Đối với gia đình, nhà trường và xã hội

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên gây ra (Trang 48 - 54)

5. Kết cấu đề tài

3.2.2.Đối với gia đình, nhà trường và xã hội

3.2.2.1. Cần tăng cường trách nhiệm của cha mẹ trong việc quản lý con chưa thành niên

Gia đình là nơi có ảnh hưởng lớn đối vơi việc phát triển một con người. Trước những biến động của xã hội, gia đình cũng bị tác động không ít, nên những người chưa thật sự trưởng thành trong gia đình sẽ dễ dàng bị tác động nhất. Để gia đình là điểm tựa tốt trong việc giáo dục người chưa thành niên thì trước hết những thành viên trong gia đình mà đặc biệt là các bậc cha mẹ phải là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con chưa thành niên. Việc giáo dục của gia đình đối với con chưa thành niên chủ yếu dực vào tình cảm, thông qua tình cảm. Tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái, tình cảm ruột thịt của những người thân là yếu tố rất quan trọng để khơi dậy tình cảm tốt đẹp của người chưa thành niên.

Xây dựng gia đình hạnh phúc hòa thuận là việc trước tiên mà cha mẹ có thể làm cho con chưa thành niên. Vì một gia đình hạnh phúc sẽ đem lại cho con một cảm giác ấm áp và tràn ngập tình yêu thương, giúp con hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách của con người.

Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, lối sống có đạo đức ngay từ lúc còn nhỏ. Việc uốn nắn này sẽ tạo cho con một thói quen sống có kỷ luật ngay từ khi con bé. Như thế nó sẽ trở thành thói quen cho đến lúc trưởng thành. Tuy nhiên phải thực hiện một cách từ tốn không ép uổng sẽ khiến con sợ hại và gây tác dụng ngược lại.

Phải tôn trọng con, phải coi chúng là một cá thể độc lập; giúp trẻ tự tin, tự lập, có lối sống trung thực, lành mạnh thông qua bầu không khí tích cực trong gia đình. Thương yêu, tin cậy, quan tâm lẫn nhau, sẵn sàng chia sẽ, giúp đõ người thân vượt qua những khó khăn, nhất là khi trẻ có những dấu hiệu bất thường.

Phải thường xuyên quan tân đến việc học của con cái, cho con thấy được tầm quan trọng của việc học. Tập cho ý thức tìm tòi học hỏi. Cần phải khen ngợi những nỗ lực học tập của con. Từ đó nâng cao tinh thần phấn đấu, giúp con đạt được kết quả tốt nhất

Cha mẹ phải là chỗ dựa vững chắc cho con mỗi khi con muốn thổ lộ tâm tư tình cảm, thường xuyên trò chuyện với con giải thích cho con biết những vấn đề con đang quan tâm, những việc nên làm, và không nên làm. Dạy cho con biết sống phải có trách nhiệm, nếu con gây thiệt hại thì không nên la mắng hay trách phạt con mà thay những lời lẽ trách phạt thành những lời động viên, an ủi, chỉ bảo con cái.

3.2.2.2. Đổi mới phương pháp giáo dục của nhà trường trong việc giáo dục học sinh:

Ngoài gia đình, nhà trường là nơi thứ hai các em được giáo dục về nhân cách, đao đức và phẩm chất. Nên nhà trường đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục học sinh. Thầy cô, bạn bè, những kiến thức mà các em học được sẽ góp phần làm phát triển nhân cách và đạo đức của các em. Môi trường văn hóa là yếu tố quan trọng thứ hai giúp trẻ tránh xa những phản ứng tiêu cực. Muốn môi trường này thực sự là chỗ dựa cho các em thì cần đổi mới chương trình, cách dạy, cách học theo hướng coi trọng thực học, kích thích hứng thú, sáng tạo. Những năm qua, nền giáo dục nước ta có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Tuy vậy, vẫn còn nhiều vấn đề chưa phù hợp, nhiều bất cập và thiếu khoa học đang diễn ra trong nhà trường cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho việc dạy học và học ngày càng tốt hơn: Chương trình dạy học nặng phần lý thuyết, ít thực hành mặc dù ngày nay các trường đã cho thí điểm tăng cường các tiết thực hành những số lương rất ít chỉ ở những trường điểm trường chuẩn quốc gia chưa áp dụng trong đại trà. Cần tổ chức cho các em nhiều hoạt động ngoại khóa. Áp lực bài vở quá lớn, kiến thực vượt quá khả năng tiếp thu nhận thức của các em. Khi tổ chứ những buổi học nhà trường cần nghiên cứu tỉ mĩ, để có cách tổ chức chặt chẽ, phân công thầy cô giáo quản lý tốt các em, tránh tình trạng các em gây thiệt hại trong giờ học.

