Một số loài cá nuôi nước ngọt có khả năng tự làm sạch môi trường

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MỘT SỐ LOẠI CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG XỬ LÍ NƯỚC AO NUÔI THỦY SẢN (Trang 39 - 42)

Cá Mè Trắng (Hypophthalmichthys)

Cá mè trắng là loài cá đặc trưng của khu hệ cá đồng bằng, cá phân bố chủ yếu ở lưu vực sông Trường Giang, sông Châu Giang, sông Tây Giang và sông Hắc Long Giang của Trung Quốc. Ở Việt Nam cá được nhập về từ Trung Quốc năm 1958 và

cho sinh sản nhân tạo thành công năm 1963. Cá được nuôi rất phổ biến ở nhiều loại hình mặt nước

Trong thủy vực tự nhiên cá phân bố chủ yếu ở tầng mặt và tầng giữa, hoạt động nhanh nhẹn, hay nhảy cao khỏi mặt nước khi có động.Cá thích sống trong môi trường nước thoáng, rộng, nơi sâu, hàm lượng oxy cao, nhiệt độ thích hợp cho cá sinh trưởng là 22 – 25oC, pH dao động từ 7 - 8.

Cá lớn nhanh, là loài nuôi phổ biến trong các hệ thống nuôi. Tốc độ tăng trưởng đồng đều giữa các cá thể cùng lứa tuổi trong quần đàn.

Tính ăn của cá mè trắng

Cá bột sau khi nở 3 ngày, Thức ăn thích hợp cho cá lúc này là động vật phù du kích thước nhỏ hợp cỡ miệng cá. Sau 4 - 5 ngày, cá còn ăn thêm tảo phù du. Sau 6 - 8 ngày, cá ăn tảo nhiều hơn, cá dài 3cm trở lên ăn thức ăn như cá trưởng thành. Khi trưởng thành cá ăn thực vật phù du là chính, ngoài ra còn ăn thêm động vật phù du và chất hữu cơ lơ lửng. Trong ao nuôi cá cũng được cho ăn thêm thức ăn khác như: cám mịn, bột hay sữa đậu nành. Trong ao nuôi cá nước ngọt loài cá này được ví như máy lọc nước sinh học, do chúng ăn tảo làm sạch nguồn nước nuôi cá.

Cá mè hoa (Aristicthys nobilis Rich )

Cá được nhập vào Việt Nam năm 1958 và cho nhân tạo thành công năm 1963. Cá lớn nhanh, tốc độ sinh trưởng phụ thuộc vào mật độ nuôi và chế độ dinh dưỡng. Cá sống chủ yếu tầng nước giữa và tầng nước trên, giàu ô xy hòa và tầng nước trên, giàu ô xy hòa tan, thức ăn tự nhiên. Cá sống thành đàn, tốc độ sinh trưởng tương đối đồng đều trong đàn. Thức ăn chủ yếu là ĐVPD. Cá thành thục nhưng không có khả năng đẻ trứng trong ao nuôi, trứng cá mè hoa thuộc loại trôi nổi

Cá Rô Phi (Oreochromis niloticus)

Cá rô phi là loài cá dễ nuôi, cá có khả năng thích ứng tốt với sự thay đổi của điều kiện Môi trường. Cá rô phi thích ứng trong nhiều mô hình nuôi khác nhau. Cá tăng trọng tốt, là đối tượng góp phần cải thiện năng suất và thu nhập cho nông hộ qua các mô hình sản xuất.

Tất cả các loài rô phi đều có tính ăn tạp, tuy nhiên thức ăn ưa thích của rô phi là những sinh vật thuỷ sinh lơ lửng trong nước.

Ngoài ra rô phi còn có khả năng sử dụng trực tiếp những loại thức ăn do con người cung cấp như cám, tấm, các loạiloại thức ăn do con người cung cấp như cám, tấm, các loạirong bèo (bèo tấm, bèo hoa dâu). Chính vì đặc điểm ăn tạp mà cá rô phi được ví như thùng nước vo gạo trong ao nuôi do chúng có thể ăn tất cả những gì có thể có trong ao nuôi.

Cá Trôi (Cirrhina molitorela)

Cá trôi có nhiều loài như cá trôi trắng (Mrigan), cá trôi đen (Rô hu) hay còn gọi là cá trôi Ấn độ.Trong ao nuôi cá trôi sống ở tầng giữa và tầng đáy, thức ăn chủ yếu của chúng là mùn bã hữu cơ ở đáy các ao nuôi nên chúng được coi như cái máy làm sạch nguồn chất thải trong ao (Kim Văn Vạn & ctv., 2009)..

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MỘT SỐ LOẠI CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG XỬ LÍ NƯỚC AO NUÔI THỦY SẢN (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w