5. Kết cấu đề tài
2.1.3. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật
Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật hay ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra. Điều này được quy định tại Điều 604 Bộ luật Dân sự năm 2005 dưới dạng: “người nào...xâm phạm…gây thiệt hại, thì phải bồi thường”. Ở đây chúng ta có thể thấy hành vi xâm phạm đến tính mạng tài sản là nguyên nhân và gây thiệt hại là hậu quả là một vấn đề rất phức tạp. Phạm trù nguyên nhân và kết quả là một cặp phạm trù trong triết học. Nhân quả là mối liên hệ nội tại, khách quan và tất yếu giữa các hiện tượng tự nhiên cũng như xã hội, trong đó một là nguyên nhân và sau nó là kết quả. Việc xác định mối quan hệ nhân quả chính là sự liên hệ khách quan đó. Nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả và kết quả là hậu quả của nguyên nhân. Một nguyên nhân có thể phát sinh nhiều hậu quả cũng như một hậu quả có thể được gây ra từ nhiều nguyên nhân. Xem xét mối liên hệ nhân quả giữa các hiện tượng xã hội, trong đó con người sinh sống và hoạt động phức tạp hơn nhiều so với các hiện tượng tự nhiên khác. Vì vậy, việc xem xét nó chỉ có ý nghĩa khi hành vi của con người và hậu quả của hành vi đó được đánh giá dưới góc độ xã hội, trong đó đặc biệt chú trọng đến hành vi của con người, liên quan đến con người vào thời điểm có hành vi và hậu quả xảy ra.
Xác định hậu quả là vấn đề khó khăn nhưng cần phải thận trọng xem xét nó để đưa ra một quyết định đúng đắn trong xác định trách nhiệm. Hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp và những ảnh hưởng từ việc gây ra thiệt hại đó đến lợi ích của người bị thiệt hại.
Ví dụ: Một đứa trẻ chơi bóng bên cạnh nhà hàng xóm. Bóng bay vào nhà làm vỡ của kính của ông hàng xóm. Ông hàng xóm yêu cầu cha mẹ của đứa trẻ bồi thường thiệt hại. Yêu cầu này hoàn toàn hợp lý và cha mẹ đứa trẻ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên một người khác đi ngang nhà vô tình dẫm phải mảnh vỡ kính làm bị thương ở chân và không thể đi đến nơi phỏng
vấn xin việc. Anh ta yêu cầu cha mẹ của đứa trẻ bồi thường thiệt hại do chân bị thương, và lợi ích mà anh ta đã bị mất. Ở đây cha mẹ của đứa trẻ có thể bồi thường cho việc chân của người đó bị thương, do nguyên nhân là do những mãnh vỡ của kính gây ra mà nó xuất phát từ việc con của họ làm vỡ kính. Đối với những lợi ích mà người này bị mất do đi phỏng vấn không thành thì chưa chắc đã có, lợi ích này không có thực nên cha mẹ của đứa trẻ không phải bồi thường khoảng này.
Tóm lại, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp rất khó khăn. Do đó, cần phải xem xét, phân tích, đánh giá tất cả các sự kiện liên quan một cách thận trọng, khách quan và toàn diện. Từ đó mới có thể rút ra được kết luận chính xác về nguyên nhân, xác định đúng trách nhiệm của người gây thiệt hại.
2.1.4. Phải có lỗi vô ý hoặc lỗi cố ý của người chưa thành niên gây thiệt hại
Người gây thiệt hại phải chịu tránh nhiệm dân sự khi họ có lỗi. Điều 604 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý ... mà gây thiệt hại, thì phải bồi thường”. Xét về hình thức lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại lỗi được thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý.
Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
Vô ý gây thiệt hại là một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại mặc dù phải biết trước hậu quả sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng và trách nhiệm dân sự nói chung. Nhưng lỗi trong trách nhiệm dân sự có những trường hợp là lỗi suy đoán. Bởi hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật nên người thực hiện hành vi đó bị suy đoán là có lỗi. Điều này được thể hiện ở khoản 3 Điều 606 Bộ luật Dân sự năm 2005 “Nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ, thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường”. Người bị thiệt hại trong nhiều trường hợp không thể chứng minh được, nếu buộc họ phải chứng minh sẽ bất lợi cho họ. Vì vậy, người bị thiệt hại không có nghĩa vụ chứng minh.
Con người phải chịu trách hiệm khi họ có lỗi, có khả năng nhận thức được và làm chủ hành vi của mình. Bởi vậy, những người không có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình được coi là không có lỗi trong việc thực hiện các hành vi đó. Những người không có năng lực hành vi, bị mất năng lực hành vi, không thể nhận thức được, làm chủ được hành vi của họ thì họ không thể tự chịu trách nhiệm. Trong trường hợp trên cha mẹ, người giám hộ, bệnh viện, trường học là những người theo quy định của pháp luật phải quản lý, chăm sóc, giáo dục… được suy đoán là có lỗi khi không thực hiện các nghĩa vụ trên và họ phải chịu trách nhiệm do lỗi của họ.
Lỗi của pháp nhân, của cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng… trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi của nhân viên các cơ quan này trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Vì vậy, các cơ quan này phải bồi thường thiệt hại do thành viên của họ khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
Lỗi trong trách nhiệm dân sự có những điểm khác với lỗi trong trách nhiệm hình sự. Trong trách nhiệm hình sự hình thức lỗi và mức độ lỗi có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội danh và quyết định hình phạt. Cơ qua nhà nước có thẩm quyền phải xác định kẻ phạm tội có lỗi trong việc thực hiện hành vi phạm tội.
Trong trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại vấn đề hình thức lỗi, mức độ lỗi ảnh hưởng rất ít đến việc xác định trách nhiệm. Thậm chí người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi (khoản 3 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2005)
Tuy nhiên, có những trường hợp người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của họ hoặc thiệt hại do lỗi cố ý của người bị thiệt hại thì không phải bồi thường.
2.2. Xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Đặc điểm chung của chế định quyền của cha mẹ là quyền gắn liền với nghĩa vụ trong việc trông nom, giáo dục, quản lý con cái. Các quyền của cha mẹ đều có yếu tố nghĩa vụ và ngược lại các nghĩa vụ của cha mẹ cũng thể hiện quyền cha mẹ. Chế định này cũng thể hiện tầm quan trong việc giáo dục quản lý con cái. Chưa thành niên gây thiệt hại là do cha mẹ đã không hoàn thành tốt nghĩa vụ giáo dục quản lý. Vì vậy, cha mẹ có trách nhiệm thay con bồi thường thiệt hại do không thực hiện tốt nghĩa vụ giáo dục và quản lý.
Theo Điều 606 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân. Người chưa thành niên gây thiệt hại thì được chia ra thành hai trường hợp chịu trách nhiệm bồi thường. Hai trường hợp đó xác định