Bên cạnh đó, không chỉ chú trọng đến việc dạy chữ mà phải tạo nên những con người cân đối về thể chất và tinh thần; cân bằng về trí tuệ, tình cảm và ý chí; có kỹ năng tự đánh giá, tự giáo dục tu dưỡng, tự điều chỉnh hành vi thích ứng với hoàn cảnh và tự giải quyết những vấn đề của cá nhân một cách tích cực.

Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trách nhiệm nghề nghiệp của giáo viên để mỗi thầy cô là một tấm gương sáng, chiếm được lòng tin yêu của học sinh, phát huy hiệu quả trong việc giáo dục từ nhà trường, tạo sự đam mê trong học tập của học sinh. Có như vậy mới khắc phục được tình trạng học sinh bỏ học, trốn học đi lang thang, bị bạn bè xấu lôi kéo.

Việc giáo dục pháp luật cho người chưa thành niên trong trường học hiện nay là điều cần thiết trong việc rèn luyện nhân cách cho người chưa thành niên, góp phần tích cực trong công tác đấu tranh phòng chống người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phạm tội, góp phần làm giảm thiểu tình trạng bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra.

Cần phối hợp với gia đình một cách chặt chẽ trong việc quản lý học sinh sau giờ học kịp thời phát hiện những em trốn học bỏ học đi lang thang, tụ tập với những bạn bè xấu. Tạo môi trường sinh hoạt vui chơi lành mạnh: tổ chức các câu lạc bộ sinh hoạt hàng tuần, tổ chức các cuộc thi đấu thể thao…

3.2.2.3. Xây dựng xã hội giàu đẹp, văn minh tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của người chưa thành niên

Hằng ngày ngoài việc ở nhà đến trường các em còn tiếp xúc với môi trường xã hội rộng lớn. Nơi có nhiều điều thú vị để tiếp thu, cũng như có nhiều cạm bẫy mà các em dễ mắc phải. Một môi trường xã hội không lành mạnh thì các em dễ bị lệch hướng nhân cách đang được hình thành nhưng chưa thật sự vững chắc từ gia đình và nhà trường. Chính vì vậy, mà ta cần xây dựng một môi trường xã hội tốt đẹp làm điểm tựa vững chắc cho các em. Để làm được điều này ta cần chú ý một số điều sau đây:

Xã hội cần thống nhất trong việc xây dựng một mô hình xã hội giàu đẹp văn minh. Phải có sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể thực hiện mục tiêu một cách khoa học. Cần đẩy mạnh và phát huy vai trò quần chúng trong việc tham gia tổ chức các hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, cuốn hút các em vào các trò chơi lành mạnh. Bên cạnh việc nâng cao tinh thần trách nhiệm phòng chống vi phạm pháp luật của người chưa thành niên.Thực hiện các biện pháp phổ biến, tuyên truyền, giáo dục về các vần đề bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em, giáo dục đạo đức, lối sống sinh hoạt lành mạnh.

Trong lĩnh vực văn hóa, thông tin của nước ta chưa thật sự đáp ứng nhu cầu của các em, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, cần phải chú trọng đầu tư để xây dựng và phát triển các khu vui chơi, giải trí cho các em, phù hợp với sở thích của thiếu niên để các em sử dụng thích hợp thời gian rãnh rỗi, sau giờ học tập, làm việc.

