Kết quả phân tích các thông số dinh dưỡng

Một phần của tài liệu QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC SUỐI NGỌC TUYỀN ĐOẠN CHẢY QUA ĐỘNG NHỊ THANH PHƯỜNG TAM THANH THÀNH PHỐ LẠNG SƠN QUA VIỆC PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA HỌC (Trang 48 - 53)

Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nước thấp hay cao phụ thuộc vào nguồn thải trực tiếp vào nguồn nước. Nếu các chất dinh dưỡng vượt ngưỡng cho phép thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sống của các thủy sinh vật cũng như các quá trình oxy hóa xảy ra trong nước. Đăc biệt nếu hàm lượng dinh dưỡng quá cao, không được kiểm soát thì sẽ xảy ra hiện tượng dư thừa các chất dinh dưỡng. Điều này thúc đẩy sự phát triển của các loài tảo, rong, rêu và các thực vật thân mềm trong nước và cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh học của nước, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nguồn nước.

 Hàm lượng Nitrat (N-NO3-) trong nước suối Ngọc Tuyền

Hàm lượng NO3- là một trong những thông số chứng minh lượng dinh dưỡng trong nước có phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của các sinh vật thủy sinh, giúp cân bằng hệ sinh thái.

Kết quả sau 6 đợt phân tích được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.5. Hàm lượng N-NO3 trong suối Ngọc Tuyền

Mẫu Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 mg/l VT_1 2,30 2,41 2,58 2,52 2,10 2,24 VT_2 3,27 3,75 4,20 4,23 3,20 3,23 VT_3 3,30 3,78 4,23 4,26 3,24 3,27 QCVN 38/2011/BTNMT 5,0 Từ bảng trên ta có biểu đồ sau

Biểu đồ 3.4. Biến động hàm lượng N-NO3- tại vị trí nghiên cứu

Từ bảng phân tích và biểu đồ trên , ta thấy: hàm lượng N-NO3- trong dòng suối có sự dao động giữa các tháng và các vị trí lấy mẫu, cụ thể:

- So sánh giữa các vị trí lấy mẫu: Hàm lượng N-NO3- có xu hướng tăng dần từ vị trí VT-1 đến VT-3. Nguyên nhân, sau khi chảy qua khu dân cư, nguồn nước tiếp nhận nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi từ các khu vực xung quanh dẫn đến hàm lượng N-NO3- trong nước suối sau khi chảy qua khu dân cư và cửa sau động Nhị Thanh cao hơn so với điểm đầu trước khi chảy qua khu dân cư.

- So sánh giữa các tháng phân tích: Hàm lượng N-NO3- cao nhất vào tháng 2, tháng 3 thấp nhất vào tháng 4, tháng 5. Nguyên nhân là do tháng 2, tháng 3 là mùa khô, trùng với thời điểm dịp tết nguyên đán và mùa lễ hội nên nhu cầu vui chơi giải trí của dân cư, khách du lịch tăng nên lượng nước thải dòng suối phải tiếp nhận lớn. Vào tháng 4, tháng 5/2016, thời điểm này xuất hiện mưa nhiều, nước đầu nguồn cung cấp cho dòng suối cao do đó sự xáo trộn lớn. Do đó, hàm lượng N-NO3- thấp hơn so với các tháng.

- Tuy nhiên, hàm lượng N-NO3-phân tích trong 6 đợt lấy mẫu đều chưa vượt ngưỡng cho phép của QCVN 38:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh.

Nitrit (N-NO2-) là sản phẩm trung gian của quá trình Nitrat hóa, diễn ra 2 giai đoạn. Giai đoạn chuyển hóa Amonia (NH3 và NH4+) thành NO2-. Giai đoạn này xảy ra nhờ hoạt động của vi khuẩn Nitrosomonas. Giai đoạn tiếp theo do vi khuẩn Nitrobacter oxy hóa NO2- thành NO3-. Các nhóm vi khuẩn trên đều là vi khuẩn hiếu khí, do vậy khi hàm lượng DO càng thấp thì hoạt động của vi khuẩn càng giảm. Nitrit gây độc đối với các loài thủy sinh vật đặt biệt là cá. Theo số liệu phân tích ở trên hàm lượng DO tại hai vị trí sau khi chảy qua khu dân cư và cửa sau động Nhị Thanh thấp nên cả hai quá trình trên ít xảy ra nên nồng độ NO2- phân tích được có nồng độ khá cao.

Kết quả đo sau 6 đợt phân tích được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.6. Hàm lượng N-NO2- trong nước suối Ngọc

Mẫu Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 mg/l VT_1 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 VT_2 0.015 0.017 0.023 0.021 0.007 0.008 VT_3 0.018 0.020 0.026 0.025 0.013 0.013 QCVN 38/2011/BTNMT 0,02

Biểu đồ 3.5. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng N-NO2-

Kết quả phân tích qua 6 đợt lấy mẫu được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.7. Hàm lượng N-NH4+ trong nước suối Ngọc Tuyền

Mẫu Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 mg/l VT_1 0,17 0,21 0,22 0,18 0,14 0,16 VT_2 0,72 1,01 1,12 1,13 0,54 0,62 VT_3 0,88 1,11 1,25 1,27 0,65 0,70 QCVN 38/2011/BTNMT 1,0 Từ bảng số liệu trên ta có biểu đồ sau

Biểu đồ 3.6.Biến động hàm lượng N-NH4+ tại vị trí nghiên cứu

Từ bảng số liệu và biểu đồ, ta thấy hàm lượng N-NH4 có sự dao động giữa các vị trí lấy mẫu và giữa các tháng phân tích, cụ thể:

- So sánh giữa các vị trí phân tích: Hàm lượng NH4+ có xu hướng tăng từ VT-1 đến VT-3. Nguyên nhân là do sau khi chảy qua khu dân cư dòng suối tiếp nhận lượng nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi lớn dẫn tới thông số có giá trị cao tại vị trí sau khi chảy qua khu dân cư và điểm cuối động Nhị Thanh.

