Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC SUỐI NGỌC TUYỀN ĐOẠN CHẢY QUA ĐỘNG NHỊ THANH PHƯỜNG TAM THANH THÀNH PHỐ LẠNG SƠN QUA VIỆC PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA HỌC (Trang 33 - 36)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hang Nhị Thanh nằm trong quần thể Di tích danh lam thắng cảnh Chùa Tam Thanh, núi Tô Thị, Thanh Nhà Mạc… cổng chính hang Nhị Thanh nằm trên đường Nhị Thanh, phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn. Tọa độ và ranh giới địa lý là 21051’06,28” vĩ độ Bắc và 106044’59,03’’ kinh độ Đông. Có vị trí giáp ranh như sau:

- Phía Bắc và Tây giáp với xã Hoàng Đồng; - Phía Nam giáp với sông Kỳ Cùng;

Hình 3.1. Sơ đồ khu di tích danh thắng Nhị - Tam Thanh

3.1.1.2. Diện tích tự nhiên, địa hình, địa mạo

Động Nhị Thanh là một hang đá tự nhiên từ cửa trước ra cửa sau dài hơn 500m. Cửa động khá rộng được che chắn bởi những hòn đá to và cây cổ thụ. Trong có suối Ngọc Tuyền chảy xuyên quan động có chiều dài khoảng 600m tạo thành thác nước nhỏ

Động Nhị Thanh nằm trong khu vực núi đá và núi đất cao trung bình 350m so với mặt nước biển. Lưu vực suối Ngọc Tuyền tại khu danh lam thắng cảnh Nhị- Tam Thanh có diện tích khoảng 5.65km2. Nguồn nước mưa, nước thải từ lưu vực này tập trung và chảy dồn qua động Nhị Thanh đổ ra sông Kỳ Cùng ở phía Nam và Tây Nam.

Suối Ngọc Tuyền có điểm đầu từ cầu chảy qua đường Nhị Thanh đi Kéo Tấu, điểm cuối trước cửa sau động Nhị Thanh. Đoạn này suối Ngọc Tuyền đã được kiên cố lòng dẫn bằng kết cấu đá xây và chảy qua khu dân cư có địa hình tương đối bằng phẳng.

3.1.1.3. Khí hậu- khí tượng

Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu Bắc Bộ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm: Nắng nóng, ẩm ướt, mưa nhiều, có 4 mùa (Xuân, Hạ, Thu, Đông) nhưng chia rõ rệt nhất là theo 2 thời kỳ trong năm.

+ Từ tháng 5 đến tháng 10: Mưa nhiều, khí hậu nóng ẩm, lượng mưa tập trung vào tháng 7, 8, 9 (chiếm 70% lượng mưa năm)

+ Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau: Ít mưa, thời tiết lạnh, hướng gió chính là gió Đông Bắc.

Các đặc trưng khí hậu:  Chế độ nhiệt:

Về cơ bản, khí hậu Lạng Sơn vẫn là khí hậu nhiệt đới với tổng nhiệt độ năm >80000C, số giờ nắng 1400-1600 giờ, bức xạ tổng cộng 110- 120kcal/cm2/năm, nhiệt độ TB năm 20-230C, thấp hơn các nơi khác ở miền Bắc. Nhưng nhiệt độ cao nhất tuyệt đối có thể lên 40.10C và nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối có thể xuống -2.80C. Chế độ nhiệt phân hoá thành 2 mùa: mùa đông

đến sớm hơn các nơi khác ở miền Bắc từ nửa tháng đến 1 tháng và kéo dài 5-6 tháng. Mùa đông lạnh nhất cả nước do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa Đông Bắc với 22 lần Front lạnh tràn sang trong năm. Nhiệt độ mùa đông thấp hơn nơi khác từ 1-30C, nhiều ngày nhiệt độ <100C. Mùa đông còn có nhiều hiện tượng thời tiết đặc biệt như mưa phùn, sương muối…Đặc biệt trong hai năm gần đây, có thời điểm nhiệt độ hạ thấp <0 0C nên có tuyết rơi trên vùng núi cao Mẫu Sơn. Mùa hạ ngắn hơn các nơi khác, có nền nhiệt độ ôn hoà và mát mẻ hơn. Nhiệt độ có sự phân hoá theo độ cao địa hình, ở vùng núi cao Mẫu Sơn quanh năm không có mùa nóng.

