Kết quả xác định tính mẫn cảm của các vi khuẩn phân lập đượctừ

Một phần của tài liệu thực trạng bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại tại một số gia trại thuộc huyện kim bảng hà nam và thử nghiệm điều trị (Trang 60 - 63)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.10.Kết quả xác định tính mẫn cảm của các vi khuẩn phân lập đượctừ

dịch viêm tử cung, âm đạo lợn nái với một số thuốc kháng sinh và hóa học trị liệu.

Muốn đưa ra phác đồ điều trị có hiệu quả thì việc xác định tính mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung, âm đạo lợn nái với một số kháng sinh và hóa trị liệu là một việc làm rất cần thiết.

Kháng sinh đồ là phương pháp được sử dụng để xác định: loại kháng sinh còn nhạy với vi khuẩn gây bệnh và mức độ nhạy của kháng sinh đối với vi khuẩn đó.

Có nhiều phương pháp thực hiện kháng sinh đồ khác nhau. Một phương pháp được sử dụng nhiều nhất để làm kháng sinh đồ là phương pháp KirbyBauer. Sau khi vi khuẩn được nuôi cấy trên môi trường thạch chuyên biệt, nhiều đĩa nhỏ kháng sinh– mỗi đĩa nhỏ tẩm một trong những loại kháng sinh cần thử nghiệm - sẽđược đặt vào môi trường này. Kháng sinh sẽ lan tỏa vào môi trường thạch và tương tác với vi khuẩn. Những kháng sinh có tác dụng sẽ có một khu vực bao quanh đĩa nhỏ mà vi khuẩn không thể mọc được. Sau đó, khu vực này sẽđược đo để xác định mức độ tác động của kháng sinh

đối với vi khuẩn. Những đĩa nào có khu vực vi khuẩn không mọc được càng lớn, tác dụng diệt khuẩn của kháng sinh được tẩm trong đĩa đó đối với vi khuẩn càng lớn,hay nói cách khác là độ nhạy của vi khuẩn đối với loại kháng sinh đó càng nhiều. Ngược lại, những đĩa kháng sinh nào có vùng vi khuẩn không mọc nhỏ hoặc không có là vi khuẩn ít hoặc không bị tác dụng bởi kháng sinh đó. Nói cách khác là vi khuẩn này đã “nhờn” loại kháng sinh này.

Qua kết quả kháng sinh đồ, bác sỹ thý y có thể chọn được kháng sinh thích hợp dùng cho điều trị, đặc biệt là kháng sinh đồ định lượng cho ta biết được liều

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53

lượng dùng đểđiều trị thích hợp, diệt mầm bệnh mà chúng ta đã biết trước.

Chúng tôi đã làm kháng sinh đồ để xác định tính mẫn cảm của tập

đoàn vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung, âm đạo của lợn nái với một số

kháng sinh và hóa học trị liệu. Dựa vào kết quả này người chăn nuôi và bác sĩ

thú y sẽ có được các phác đồđiều trị hiệu quả cho kết quả cao nhất.

Bảng 3.10: Kết quả xác định tính mẫn cảm của các vi khuẩn phân lập

được từ dịch viêm tử cung lợn nái với một số thuốc kháng sinh và hóa học trị liệu. Loại vi khuẩn Kháng sinh Salmonella (n=10) Escheria coli (n=10) Staphylococcus (n=10) Streptococcus (n=10) Mẫn cảm Tỷ lệ (%) Mẫn cảm Tỷ lệ (%) Mẫn cảm Tỷ lệ (%) Mẫn cảm Tỷ lệ (%) Doxycillin 6 60 5 50 6 60 6 60 Tetracyclin 4 40 4 40 5 50 6 60 Amoxycillin 7 70 7 70 8 80 8 80 Erythromycin 3 30 2 20 3 30 4 40 Lincomycin 8 80 7 70 9 90 9 90 Gentamycin 7 70 6 60 7 70 8 80 Norfloxacin 5 50 3 30 5 50 6 60 Penicillin 1 10 0 0 0 0 1 10 Ampicillin 6 60 5 50 6 60 5 50 Neomycin 4 40 3 30 3 30 2 20

