Kết quả thử nghiệm quy trình phòng bệnh viêm tửcung ở đàn lợn ná

Một phần của tài liệu thực trạng bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại tại một số gia trại thuộc huyện kim bảng hà nam và thử nghiệm điều trị (Trang 66 - 69)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.12. Kết quả thử nghiệm quy trình phòng bệnh viêm tửcung ở đàn lợn ná

Để phòng bệnh không thể làm từng biện pháp nhỏ lẻ, tác động vào từng yếu tố mà phải thực hiện biện pháp tổng hợp. Do vậy, chúng tôi tiến hành thử

nghiệm quy trình tổng hợp phòng bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái:

Bảng 3.12. Quy trình thử nghiệm phòng viêm tử cung

Bước 1: Phối giống

Đảm bảo phối giống đúng kỹ thuật, vô trùng que phối, vệ sinh phần mông và bộ phận sinh dục sạch sẽ, tránh làm xây xát niêm mạc tử cung, nhiễm trùng đường sinh dục gây viêm. Bước 2:

Chăm sóc, nuôi dưỡng

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho nái mang thai, điều chỉnh khẩu phần ăn đối với lợn quá béo hoặc quá gầy. Tránh để lợn đẻ có thể trạng quá béo hoặc quá gầy.

Bước 3: Vệ sinh

- Chuồng đẻ phải được vệ sinh sạch sẽ mới chuyển lợn lên - Trước khi chuyển lợn ở chuồng bầu lên phải được vệ sinh sạch sẽ, nhất là bộ phận sinh dục

- Lợn có dấu hiệu sắp đẻ cần vệ sinh phần mông và âm hộ

sạch, lau bầu vú và sàn bằng nước sát trùng

- Khi lợn đẻ có máu, dịch ối chảy ra nhiều cần dùng rẻ khô sạch lau nhanh chóng

- Trong khi lợn đẻ không được dùng tay móc con mà để chúng

đẻ tự nhiên, trừ trường hợp đẻ khó

- Khi lợn đẻ xong phải thu gom nhau thai, đồng thời vệ sinh thường xuyên phần mông, âm hộ, bầu vú, sàn chuồng

Bước 4: Dùng thuốc

- Khi lợn đẻ được 1 hoặc 2 con, tiêm một mũi Oxytocine liều 6ml/con hoặc Hanprost liều 1,5- 2 ml/con

- Sau khi đẻ xong tiêm 1 mũi Amoxycillin LA hoặc Lincomycin với liều 1ml/10kg P.

Bước 5: Thụt rửa

Sau khi đẻ 24h thụt vào tử cung 1500ml dung dịch Lugol 0,1%, ngày 1 lần, 3 ngày liền.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59

Thí nghiệm được bố trí trên 2 lô thí nghiệm mỗi lô 10 lợn nái. Lô thí nghiệm được áp dụng nghiêm ngặt quy trình phòng bệnh trên, lô đối chứng không áp dụng quy trình trên mà nuôi bình thường theo quy trình của trại. Mỗi lô được bố trí trên một dãy chuồng khác nhau. Kết quả được trình bày ở

bảng 3.13 và biểu đồ 3.8.

Bảng 3.13. Kết quả thử nghiệm phòng viêm tử cung ởđàn lợn nái Chỉ tiêu Lợn mắc bệnh Thời gian động dục trở lại (ngày) Lợn phối lần đầu có chửa Số nái (con) Tỷ lệ (%) Số nái (con) Tỷ lệ (%) Thí nghiệm (n = 10) 2 20 3,9 ± 1,45 9 90 Đối chứng (n = 10) 4 40 5,7 ± 1,39 7 70 Qua bảng 3.13 ta thấy:

Khi áp dụng đầy đủ quy trình phòng trên, tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung của lợn nái ở lô thí nghiệm cho kết quả (20%) thấp hơn rất nhiều so với lô đối chứng (40%).

Thời gian động dục trở lại của lợn nái sau cai sữa của lô thí nghiệm cũng ngắn hơn lô đối chứng. Cụ thể là 3,90 ± 1,45 ngày ở lô thí nghiệm so với 5,70 ± 1,39 ngày ở lô đối chứng.

Tỷ lệ lợn nái sau cai sữa phối giống lần đầu có chửa ở lô thí nghiệm là 90% so với lô đối chứng là 70%.

Để thấy rõ kết quả thử nghiệm phòng viêm tử cung ở lợn nái, chúng tôi thể hiện qua biểu đồ 3.8.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60 20 90 40 70 0 20 40 60 80 100 Thí nghiệm Đối chứng Lợn mắc bệnh Tỷ lệ lợn phối lần đầu có chửa T ỷ l ệ ( % )

Biểu đồ 3.8. Kết quả thử nghiệm phòng bệnh viêm tử cung

Như vậy, nếu áp dụng đầy đủ quy trình phòng viêm tử cung sẽ làm giảm tỷ lệ mắc ở lợn nái, rút ngắn thời gian chờ phối sau cai sữa, tăng tỷ lệ

lợn nái sau cai sữa phối giống lần đầu có chửa. Nhờđó làm tăng hiệu quả sinh sản của lợn nái, giúp giảm chi phí cho người chăn nuôi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61

KT LUN VÀ ĐỀ NGH1. Kết luận

Một phần của tài liệu thực trạng bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại tại một số gia trại thuộc huyện kim bảng hà nam và thử nghiệm điều trị (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)