 Độ ẩm:

Tỉnh Lạng Sơn chịu ảnh hưởng trực tiếp của các loại hình thời tiết khô hanh, đến tháng 2, 3 độ ẩm tăng lên rõ rệt do mưa phùn nhiều, đạt giá trị cực đại nhất trong năm. Mặt khác, các tháng mùa hạ độ ẩm tăng dần do ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông Nam, lúc đó độ âm đạt giá trị cực đại thứ 2, vào các tháng 7, 8 là các tháng có lượng mưa lớn nhất trong năm. Độ ẩm tương đối thấp đạt từ 82- 83%

 Gió:

Trong năm có hai hướng gió hoạt động chính theo mùa, mùa mưa là hướng Nam và Tây Nam, mùa khô thịnh hành gió mùa Đông Bắc. Tốc độ gió trung bình V= 1,8 (m/s), tốc độ gió mạnh nhất là ảnh hưởng của bão có thể lên tới V= 35-36 (m/s), Lạng Sơn ít chịu ảnh hưởng của gió bão.

 Mưa:

Khu vực nghiên cứu có lượng mưa trung bình năm nhỏ, trung bình nhiều năm là 1200-1400 mm và giống như các vùng khác của miền Bắc Việt Nam, lượng mưa phân bố trong năm là không đồng đều giữa các tháng và chia làm hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến tháng 9 trùng với mùa hè, lượng mưa chiếm 80-90% lượng mưa trong năm. Mùa mưa chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Nam, mang theo độ ẩm từ biển cũng như các nhiễu động thời tiết như front, dải hội tụ nhiệt đới… gây ra những trận mưa có cường độ lớn.

Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 năm trước kéo dài tới tháng 4 năm sau và trùng vào thời kỳ hoạt động của gió mùa Đông Bắc. Thời tiết khô hanh, ít mưa, chủ yếu là mưa phùn vào các tháng 2, 3 dao động từ 35- 45 mm.

3.1.1.4. Địa chất, thủy văn

- Nước tầng phủ: Nguồn nước trong lớp đất sét thuộc hệ trầm tích đệ tứ có chiều dày từ 0,5-2m, nhưng nguồn nước cung cấp cho tầng đất này chủ yếu là nước mưa và nước thải sinh hoạt, thời gian ngắn, lượng bốc hơi nhanh.

- Nguồn nước trong nham thạch cứng, nước khe nứt: Nguồn nước này khá phong phú, nước sạch không mùi vị và trong.

Tại khu vực nghiên cứu, mạng lưới sông suối, ao hồ tương đối ít chủ yếu là dòng suối Ngọc Tuyền chảy trong khu vực nghiên cứu. Ngoài ra, cách 700m về phía Đông Bắc có Hồ Phai Loạn và cách 1000m về phía Nam có sông Kỳ Cùng. Hướng dòng chảy của các suối, ao hồ tại khu vực nghiên cứu có hướng từ Đông Bắc, Bắc chảy sang Tây Nam và Nam.

Lưu lượng nước nghiên cứu tại các khu vực nghiên cứu tập trung nhiều và chảy nhanh vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 8 và vào mùa khô hầu như lưu lượng nước rất ít. Lưu lượng nước suối Ngọc Tuyền mùa lũ đạt 0,062m3/s (Nguồn trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Lạng Sơn)

Một phần của tài liệu QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC SUỐI NGỌC TUYỀN ĐOẠN CHẢY QUA ĐỘNG NHỊ THANH PHƯỜNG TAM THANH THÀNH PHỐ LẠNG SƠN QUA VIỆC PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA HỌC (Trang 33 - 36)