HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KỸ THUẬT
Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật (hàm sản xuất biên) và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật (hàm phi hiệu quả kỹ thuật) được trình bày ở bảng 4.13. Hệ số (γ) bằng 0,999 (~ 1) cho thấy, mô hình tồn tại các yếu tố phi hiệu quả kỹ thuật (Battese and Corra, 1977), trong hoạt động sản xuất của nông dân ngoài việc chịu sự tác động của các yếu tố đầu vào mà còn chịu sự tác động của các yếu tố về kinh tế - xã hội hay còn gọi là yếu tố phi hiệu quả kỹ thuật và phương pháp “ước lượng khả năng cao nhất” (MLE) phù hợp hơn ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) theo Aragon, 2010.
Qua bảng 4.13 kết quả ước lượng bằng phương pháp “Ước lượng khả năng cao nhất” (MLE) cho thấy, hiệu quả kỹ thuật trung bình của hộ sản xuất lúa vụ Hè Thu trong 70 quan sát tại huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang là 72,64%. Điều này cho thấy, với nguồn lực sẵn có và các kỹ thuật phù hợp thì sản lượng của hộ còn có khả năng tăng thêm 27,36% để đạt năng suất tối đa. Kết quả ước lượng cho thấy biến diện tích, giới tính, phương pháp sạ có ý nghĩa ở mức 1%; biến giống, phân đạm, phân kali, học vấn, kinh nghiệm có mức ý nghĩa 5%; biến loại giống và tập huấn có mức ý nghĩa 10%.
Giải thích các biến trong mô hình (các yếu tố có ý nghĩa trong mô hình phi hiệu quả kỹ thuật như: tuổi, giới tính, học vấn, nghề nghiệp, kinh nghiệm, phương pháp sạ, tín dụng, tập huấn các biến có hệ số âm (-) sẽ tác động tích cực đến hiệu quả kỹ thuật và ngược lại)
Bảng 4.13: Kết quả ước lượng bằng phương pháp MLE hàm sản xuất biên Cobb – Douglas và hàm phi hiệu quả kỹ thuật vụ Hè Thu năm 2014 tại huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Ký tự biến Tên biến Hệ số Độ lệch Giá trị t
Hàm sản xuất biên (Frontier production function)
Hằng số 2.862 *** 0.446 6.416 Ln (X1) Diện tích (ha) 1.113 *** 0.118 9.431 Ln (X2) Giống (kg) -0.120** 0.063 -1.911 Ln (X3) Phân đạm (kg) 0.186 ** 0.094 1.976 Ln (X4) Phân lân (kg) -0.018 ns 0.074 -0.249 Ln (X5) Phân kali (kg) -0.036 ** 0.014 -2.607
Ln (X6) Thuốc nông dược (hoạt chất) (g) -0.001 ns 0.016 -0.047 Ln (X7) Lao động (ngày công) -0.206 ns 0.067 -0.056 D1 Loại giống (1=giống XK; 0=khác) -0.070 * 0.040 -1.746 Hàm phi hiệu quả kỹ thuật (technical inefficiency function
Hằng số 0.764 *** 0.078 9.835
Z1 Tuổi (năm) 0.000 ns 0.002 0.220
Z2 Giới tính (1=Nam; 0=khác) -0.338 *** 0.127 -2.668
Z3 Học vấn (năm) -0.012 ** 0.005 -2.490
Z4 Nghề nghiệp (1=nghề nồng; 0=khác) -0.013 ns 0.084 -0.159
Z5 Kinh nghiệm (năm) -0.005 ** 0.002 -2.156
Z6 phương pháp sạ (1=sạ hàng; 0=sạ lan) 0.106 *** 0.040 2.666 Z7 Tín dụng (1=có vay; 0=khác) -0.027 ns 0.063 -0.428 Z8 Tập huấn (1=có; 0=khác) 0.092 * 0.051 1.802 2 0.014 *** 0.002 6.728 0.999 *** 0.00003 28842.439
Log likelihood function 52.712
LR test of the one-sided error 18.867 Hiệu quả kỹ thuật trung bình (%) 72.64
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 9/2014
Diện tích (LnX3): biến diện tích tỉ lệ thuận với hiệu quả kỹ thuật và có ý nghĩa ở mức 1%. Điều này cho thấy khi tăng 1 đơn vị diện tích thì sản lượng sẽ tăng 1,133% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Tại địa bàn nghiên cứu về diện tích của mỗi hộ có sự chênh lệch khác nhau người thì có diện tích nhiều người thì có diện tích ít nhưng diện tích đất trung bình (bảng 4.1) là 2,55 ha, nhỏ nhất là 0,26ha nên những hộ có ít đất canh tác nên tăng thêm nhằm làm sản lượng tối đa.