Kết quả bảng cho thấy: những vi khuẩn phân lập đượctừ dịch tử cung lợn nái có tỷ lệ mẫn cảm với thuốc khác nhau tùy từng loại vi khuẩn và từng loại thuốc:

Vi khuẩn Salmonella có số mẫu mẫn cảm cao nhất với kháng sinh Lincomycin (80%) sau đó đến Gentamicin (70), Amoxycillin (70%),

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54

Doxycillin, Ampicillin (60%). Norfloxacin (50%). Các kháng sinh khác có tỷ

lệ mẫn cảm từ 10% - 50%.

Vi khuẩn Escherichia coli có tỷ lệ mẫn cảm nhiều nhất với kháng sinh Lincomycin, Amoxycillin (70%), Gentamicin (60%), Doxycillin và Ampicillin (50%) còn lại là các kháng sinh khác từ 0-50%. Đặc biệt Escherichia coli đã kháng với Penicillin. Theo Bùi Thị Tho (1996), E.coli là trực khuẩn ruột già, chúng có mặt khắp nơi trong môi trường sống và là vi khuẩn trung tâm trong sơ đồ truyền ngang tính kháng thuốc của vi khuẩn. Nên khi E.coli xuất hiện gen kháng thuốc thì lập tức được lan truyền rất nhanh trong quần thể vi khuẩn.

Vi khuẩn Staphylococcuscó số mẫu mẫn cảm cao nhất với kháng sinh Lincomycin (90%) thấp hơn 1 chút là Amoxicllin (80%) và Gentamicin (70%) các kháng sinh còn lại từ 0- 60%.

Vi khuẩn Streptococcus có số mẫu mẫn cảm nhiều nhất với kháng sinh Lincomycin (90%) tiếp theo là Gentamicin, Amoxycillin 80%. Các kháng sinh còn lại từ 10%-60%.

Như vậy, tổng hợp lại thì các kháng sinh có thể sử dụng để điều trị

bệnh viêm tử cung lợn nái đạt hiệu quả điều trị cao tại 3 trại nghiên cứu là: Amocxycillin, Lincomycin, Gentamicin. Các thuốc Penicillin và Neomycin tác dụng rất yếu đối với 4 loại vi khuẩn mà chúng tôi phân lập được từ dịch viêm tử cung lợn. Đây là những kháng sinh đã được các trại sử dụng trong thời gian dài với nhiều mục đích khác nhau nên độ mẫn cảm với thuốc sẽ

giảm dần và cuối cùng là mất đi khả năng kháng khuẩn của thuốc.

Các thuốc Amocxycillin, Lincomycin và Gentamicin là những kháng sinh các trại này sử dụng trong thời gian chưa lâu nên vi khuẩn vẫn còn mẫn cảm với thuốc. Bản thân các vi khuẩn có các yếu tố gây bệnh và khả năng kháng kháng sinh làm tăng tính gây bệnh cho vật chủ. Do chứa các yếu tố

kháng kháng sinh nên sự mẫn cảm với các thuốc kháng sinh và hóa trị liệu thay đổi theo thời gian, từng cá thể và từng loại vật nuôi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55

Theo tác giả Đinh Bích Thủy, Nguyễn Thị Thạo (1995), tính kháng thuốc của vi khuẩn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: các typ vi khuẩn, các loại kháng sinh, nguồn gốc, mẫu (địa phương và nơi gia súc sống), vị trí lấy mẫu (nơi vi khuẩn cư trú trong cơ thể bệnh).

3.11. Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị lợn nái mắc bệnh viêm tử cung

Một phần của tài liệu thực trạng bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại tại một số gia trại thuộc huyện kim bảng hà nam và thử nghiệm điều trị (Trang 60 - 63)