5. Kết cấu đề tài
3.2. Thực tiễn áp dụng chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
đồng của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên gây ra.
Thực tiễn xét sử các vụ án về bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra trong thời gian qua cho thấy việc áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về trách nhiệm bồi thường trong các trường hợp này còn có nhiều điểm chưa đúng đắn. Bên cạnh đó, hiệu quả xử của các cấp Tòa án trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra chưa cao. Đặc biệt, việc xem xét đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ án hình sự còn chưa được Thẩm phán quan tâm đúng mức, các bản án, quyết định của Tòa án về xác định trách nhiệm bồi thường do người chưa thành niên gây ra chưa thực sự có cơ sở thuyết phục.
Ví dụ: Trong vụ án người chưa thành niên dưới 15 tuổi trong thời gian học tập, sinh hoạt tại trường Dân tộc nội trú. Các cơ quan tiến hành tố tụng chưa thống nhất trong việc xác định ai có trách nhiệm bồi thường. cụ thể như sau:
Khoảng 17 giờ, ngày 20/02/2006 Bùi Văn X (sinh ngày 5/12/1993) là học sinh lớp 7 trường phổ thông trung học nội trú Y, đi ăn cơm chiều tại căn tin trường, thấy con dao nhọn (thường dùng để gọt hoa quả) nên X cầm theo với ý định mài lại cho sắc. Ăn cơm xong X đi mài dao dưới bếp, sau đó X cất dao vào túi quần rồi đi
ra phía sân trường thì gập một số bạn và cùng nhau ra cổng trường chơi. Khi đến sân trường thì thấy một số bạn chơi đá bóng, cùng lúc đó thấy quả bóng bai về phía mình, X co chân đá mạnh quả bóng làm bóng bay đến rảnh nước sâu cạnh sân trường. Mai Xuân H (Sinh ngày 18/02/1991) là học sinh lớp 9 của trường đang chơi bóng thấy vậy mới nói với X: “Đá thì đá, không đá thì đi chổ khác”. X cự lại: “Bóng của mày à”, rồi 2 bên lời qua tiếng lại cãi nhau rồi lao vào đánh nhau. H đánh X một cái vào tai trái, các bạn can ngăn, song H vẫn vùng ra xông đến tát X nhưng không trúng. X cũng vùng ra khỏi các bạn và rút dao cầm ở tay xông về phía H, thấy vậy, H thách thức: “Mày có giỏi thì đâm đi” và dùng chân đạp X nhưng X tránh được. Lúc này 2 người chỉ cách nhau khoảng 30 cm, X giơ dao đâm một nhát vào người H. Mọi người đưa H đi bệnh viện cấp cứu nhưng vết thương thấu ngực làm rách màng tim, đông mạch và thủng màng phổi nên nạn nhân đã chết lúc 21 giờ cùng ngày.
Tại bản án số 97/HSST ngày 23/6/2006 Tòa án cấp sơ thẩm đã kết án Bùi Văn X về tội “giết người” theo khoản 2 điều 93 Bộ luật Hình Sự 1999 và buộc trường phổ thông Dân tộc nội trú Y (là giám hộ của bị cáo) và cha mẹ của bị cáo phải liên đới bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân số tiền là 10.119.000 đồng. Bản án sơ thẩm bị kháng cáo và kháng nghị với nội dung: Đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xác định lại tư cách tống tụng của trường Dân tộc nội trú Y và của cha mẹ bị cáo; xem xét trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân, giảm nhẹ hình phạt cho bi cáo…
Tại bản án số 105/HSPT ngày 27/9/2006 Tòa án cấp phúc thẩm đã quyết định hủy toàn bộ bản án sơ thẩm số 97/HSST ngày 23/6/2006 để tiến hành xét sử lại vụ án với lý do Tòa án đả xác định sai tư cách tố tụng của trường nội trú và của cha mẹ bị cáo. Vì đã xác định không đúng trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà trường và của cha mẹ bị cáo. Về tư cách tố tụng của nhà trường, của cha mẹ của bị cáo và trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án này. Căn cứ Điền 621 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì trường học là người quản lý trực tiếp mà để người chưa thành niên gây ra thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại. Nhưng Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định trường phổ thông Dân tộc nội trú Y (là người giám hộ) và cha mẹ bị cáo có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại, nên cha mẹ bị cáo không được Tòa án thông báo đến dự phiên tòa mà được triệu tập đến phiên tòa với tư cách người đại diện hợp pháp của bị cáo là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Từ đó Tòa án đã xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha mẹ bị cáo. Như vậy, trong vụ án này cha mẹ của bị cáo là người có quyền và nghĩa vụ tham gia phiên tòa với tư
cách là người đại diện hợp pháp của bị cáo. Còn trường phổ thông Dân tộc nội trú Y tham gia phiên tòa với hai tư cách: Là người trực tiếp quản lý việc học tập, sinh hoạt của bị cáo chưa thành niên trong thời gian học tập, sinh hoạt ở nhà trường và là bị đơn dân sự có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của người chưa thành niên do mình trực tiếp quản lý gây ra.