Giới tính (LnZ2): hệ số của biến giới tính có ý nghĩa trong mô hình ở mức ý nghĩa 1% và mang dấu âm. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, thì đối với giới tính là nam thì sẽ đạt hiệu quả kỹ thuật cao hơn so với giới tính là nữ 0,338 điểm %. Thực tế từ xưa đến nay lao động tham gia trong sản xuất lúa đa phần là nam giới giữ vai trò quan trọng vì công việc thường rất nặng và khó làm như xịt thuốc, bón phân,… thì nữ giới không thể làm nổi và chỉ làm những công việc nội trợ phụ giúp thức ăn cho người ra đồng và phù hợp với những công việc nhẹ nhàng đặc biệt thiếu kinh nghiệm canh tác hơn so với nam giới.
Phương pháp sạ (LnZ6): hệ số của biến phương pháp sạ có ý nghĩa 1% và mang dấu dương. Với kết quả này những hộ có sử dụng phương pháp sạ hàng không mang lại hiệu quả kỹ thuật cao hơn so với những hộ sử dụng phương pháp sạ lan là 0,106 điểm %, khi các yếu tố khác không đổi. Tại địa bàn nghiên cứu có hai cách sạ một là sạ hàng, hai là sạ lan do điều kiện tự nhiên của vụ Hè Thu nên khi sạ hàng thường số lượng giống gieo sạ thưa, gặp thời tiết không thuận lợi, ảnh hưởng của sâu bệnh nên làm cho lúa bị chết dẫn đến thưa thớt từ đó làm giảm sản lượng.
Lượng giống (LnX2): hệ số của biến lượng giống gieo sạ trên 1 hecta có ý nghĩa trong mô hình ở mức 5% và mang dấu âm. Khi lượng giống tăng thêm 1% trên 1 hecta đất với giả định các yếu tố đầu vào khác không thay đổi thì sản lượng sẽ giảm 0,120%. Nghĩa là khi tăng thêm lượng giống gieo sạ thì sản lượng sẽ giảm. Điều này thể hiện đúng với thực trạng hiện tại nơi địa bàn nghiên cứu khi nông dân sử dụng lượng gieo sạ trên 1 hecta đất ở mức khá cao (bảng 4.3 lượng giống gieo sạ trung bình là trên 190 kg/ha). Cần chú ý trong điều hành sản xuất, tránh trường hợp giảm lượng giống quá mức sẽ ảnh hưởng đến sản lượng.
Phân đạm (LnX3): là hệ số của biến lượng phân đạm nguyên chất (N) bón trên 1 hecta có ý nghĩa mức 5% và mang dấu dương. Khi sử dụng lượng nguyên chất N thêm 1% thì năng suất sẽ tăng thêm 0,186%, trong khi các yếu tố khác không đổi. Lượng nguyên chất N bón hiện nay vẫn còn trong giới hạn
cho phép, nếu tăng thêm lượng N thì sản lượng sẽ tăng, nhưng cần lưu ý với quy luật năng suất biên giảm dần.
Phân kali (LnX5): là hệ số của biến lượng phân kali nguyên chất (K) bón trên 1 hecta có ý nghĩa 5% và mang dấu âm. Khi sử dụng lượng nguyên chất K thêm 1% thì sản lượng sẽ giảm 0,036%.
Học vấn (LnZ3): hệ số của biến học vấn có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và mang dấu âm. Với kết quả này khi học vấn chủ hộ tăng lên 1 năm thì hiệu quả kỹ thuật sẽ tăng lên 0,012 điểm %. Điều thực tế khi nông dân có học vấn cao thì việc tiếp cận khoa học kỹ thuật càng dễ dàng và áp dụng vào canh tác sẽ giúp tăng sản lượng.
Kinh nghiệm (LnZ5): hệ số của biến kinh nghiệm có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và mang dấu âm. Với kết quả này khi kinh nghiệm chủ hộ tăng lên 1 năm thì hiệu quả kỹ thuật sẽ tăng lên 0,005 điểm %. Theo kết quả quan sát tại địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh kiên Giang thì số năm kinh nghiệm trung bình của chủ hộ là 20,36 năm (bảng 4.1) điều nay cho thấy số năm kinh nghiệm không quá cao mà dẫn đến việc áp dụng những kỹ thuật lạc hậu từ xa xưa.
Loại giống (D1): hệ số của biến loại giống có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và mang dấu âm. Khi sử dụng loại giống xuất khẩu sẽ cho sản lượng thấp hơn so với giống tiêu thụ nội địa là 0,070%. Thực tế loại giống tiêu thụ nội địa (IR50405) thường cho sản lượng cao, dễ trồng hơn giống xuất khẩu nhưng giá bán lại thấp và kém chất lượng hơn giống xuất khẩu, theo khuyến cáo của phòng NN và PTNN nên hạn chế sử dụng do giống tiêu thụ nội địa mang lại hiệu quả kinh tế không cao cho nông dân.
