5. Kết cấu đề tài
2.3.1. Cha mẹ không phải bồi thường thiệt hại khi con chưa thành niên gây
thiệt hại trong phòng vệ chính đáng:
Cha mẹ không phải bồi thường thiệt hại cho con chưa thành niên gây ra thiệt hại trong phòng vệ chính đáng. Vì vậy cần xác định như thế nào mới là phòng vệ chính đáng từ đó có thể biết người chưa thành niên thực hiện hành vi gây thiệt hại có phải là trong trường hợp phòng vệ chính đáng hay vượt quá phòng vệ chính đáng.
Vậy, phòng vệ chính đáng trong pháp luật dân sự được tiếp thu trên cơ sở lí luận và thực tiễn trong pháp luật hình sự.
Theo Điều 15 Bộ luật hình sự năm 1999 thì “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền và lợi chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phậm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm”.
Nếu một người có hành vi chống trả lại hành vi gây thiệt hại của người khác và hành vi chống trả lại này được coi là phòng vệ chính đáng thì hành vi chống trả đó không bị coi là hành vi trái pháp luật, do đó người thực hiện hành vi chống trả không phải bồi thường thiệt hại. Chính vì vậy, khoản 1 Điều 613 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:
“Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại…”
Nếu căn cứ vào các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì hành vi gây thiệt hại do phòng vệ chính đáng không bị coi là hành vi trái pháp luật và do đó người thực hiện hành vi này không bị coi là có lỗi. Tuy nhiên, để xác định một hành vi gây thiệt hại được coi là phòng vệ chính đáng, cần chú ý:
Thứ nhất: Có hành vi trái pháp luật xâm phạm tới lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích của người khác hoặc xâm phạm tới lợi ích chính bản thân người phòng vệ chính đáng.
Thứ hai: Hành vi trái pháp luật của người khác đang gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho đối tượng bị xâm hại. Nếu thiệt hại đã xảy ra mà người bị thiệt hại mới có hành vi chống trả và gây thiệt hại ngược trở lại thì không thể coi là phòng vệ chính đáng.
Thứ ba: Hành vi phòng vệ chính đáng phải gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm phạm (trước tiên là tính mạng, sức khỏe; trong trường hợp nhất định là tài sản của người có hành vi xâm phạm), nếu người gây thiệt hại cho người không có hành vi xâm hại thì không coi là phòng vệ chính đáng mà có thể coi là gây thiệt hại do yêu cầu của tình thế cấp thiết nếu thỏa mãn đủ các điều kiện nhất định.
Thứ tư: Hành vi gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng phải là cần thiết và tương xứng với hành vi xâm phạm, nếu không cần thiết hoặc không tương xứng thì người gây thiệt hại vẫn phải bồi thường thiệt hại.
Như vậy, khi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho lợi ích được pháp luật bảo vệ thì bản thân người phòng vệ chính đáng phải cân nhắc, tính toán để có thể phòng vệ chính đáng. Chính vì phòng vệ chính đáng không bị coi là trái pháp luật, người phòng vệ chính đáng không bị coi là có lỗi nên pháp luật dân sự quy định người phòng vệ chính đáng không phải bồi thường thiệt hại. Người gây thiệt hại trong phòng vệ chính đáng là người chưa thành niên được miễn trách nhiệm bồi thường thì cha, mẹ không phải bồi thường.
2.3.2. Cha mẹ không phải bồi thường thiệt hại khi con chưa thành niên gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết:
Theo quy định tại điều 614 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì: “Người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải bồi thường cho người bị thiệt hại…”
Bộ luật Dân sự năm 2005 không đưa ra khái niệm tình thế cấp thiết. Tuy nhiên, Điều 16 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định:
“Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn cần ngăn ngừa
Theo quy định của pháp luật hình sự, hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không bị coi là tội phạm. Tuy nhiên, trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của người thực hiện hành vi phạm tội với nhà nước, còn trách nhiệm dân sự (bồi thường) là trách nhiệm giữa người gây thiệt hại với người bị thiệt hại.
Theo khoản 1 Điều 614 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Như vậy, nếu như người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải chịu trách nhiệm hình sự thì dưới góc độ pháp luật dân sự, họ cũng không phải bồi thường. Chỉ coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết và người gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất: Có một nguy cơ đang thực tế đe dọa cho lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.. Cần lưu ý rằng, tình thế cấp thiết chỉ là “nguy cơ” đe dọa gây thiệt hại nhưng thiệt hại chưa xảy ra. Do đó, bản thân người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết phải cân nhắc tính toán về nguy cơ này. Nguy cơ gây thiệt hại đối với lợi ích được pháp luật bảo vệ có thể xuất phát từ hành vi trái pháp luật của con người, tác động của thiên nhiên (bão, lũ, cháy…), sút vật tấn công.