- So sánh giữa các tháng phân tích: Trong các tháng phân tích, hàm lượng NH4

trong tháng 2, tháng 3 cao nhất, vượt ngưỡng cho phép trong QCVN 38/2011/BTNMT. Hàm lượng NH4+ vào tháng 4, tháng 5 là thấp nhất. Nguyên nhân do tháng 2, tháng 3 là khoảng thời gian sau Tết, trùng với mùa lễ hội, đồng thời là mùa khô, nên lượng chất thải tiếp nhận nhiều lại không được xáo trộn

nên hàm lượng NH4+ đạt giá trị cao nhất so với các tháng khác. Vào tháng 4, tháng 5/2016 bắt đầu có mưa, không phải lễ hội, sự xáo trộn lớn nên hàm lượng NH4+ đạt giá trị thấp.

 Hàm lượng Phosphat

Kết quả phân tích qua 6 đợt lấy mẫu được trình này trong bảng sau:

Bảng 3.8. Hàm lượng Phosphat trong nước suối Ngọc Tuyền

Mẫu Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 mg/l VT_1 0,08 0,10 0,12 0,11 0,04 0,05 VT_2 0,28 0,31 0,28 0,34 0,18 0,19 VT_3 0,27 0,28 0,21 0,30 0,16 0,17 QCVN 08/2008/BTNMT cột A20,2 Từ bảng trên ta có biểu đồ sau

Biểu đồ 3.7. Biến động hàm lượng Phosphat tại vị trí nghiên cứu.

Qua kết quả phân tích và biểu đồ trên, ta thấy:

- So sánh giữa các tháng phân tích: Trong các mẫu phân tích, hàm lượng Phosphat cao nhất vào tháng 3, thấp nhất vào tháng 4. Nguyên nhân, vào tháng 3 là thời kì mùa khô, trùng với mùa lễ hội nên lượng nước thải nạp vào dòng suối lớn, còn tháng 4/2016 có mưa nhiều, sự xáo trộn lớn nên hàm lượng Phosphat thấp.

- So sánh giữa các vị trí lấy mẫu: Hàm lượng Phosphat có xu hướng tăng từ VT-1 đến VT-3. Nguyên nhân là do hàm lượng phosphat được bổ sung vào sau khi chảy qua khu dân cư do chất thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi.

- Sau 6 đợt lấy mẫu ta thấy hàm lượng Phosphat vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép có 8 mẫu vào các tháng 12, tháng 1, tháng 2, tháng 3 ở hai vị trí sau khi chảy qua khu dân cư (VT-2) và tại cửa sau động Nhị Thanh (VT-3). Tại vị trí trước khi chảy qua khu dân cư, hàm lượng phosphate thấp hơn so với QCVN 08:2008/BTNMT cột A2- Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt ở tất cả các tháng phân tích.

Như vậy, qua tất cả các thông số đã phân tích ở trên ta thấy, chất lượng nước suối Ngọc Tuyền có sự biến đổi theo không gian và thời gian, cụ thể:

Chất lượng nước suối Ngọc Tuyền trước khi chảy qua khu dân cư có chất lượng nước tốt, thể hiệnthông qua tất cả các chỉ tiêu phân tích trong mẫu nước tại các tháng đều nằm trong QCVN 38:2011/BTNMTquy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh. Nước suối tại điểm chảy qua khu dân cư và tại cửa sau động Nhị Thanh đã bị ô nhiễm thể hiện qua các thông số DO, COD, TSS, NH4+, Phosphat đều không nằm trong giới hạn cho phép. Các thông số này ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của sinh vật, khi các thông số vượt ngưỡng sẽ gây chết sinh vật ảnh hưởng trực tiếp tới dòng suối, từ đó cảnh quan cũng như khu danh lam mất đi giá trị thẩm mĩ. Mặt khác, mùi hôi thối do tích tụ các khí H2S, CO2… gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân, cũng như hủy hoại khu di tích…

Chất lượng nước suối Ngọc Tuyền cũng có sự biến động lớn theo thời gian, theo đó các thông số thể hiện sự ô nhiễm cao nhất là tháng 2 và tháng 3 vì đây là thời điểm sau tết nguyên đán, có lễ hội và vào mùa khô.

Từ đó, cần thiết phải có biện pháp để cải thiện chất lượng nước suối Ngọc Tuyền, bảo vệ khu Danh thắng Nhất- Nhị Thanh.

Một phần của tài liệu QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC SUỐI NGỌC TUYỀN ĐOẠN CHẢY QUA ĐỘNG NHỊ THANH PHƯỜNG TAM THANH THÀNH PHỐ LẠNG SƠN QUA VIỆC PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA HỌC (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w