Nhà nước có vai trò to lớn trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em bằng việc ban hành các chính sách, theo dõi thực hiện một cách đồng bộ và sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành, tổ chức có liên quan để đạt hiệu quả cao trong công tác.

KẾT LUẬN

Để người chưa thành niên thật sự được phát triển tốt nhất. Cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội.. Chúng ta cần xây dựng một xã hội phồn vinh, một môi trường giáo dục hoàn thiện và đặc biệt là một gia đình hạnh phúc, hòa thuận. Có như vậy thì người chưa thành niên mới trở thành những công dân tốt đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Qua nghiên cứu đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên gây ra” thiết nghĩ cần tăng cường hơn nữa trách nhiệm làm cha mẹ. Bởi cha mẹ có tầm quan trọng rất lớn đối với con chưa thành niên và điều đó đã được pháp luật nước ta ghi nhận. Để làm được điều này nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha mẹ đối với con chưa thành niên. Nhằm chỉ ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha mẹ, cũng như giới hạn trách nhiệm đó. Từ đó cũng giúp người chưa thành niên nâng cao nhận thức về trách nhiệm do hành vi mình gây ra để hạn chế hành vi vi phạm pháp luật và gây thiệt hại. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng giúp chúng ta giảm bớt những khó khăn trong việc xác định trách nhiệm bồi thường, khiếu nại, kháng cáo do việc giải quyết chưa thỏa đáng. Ngoài ra cần đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ để giải quyết các vụ việc bồi thường một cách đúng đắn, chính xác để bảo vệ quyền lợi của người bị thiệt hại cũng như người chưa thành niên gây thiệt hại.

Không chỉ nâng cao trách nhiệm của cha mẹ trong việc quản lý người chưa thành niên mà chúng ta cần nâng cao trách nhiệm cho nhà trường. Chính vì vậy, gia đình, nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc quản lý, giáo dục người chưa thành niên. Gia đình, nhà trường cần nhìn lại những thiếu sót trong công tác quản lý đồng thời tìm ra những phương hướng khắc phục hậu quả. Để người chưa thành niên được sống trong một sự đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần. Sự chăm sóc, giáo dục, mà đặc biệt là giáo dục tư tưởng, giáo dục ý thức pháp luật, giáo dục lối sống có trách nhiệm cho người chưa thành niên giúp cho người chưa thành niên nhận thức được trách nhiệm của mình từ đó phấn đấu trở thành những công dân tốt là trụ cột của quốc gia.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). 2. Bộ luật dân sự năm 2005.

3. Bộ luật hình sự năm 1999.

4. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

5. Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28/4/2004 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

6. Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao về Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

 Danh mục sách, báo, tạp chí

1. Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Khoa Luật trường Đại học Cần Thơ, 2004. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình (tập I), Khoa Luật trường Đại học Cần Thơ, 2005

3. Hoàng Châu Giang, 110 câu hỏi và trả lời về bồi thường thiệt hại, NXB. Lao động, Hà Nội, 2006.

4. Hoàng Thế Liên, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.

5. Đinh Thị Mai Phương, Về bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo pháp luật Việt Nam, Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư Pháp , NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.

6. Bùi Văn Thấm, Tìm hiểu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.

Danh mục các trang thông tin điện tử 1. http://doisongphapluat.com.vn/Story/tiepcancongly/2007/5/5049.html. 2. http://congannghean.vn/NewsDetails.aspx?NewsID=1772. 3. http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2010/04/07/4720-3 4. http://www.luatviet.org/Home/nghien-cuu-trao-doi/hinh-su-to-tung-hinh- su/2009/8451/Khai-niem-nguoi-chua-thanh-nien-va-khai-niem-toi-pham- do.aspx. 5. http://luathoc.vn/phapluat/archive/index.php/t-4328.html 6. http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/201005/20100130230627.aspx

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên gây ra (Trang 48 - 54)