được, sau đó đổ đầy 10ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ.

Thêm 6 giọt thuốc thử số 1 vào lọ, lắc tròn. Thêm 6 giọt thuốc thử số 2 vào lọ, lắc tròn.

Thêm 1 muỗng lường (kèm theo bộ test) thuốc thử số 3 vào lọ. Đóng nắp và lắc tròn đều.

Mở nắp lọ, đợi 5 phút rồi đem so với bảng so màu, sử dụng thang “10 ml+0 ml” để đọc kết quả. Nếu mẫu nước có màu xanh sậm thì hàm lượng PO4 là 2 mg/l hoặc nhiều hơn. Tiếp tục lặp lại phép thử bằng cách pha loãng mẫu nước như các bước sau.

Hình 2.6: Bảng so màu PO4

Test NH3/NH4

Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. Lắc đều các chai thuốc thử trước khi sử dụng.

Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ 5ml mẫu nước vừa thu được vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ.

Cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 1 vào lọ thuỷ tinh chứa mẫu nước vừa thu được, đóng nắp và lắc đều.Mở nắp, cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 2 vào lọ, đóng nắp và lắc đều rồi mở nắp ra.

Cho tiếp 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 3 vào lọ, đóng nắp lọ, lắc đều.

Chú ý: Nếu mẫu thử là nước ngọt thì chỉ dùng 3 giọt ở mỗi chai thuốc thử 1,2,3. Sau 5 phút, đối chiếu màu của dung dịch với bảng màu.

Hình 2.7: Bảng so màu NH3/NH4

Chú ý: Ở bảng so màu, a biểu thị mẫu nước ngọt, b biểu thị mẫu nước mặn

Bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm được theo dõi ở 12 ao nuôi cá nước ngọt, chủ yếu là nuôi ghép các loài cá truyền thống (Cá mè, cá trôi, cá Rô phi, cá chép, và cá trắm cỏ) trong đó có 4 ao nuôi cá kết hợp với thả vịt ở vùng Chương Mỹ Hà Nội, 4 ao nuôi kết hợp giữa cá dưới ao lợn ử trên bờ vùng Việt Yên Bắc Giang và 4 ao nuôi đơn một loài cá không có sự kết hợp với chăn nuôi trên bờ tại Khoa Thủy sản, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam. Mỗi ao nuôi mỗi vùng được sử dụng một loại chế phẩm sinh học thường có trên thị trường để theo dõi biến động môi trường trước, trong và sau khi dùng chế phẩm sinh học NB25-ANOVA; BACIZYME; BALASA và EMINA.

Các thông số môi trường trong ao nuôi như độ trong được đo bằng đĩa Secchi, nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế bách phân có độ chính xác 0,1oC, các thông số môi trường khác như Ôxy hòa tan, pH, NH3/NH4+, NO3-, PO43- được đo bằng Test thử ngày 2 lần vào 6h sáng và 2h chiều theo phương pháp theo dõi môi trường ao nuôi (Nguyễn Đình Trung, 2004), các yếu tố như màu sắc nước, tình trạng gió, mưa, mùi nước được quan sát hàng ngày, các số liệu môi trường được đo, phân tích và ghi chép. Công việc này cũng được theo dõi trước, sau khi sử dụng chế phẩm 1 ngày, 2 ngày, 1 tuần.

Lấy mẫu nước tại các ao bằng các chai nước khoáng 500ml, sau đó sử dụng các test môi trường theo như hướng dẫn ở trên.

Đặc điểm của các ao thí nghiệm được tóm tắt trong bảng 2.1.

 Các ao nuôi tại khu vực Ngọc Hòa, Chương Mỹ, Hà Tây kết hợp nuôi cá vịt, thí nghiệm được thực hiện từ ngày 12-22/2/2016

 Các ao nuôi tại khu vực Việt Yên, Bắc Giang kết hợp nuôi cá lợn vịt, thí nghiệm được thực hiện từ ngày 1-10/3/2016

 Các ao nuôi tại khu vực trại cá khoa Thủy Sản, trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, chủ yếu nuôi cá giống, được thực hiện từ ngày 1-10/4/2016.

Bảng 2.1: Đặc điểm của ao thí nghiệm

STT Tên chủ ao Địa điểm của aoTN

Đặc điểm của ao Diện tích (m2) Loài cá thả chính Số cá thả

( con ) Loài cá thả Ghi chú 1 Nguyễn Văn Nam

Xã Ngọc Hòa, Chương Mĩ, Hà Nội 2000 Cá rô phi 4000 Cá Chép Cá rô phi Cá Trắm

Nghiên cứu vào tháng 2/2016

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MỘT SỐ LOẠI CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG XỬ LÍ NƯỚC AO NUÔI THỦY SẢN (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w