Tập huấn (LnZ8): hệ số của biến tập huấn có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và mang dấu dương. Với kết quả này những hộ có tập huấn sẽ có hiệu quả kỹ thuật thấp hơn nhưng hộ khác là 0,092 điểm % với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Do tập huấn chưa thực sự mang lại hiệu quả cao, nội dung tập huấn chưa bám sát vào tình hình thực tế của nông dân tại địa bàn nghiên cứu, đa phần là các công ty bảo vệ thực vật chủ yếu giới thiệu sản phẩm.
4.4 PHÂN PHỐI CỦA HIỆU QUẢ KỸ THUẬT
Bảng 4.14: Phân phối hiệu quả kỹ thuật vụ Hè Thu tại huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2014
Hiệu quả kỹ thuật (TE, %) Số hộ Tỷ lệ (%)
50 – 60 5 7,14 60 – 70 28 40,00 70 – 80 21 30,00 80 – 90 11 15,17 90 – 100 5 7,14 Tổng cộng 70 100,00 Trung bình 72,6 Nhỏ nhất 53,24 Lớn nhất 99,9 Độ lệch chuẩn 9,9
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 9/2014
Qua bảng số liệu 4.14 cho thấy, hiệu quả kỹ thuật trung bình của hộ trồng lúa trong 70 quan sát là 72,6%, với hiệu quả kỹ thuật nằm trong khoảng 60-70% là chủ yếu với 28 hộ chiếm 40%, riêng đối với hộ có hiệu quả kỹ thuật trung bình đạt từ 90-100 thì chỉ có 5 hộ và chiếm 7,14%, cùng với kết quả bảng 4.15 để thấy được hiệu quả kỹ thuật trung bình theo các biến như đối với học vấn càng cao thì hiệu quả kỹ thuật trung bình càng cao đối với người có học vấn từ hệ trung cấp, cao đẳng, đại học thì hiệu quả kỹ thuật trung bình đạt 74,26% điều này cho thấy khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật vào sản xuất tốt hơn so với những người có trình độ thấp, kinh nghiệm càng cao hiệu quả kỹ thuật trung bình càng cao, so sánh giữa phương pháp sạ hàng có hiệu quả kỹ thuật trung bình thấp hơn sạ lan và việc tham gia tập huấn mang lại hiệu quả không cao.
Bảng 4.15 Thể hiện hiệu quả kỹ thuật trung bình qua các biến
Diễn giải Số lượng hộ Trung bình Độ lệch chuẩn 1. Học vấn (năm)
Cấp 1 18 72,37 9,77
Cấp 2 31 70,76 9,07
Cấp 3 17 74,26 10,03
Hệ trung cấp, cao đẳng, đại học 4 81,49 14,51 2. Kinh nghiệm (năm)
≤ 20 46 72,10 9,60 ≥ 21 24 73,66 10,66 3. Phương pháp sạ Sạ hàng 18 69,76 8,46 Sạ lan 52 73,63 10,27 4. Tập huấn Có 58 71,96 9,73 không 12 75,87 10,68
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 9/2014
4.5 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA HỘ NÔNG DÂN TRỒNG LÚA VỤ HÈ THU TẠI HUYỆN GIỒNG RIỀNG, TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2014
4.5.1 Thuận lợi
Huyện Giồng Riềng có địa hình chung tương đối bằng phẳng cùng với lượng phù sa được bồi đắp hằng năm, với chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ấm, không có mùa lạnh nên thuận lợi cho việc sản xuất lúa.
Tại địa bàn nghiên cứu có các đại lý nông nghiệp và vật tư nông nghiệp phân bố khá rộng và cho nông dân mua thiếu phân bón sau cuối vụ mới thanh toán nên phần nào giúp các hộ thiếu vốn trong sản xuất an tâm canh tác.
Việc giảm thất thoát sau thu hoạch nông dân đã không còn lo lắng nhiều khi được tiếp cận máy móc hiện đại trong khâu thu hoạch như máy gặp đập
liên hợp, đồng thời giúp thuận lợi trong việc thu hoạch dễ dàng không tốn thêm chi phí vận chuyển.
Một thuận lợi nữa đáng quan tâm, trước kia khi lúa bắt đầu gần thu hoạch thì nông dân phải lo đi kiếm người để bán lúa tức tìm thương lái, khi tìm được các thương lái thì bị họ ép giá nên rất khó bán, nhưng hiện nay việc tìm thương lái vô cùng dễ dàng đối với những hộ trồng lúa, khi lúa mới vừa chín đồng khoảng một tuần là sẽ thu hoạch, thì thương lái đã đến trao đổi giá cả thuận giá thì họ sẽ đặt cọc (đưa cho nông dân một số tiền, khi đã chịu bán cho thương lái) và đợi đúng ngày thương lái sẽ đến cân lúa và đa phần nông dân bán lúa ướt tại ruộng hoặc liên kết lại với nhau để bán nên giảm được chi phí phơi, sấy lúa.
