Phân lập và giám định thành phần vi khuẩn trong dịch âm đạo, tử

Một phần của tài liệu thực trạng bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại tại một số gia trại thuộc huyện kim bảng hà nam và thử nghiệm điều trị (Trang 56 - 58)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.8.Phân lập và giám định thành phần vi khuẩn trong dịch âm đạo, tử

cung lợn nái bình thường và bệnh lý.

Trong dịch tử cung lợn bình thường và bệnh lý thường xuất hiện rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau, vì thế chúng tôi đã tiến hành phân lập, giám

định thành phần các vi khuẩn trong dịch tử cung lợn nái bình thường và bệnh lý. Việc phân lập và giám định thành phần vi khuẩn giúp cho người chăn nuôi có nhiều thuận lợi trong việc phòng, trị bệnh viêm tử cung. Dựa vào kết quả

này người chăn nuôi có thể thực hiện các khâu tiếp theo trong quy trình điều trịđểđưa ra phác đồđiều trị có hiệu quả cao nhất. Kết quả xét nghiệm 10 mẫu dịch tử cung của lợn nái bình thường sau đẻ 12-24h và 10 mẫu dịch tử cung bị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49

Bảng 3.8. Kết quả xác định thành phần và số lượng vi khuẩn có trong dịch tử cung lợn nái bình thường và bệnh lý:

Loại dịch

Loại vi khuẩn

Dịch âm đạo tử cung sau đẻ Dịch âm đạo tử cung viêm Số mẫu Kiểm tra Số mẫu Dương tính Tỷ lệ (%) Số mẫu Kiểm tra Số mẫu Dương tính Tỷ lệ (%) Salmonella 10 4 40 10 10 100 Escherichia coli 10 6 60 10 10 100 Staphylococcus 10 3 30 10 10 100 Streptococcus 10 2 20 10 10 100

Qua kết quả bảng 3.8 cho thấy: các loại vi khuẩn E.coli, Staphylococcus, Streptococus, Salmonella thường gặp trong dịch tử cung, âm đạo lợn nái khoẻ

mạnh sau đẻ: 60% số mẫu bệnh phẩm phát hiện thấy E.coli; 30% có

Staphylococcus; Streptococus có 20% và 40% phát hiện thấy Salmonella. Khi tử cung, âm đạo bị viêm, 100% số mẫu bệnh phẩm đều xuất hiện các vi khuẩn E.coli, Staphylococcus, Streptococcus, Salmonella.

Các loại vi khuẩn cơ hội này luôn có mặt trong chuồng nuôi. Chúng tồn tại trên da, niêm mạc ngay cảở lợn khỏe; trong phân, nước tiểu ...

Trong điều kiện sinh lý bình thường cổ tử cung luôn khép chặt nên các vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập vào tử cung. Nhưng trong quá trình đẻ cổ

tử cung luôn mở và sau khi đẻ cổ tử cung vẫn mở nên tình trạng nhiễm khuẩn là không thể tránh khỏi. Như vậy việc tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng tử

cung sau khi sinh.

Theo Hồ Văn Nam và cs (1997), 100% mẫu phân lợn khoẻ mạnh có

E.coli, 40-80% có chứa Salmonella, ngoài ra còn phát hiện được

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50

Theo Bilkei và cs (1994), viêm tử cung thường xảy ra trong lúc sinh do nhiễm vi khuẩn E.coli gây dung huyết và các vi khuẩn gram dương; Urban và cs (1983) , Awad và cs (1990) cũng cho biết E.coli, Streptococcus spp và

Staphylococcus aureus là nguyên nhân gây bệnh; các khảo sát gần đây của Khoa Thú y - Trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận cũng cho biết E.coli, Staphylococcus aureus, Streptococcus spp là nguyên nhân gây nhiễm trùng tử cung sau khi sinh.

Cũng theo Urban và cs (1983); Bilkei và cs (1994), các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung có nguồn gốc từ nước tiểu, các tác giảđã phân lập vi khuẩn từ mẫu nước tiểu lợn nái sắp sinh thường chứa các vi khuẩn E.coli,

Staphylococcus aureus, Streptococcus spp. Tuy nhiên, các nghiên cứu của các tác giả khác lại ghi nhận các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung là các vi khuẩn cơ hội thuộc nhóm vi sinh vật hiếu khí có mặt ở nền chuồng, lúc lợn nái sinh cổ

tử cung mở, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Do đó theo Lerch (1987), Gajecki (1990), Martineau (1990), Smith và cs (1995), Taylor (1995), tăng cường điều kiện vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh.

Một phần của tài liệu thực trạng bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại tại một số gia trại thuộc huyện kim bảng hà nam và thử nghiệm điều trị (Trang 56 - 58)