Trong thực tế, việc bồi thường thiệt hại của cha mẹ cho con chưa thành niên thường được giải quyết theo cách tự thỏa thuận, người bị thiệt hại hay cha mẹ của người bị thiệt hại sẽ đưa ra yêu cầu bồi thường cho người chưa thành niên hoặc cha mẹ của người chưa thành niên mức bồi thường để người đó thực hiện nghĩa vụ.
Em A (học sinh, 8 tuổi) trèo lên cây hái mận. Hai em B và C (bạn học cùng lớp) đi ngang qua thấy vậy bèn nghịch, đến ôm cây mận rung. Em A té gãy tay, phải vào bệnh viện điều trị. Mẹ A đòi mẹ B bồi thường toàn bộ. Vụ việc được giải quyết như sau: Bé B và bé C cùng “hợp tác” làm cho bé A té bị thương, phải nằm bệnh viện tốn tiền, đó là hành vi trái pháp luật. Mẹ B và mẹ C phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại (khoản 2 Điều 606 và Điều 616 Bộ luật Dân sự). Đây là một loại nghĩa vụ dân sự bồi thường ngoài hợp đồng phát sinh từ việc gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật (khoản 5 Điều 281; khoản 1 Điều 604 Bộ luật Dân sự).
Đây là nghĩa vụ dân sự liên đới mà mẹ B và mẹ C là người phải thực hiện. Theo đó, mẹ A (là bên có quyền) có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ (mẹ B hoặc mẹ C) phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường toàn bộ viện phí. Sau khi mẹ B đã thực hiện bồi thường toàn bộ viện phí rồi thì bà ấy có quyền yêu cầu mẹ C phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của mẹ C phân nửa viện phí (khoản 1, 2 Điều 298 Bộ luật Dân sự năm 2005). Đó là nhằm bảo đảm thực hiện nguyên tắc “thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời” (khoản 1 Điều 605 Bộ luật Dân sự năm 2005).
H học lớp 6 (12 tuổi). Vừa qua, em được nhà trường tổ chức đi cắm trại, có thầy cô giáo hướng dẫn cùng đi. Trên đường đi, do nghịch ngợm, em và một số bạn cùng lớp đùa giỡn đã làm hư hỏng tài sản có giá trị của ngôi nhà bên đường.
Chủ nhà yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nhà trường đổ lỗi cho cha mẹ H và cha mẹ học sinh cùng lớp H là người có trách nhiệm phải bồi thường.
Như vậy nhà trường không có quyền yêu cầu cha mẹ em H bồi thường vì đây là thời gian H đang dưới sự quản lý của nhà trường nên nhà trường phải chịu trách
nhiệm (theo Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2005). Theo em phải theo quy định của Bộ luật Dân sự về bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi, trong thời gian trường học, người dưới 15 tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
Tuy nhiên, việc bồi thường còn phụ thuộc vào mối quan hệ nhân quả, yếu tố lỗi. Vì vậy, nếu trường học chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý gây ra thiệt hại nói trên thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới 15 tuổi phải bồi thường. Đối chiếu trường hợp cụ thể nêu trên thì, thiệt hại do các cháu gây ra trong thời gian thuộc sự quản lý của nhà trường, do đó nhà trường có trách nhiệm bồi thường. Việc xét theo quy định của pháp luật là như vậy nhưng trên thực tế vì “lý do” khác mà cha mẹ của H và cha mẹ của bạn H đã chịu trách nhiệm một cách tự nguyện và không cần sự chứng minh gì của nhà trường về việc nhà trường không có lỗi.