4.5.2 Khó khăn
Do biến đổi khí hậu là việc không thể tránh khỏi khi xuất hiện dịch bệnh đã gây khó khăn cho người dân trong quá trình sản xuất, đồng lời làm giảm năng suất, ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.
Do một phần trình độ học vấn còn thấp nên việc tiếp cận khoa học kỹ thuật của nông dân còn hạn chế, nông hộ sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân và của ông bà xa xưa để lại đã lạc hậu nên không còn hiệu quả và phù hợp với thực tế, cộng với việc bảo thủ của một số người không tự tin áp dụng kỹ thuật mới vào canh tác nên đã làm mất cân đối trong việc sử dụng lượng phân, lượng thuốc BVTV tăng lên làm cho những chi phí đó tăng lên và làm giảm lợi nhuận.
Vấn đề tiêu thụ sản phẩm vẫn còn phụ thuộc vào thương lái, cần có thị trường bao tiêu sản phẩm để không bị thương lái ép giá vì thiếu thông tin giá cả thị trường.
Khi giá đầu ra đã giảm nhưng giá đầu vào lại càng tăng hơn thì nông dân làm sao có lời như giá phân, giá thuốc BVTV. Theo chia sẽ của hộ nông dân, vì trình độ học vấn thấp nên họ khó có thể phân biệt được loại phân, loại thuốc BVTV nào là thật là giả, khi có quá nhiều sản phẩm ngoài thị trường và giá cả thị trường phụ thuộc các đại lý bán sao mua vậy.
4.6 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHO CÁC NÔNG HỘ TRỒNG LÚA NÔNG HỘ TRỒNG LÚA
Qua kết quả phân tích hiệu quả sản xuất vụ Hè Thu cho thấy trình độ học vấn nông dân còn thấp, lượng thuốc BVTV, lượng phân bón chưa sử dụng phù hợp, tình trạng được mùa mất giá diễn ra thường xuyên, sử dụng loại giống
chưa thực sự hiệu quả, giá đầu vào biến động. Nên từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giúp người dân có thể đạt được năng suất cao hơn.
Cải thiện trình độ học vấn của nông hộ, nông dân cần phải nghiên cứu sách vở và đọc thêm những thông tin về việc trồng lúa. Cần phải vận động nông dân tham gia các cuộc hội thảo, tập huấn về kỹ thuật trồng lúa mới. Đồng thời, tăng cường mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, tham quan học hỏi kinh nghiệm của các nông dân sản xuất giỏi để các nông dân học hỏi với nhau.
Hướng dẫn cụ thể cho nông dân cách nhận dạng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón vì trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc và phân bón không hiểu nguồn gốc có thể làm ảnh hưởng đến sản xuất, với trình độ học vấn thấp thì nông dân khó có thể phát hiện, đồng thời có sự hướng dẫn sử dụng một cách phù hợp không nên sử dụng với lượng thuốc và phân bón quá nhiều so với nhãn hướng dẫn sử dụng vì đa phần trong quá trình phỏng vấn và khi phân tích bài thì lượng thuốc BVTV, lượng phân lân, lượng phân Kali khá cao nên điều chỉnh lượng sử dụng phù hợp sẽ làm giảm chi phí giúp tăng lợi nhuận và năng suất, còn đối với việc tránh và diệt côn trùng thì nên sử dụng thiên địch, nuôi xen canh cá trên đồng ruộng, riêng đối với ốc hiện nay không còn lo sợ nhiều vì lượng ốc trên ruộng giảm mạnh đáng kể do người dân bắt để bán kiếm thêm thu nhập nhưng để an toàn cứ sau mỗi đợt thu hoạch nên thả vịt vào đồng ruộng. Quang trọng hơn trong khâu chuẩn bị đất nên thật kỹ trước khi xuống giống có thể làm giảm bệnh trong chu kỳ sản xuất.
Thường xuyên cập nhật thông tin báo đài, giá cả thị trường để nắm bắt được giá lúa khi đến vụ thu hoạch và xem xét giữa vấn đề bán ngay hay dự trữ lại cái nào sẽ đạt hiệu quả hơn. Hầu hết nông dân điều bán lúa ướt ngay tại ruộng sau khi thu hoạch, do không có điều kiện bảo quản cũng như sân bãi phơi lúa. Do đó thương lái lợi dụng điều kiện đó cùng với thời tiết hay giao thông không thuận lợi, họ ép giá dẫn đến thu nhập của nông dân giảm. Chính vì vậy, chính quyền địa phương cần khuyến khích các doanh nghiệp liên kết