Thứ hai: Nguy cơ phải có thực, tức là phải đang bắt đầu, đang diễn ra và chưa kết thúc. Nguy cơ không thực, đã xảy ra rồi thì không thể tồn tại tình thế cấp thiết.
Thứ ba: Nguy cơ đang đe dọa lợi ích được pháp luật bảo vệ, điều đó có nghỉa là những lợi ích này phải hợp pháp. Đối với các lợi ích không hợp pháp thì không thể viện dẫn là gây thiệt hại do yêu cầu của tình thế cấp thiết.
Thứ tư: Việc gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết là biện pháp tốt nhất để ngăn chặn thiệt hại có nguy cơ xảy ra. Trong khi có một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích hợp pháp cần được bảo vệ, với các yếu tố khách quan và chủ quan thì bản thân người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không còn cách nào khác là phải gây thiệt hại cho một đối tượng khác (cần lưu ý là không phải gây thiệt hại cho “nguy cơ đe dọa”) để ngăn chặn thiệt hại xảy ra.
Thứ năm: Thiệt hại trong tình thế cấp thiết phải là thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Khi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết, bản thân người gây thiệt hại phải cân nhắc, tính toán giữa một bên là hậu quả có thể xảy ra cho đối tượng được pháp luật bảo vệ khi có nguy cơ đe dọa gây thiệt hại với thiệt hại mà mình sẽ
gây ra trong tình thế cấp thiết. Do đó, chỉ coi là gây thiệt hại do yêu cầu của tình thế cấp thiết nếu thiệt hại xảy ra nhỏ hơn so với thiệt hại cần ngăn ngừa.
Tuy người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải bồi thường thiệt hại nhưng người gây ra tình thế cấp thiết thì phải bồi thường thiệt hại (cùng điều luật). Nên việc xác định người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết và người gây ra tình thế cấp thiết là rất quan trọng nhằm xác định đúng đối tượng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Ví dụ: Em A là học sinh lớp 8 (14 tuổi) đang trên đường đi học, A thấy bé C (5 tuổi) đang sang đường. Bất ngờ có một chiếc ôtô đang chạy đến rất gần C, nhưng tài xế trên xe không thấy em C và cứ lao xe thẳng tới. A vội vàng chạy tới đẩy em C ra khỏi chiếc xe. Do cú đẩy quá mạnh khiến em C bị té lăn ra đường và bị gãy cánh tay. Trong tình huống này thì A không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho em C do trong tình thế cấp thiết A đã gây ra thiệt hại cho em C.
Từ ví dụ trên ta thấy em A gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết, thiệt hại do em A gây ra cho C là nhỏ hơn so với thiệt hại sắp xảy đến với C. Nên A sẽ được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết. Vì vậy mà cha mẹ của A cũng được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại thay cho con.
2.3.3 Cha mẹ không phải bồi thường thiệt hại khi con chưa thành niên gây thiệt hại do người bị thiệt hại có lỗi hoàn toàn thiệt hại do người bị thiệt hại có lỗi hoàn toàn
Nguyên tắc chung: Khi một người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại thì họ phải bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Tuy vậy, có những thiệt hại xảy ra không chỉ do lỗi của người gây thiệt hại mà còn do lỗi của người bị thiệt hại. Theo Điều 617 BLDS năm 2005 quy định “Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường”. Theo quy định này, thiệt hại xảy ra do lỗi của người gây thiệt hại bao nhiêu thì họ chỉ bồi thường bấy nhiêu căn cứ vào việc xác định lỗi của họ. Ví dụ: Một người đi xe máy phóng nhanh đâm vào người khác gây thiệt hại, tuy nhiên người bị thiệt hại cũng có lỗi là họ sang đường không xin phép, do đó trong trường hợp này chúng ta cần xác định rõ mức độ lỗi của người gây thiệt hại để xác định mức bồi thường cho người bị thiệt hại.
Nếu thiệt hại hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường. Quy định này nhằm giải thoát khỏi trách nhiệm cho người gây thiệt hại khi thiệt hại hoàn toàn do lỗi của người bi thiệt hại. Ví dụ: Một người đi xe máy phóng nhanh đâm vào một học sinh đang đi xe đạp ngược chiều do người này vượt lên một chiếc ôtô đi cùng chiều; xe lửa đang chạy trên đường ra qua đoạn giao cắt với đường ngang, có đèn báo hiệu, barie chắn đường đã được hạ nhưng một người vẫn cố tình nhấc xe đạp đi qua và bị thiệt hại…Cần xem xét cụ thể trong từng trường hợp có đúng thiệt hại hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại không để quyết định việc không bồi thường cho người gây thiệt hại một cách hợp lý.