Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha mẹ đối với thiệt hại của con từ

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên gây ra (Trang 33 - 34)

5. Kết cấu đề tài

2.2.2.Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha mẹ đối với thiệt hại của con từ

từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuồi

Việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi gây ra

Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi là những người có năng lực hành vi một phần. Nếu xét về ý thức chủ quan, họ là những người đã hiểu được một phần về hành vi của mình, họ đã nhận thức được những việc nên làm và không nên làm. Tuy nhiên, việc cân nhắc của họ còn thiếu thận trọng và sáng suốt khi thực hiện hành vi của mình.

Theo quy định tại Điều 119 và Điều 120 Bộ luật Lao động năm 1994, những người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể tham gia lao động sản xuất trong những ngành nghề mà pháp luật cho phép, nên họ có thu nhập riêng. Vì vậy, họ có quyền chi tiêu số tiền mà họ thu được.

Căn cứ vào khoản 2, Điều 20 Bộ Luật Dân sự năm 2005 thì: “Người từ đủ 15 tuổi đến chưa dưới 18 tuổi có tài sản riêng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Tài sản riêng của họ là những thu nhập từ lao động sản xuất, tài sản được cho, tặng hoặc thừa kế. Người chưa thành niên được phép định đoạt trong phạm vi tài sản của mình, trừ trường hợp họ tham gia giao dịch mà pháp luật quy định phải đủ 18 tuổi mới được tham gia. Để tham gia giao dịch này người chứa thành niên phải có người đại diện theo pháp luật.

Theo quy định của khoản 2 Điều 606 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì “Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình…

Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi là trách nhiệm chính. Khi gây thiệt hại thì người chưa thành niên phải tự bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình.

Nhưng luật cũng quy định trách nhiệm bồi thường của cha mẹ vì những lý do sau đây: người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi là những người có năng lực hành vi không đầy đủ, trong độ tuổi này chưa nhận thức đầy đủ và đúng đắn về hành vi của mình gây ra. Ngoài ra, đa số những người trong độ tuổi này đều không có tài sản hoặc có nhưng cũng không nhiều, cha mẹ còn đang phải thực hiện

nghĩa vụ nuôi dưỡng, quán lý giáo dục. Với những lý do nêu trên người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không đủ khả năng chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nên cha mẹ có trách nhiệm bổ sung phần còn thiếu cho con chưa thành niên nếu tài sản của con không đủ để bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 606 Bộ luật Dân sự năm 2005 “Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình”.

Vấn đề đặt ra ở đây là nếu người chưa thành niên gây ra thiệt hại mà họ không có tài sản để bồi thường thì cha mẹ phải chịu trách nhiệm bồi thường thay cho con hay không? Nếu cha mẹ của họ cũng không có tài sản thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại này được giải quyết như thế nào?

Nếu vào thời điểm gây ra thiệt hại mà người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không có tài sản và cha mẹ mà cha mẹ có tài sản thì theo em cha mẹ phải bồi thường cho con. Vì khi thiệt hại xảy ra thì người gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường, người gây thiệt hại là người chưa thành niên không có tài sản bồi thường. Luật quy định cha mẹ bồi thường bổ sung phần còn thiếu cũng có nghĩa là khi con chưa thành niên gây thiệt hại thiếu bao nhiêu thì cha mẹ bù phần còn thiếu bấy nhiêu, còn con chưa thành niên không có tài sản coi như thiếu hoàn toàn suy ra cha mẹ phải bồi thường như trường hợp con chưa thành niên dưới 15 tuổi. Vì không thể phủ nhận trách nhiệm với người bị thiệt do người gây ra thiệt hại không có tài sản. Trường hợp này coi như cha mẹ thực hiện nghĩa vụ thay cho con chưa thành niên.

Nếu con chưa thành niên không có tài sản mà cha mẹ cũng không có tài sản thì trách nhiệm bồi thường thay cho con không thể quy về cha mẹ. Bởi cha mẹ chỉ có trách nhiệm bồi thường phần còn thiếu khi cha mẹ có tài sản cho con chưa thành niên từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi gây thiệt hại. Vậy cha mẹ không có tài sản thì không phải bồi thường thiệt hại thay cho con.

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên gây ra (Trang 33 - 34)