Chị N có em trai tên H, H năm nay 16 tuổi, do cha mẹ mất sớm nên H ở với chị N. Thời gian qua H đi chơi với bè bạn và có sử dụng xe máy gây tai nạn. Gia đình bị hại yêu cầu bồi thường tổng số tiền là 15.000.000 đồng. Nếu nhận đủ tiền họ sẽ bãi nại cho H.
Trong trường hợp cha, mẹ mất thì người chưa thành niên không còn có người đại diện theo pháp luật. Vậy người chưa thành niên sẽ có người giám hộ, quyền và nghĩa vụ của người giám hộ giống như quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Khi người chưa thành niên gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thuộc về người giám hộ.
Căn cứ Điều 606 Bộ luật Dân sự có quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau: "Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường".
Theo đó, trường hợp trên do cha mẹ mất nên chị N là người giám hộ cho H. Nếu H có tài sản thì phải bồi thường bằng chính tài sản của mình. Tài sản của H trong trường hợp này được hiểu là tài sản do cậu ấy làm ra, do được nhận tặng cho, do được hưởng di sản thừa kế của cha, mẹ ...
Nếu H không có bất cứ tài sản gì trong khi cha, mẹ chị chết đi cũng không có di sản để lại, thì chị N với tư cách là người giám hộ (nếu có) sẽ có trách nhiệm bồi thường. Nếu chị N chứng minh được mình không có lỗi trong việc "quản" H thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự ngoài việc phải chịu trách nhiệm trước nhà nước còn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho người bị hại. Việc bồi thường này nhằm bù đắp những tổn thất mà người bị hại và gia đình bị hại phải gánh chịu và giảm hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội.8
Ví dụ :
Ngày 30/9/2008, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Hà Tĩnh đã mở phiên toà sơ thẩm và tuyên phạt 15 năm tù giam về tội “Giết người” và tội “Cướp tài sản” đối với Trần Hoàng Trung (SN 1991, trú xã Sơn Long, huyện Hương Sơn).
Tại cơ quan điều tra, Trung đã khai nhận, chiều tối ngày 20/5/2008, Trung đi chơi và gọi điện thoại về cho gia đình xin ở lại nhà bạn không về. Đến khoảng 22 giờ, Trung bảo với bạn là lên nhà bác có việc, khi đến Trường Tiểu học Sơn Long, Trung trèo tường rào và đột nhập vào phòng Phó hiệu trưởng để lấy trộm chiếc CPU máy tính thì bị ông Cù Xuân Mưu (sinh năm 1937, ở xóm 5 xã Sơn Long), là bảo vệ trường phát hiện và rọi đèn phin vào người. Bị ông Mưu phát hiện Trung đã lao vào xô ngã ông Mưu và cả hai bên vật lộn một lúc, do sức yếu nên ông Mưu đã bị Trung dùng tay trái siết cổ cho đến chết. Sau đó, Trung tiếp tục lấy chiếc CPU đưa xuống thị xã Hồng Lĩnh nhưng quá khuya không “cắm” được nên đưa giấu vào một bụi cây.
Chiều ngày 22/5/2008, cơ quan CSĐT Công an Hà Tĩnh và Công an huyện Hương Sơn đã bắt khẩn cấp tên Trần Hoàng Trung, sinh năm 1991, học sinh lớp 12A2, Trường PTTH Lê Hữu Trác về tội danh trộm cắp tài sản và giết người.
8
Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự.
Với những hành vi nói trên, chiều 30/9, TAND tỉnh Hà Tĩnh đã tuyên phạt Trần Hoàng Trung 15 năm tù giam, trong đó 12 năm về tội “giết người” và 3 năm về tội “cướp tài sản”. Trước đó, gia đình Trung đã lo chi phí mai táng cho nạn nhân và bồi thường cho gia đình nạn nhân 50 triệu đồng. Việc gia đình bị cáo tự nguyện bồi thường thiệt hại cho gia đình bị hại sẽ được tòa án ghi nhận để làm căn cứ giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.
Từ vụ án nêu trên cho thấy việc tự nguyện bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả cho nạn nhân và gia đình nạn nhân người là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.