Chi phí sản xuất lúa vụ Hè Thu năm 2014

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất của hộ trồng lúa vụ hè thu năm 2014 tại huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 48 - 53)

Qua bảng 4.7, cho thấy tình hình sản xuất lúa vụ Hè Thu tại huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, tổng chi phí bao gồm: chi phí giống, chi phí làm đất, chi phí phân, chi phí thuốc BVTV, chi phí lao động, chi phí tưới tiêu, chi phí thu hoạch và chi phí lãi vay. Các chi phí đầu vào được đưa vào để xem xét sự tác động đến năng suất hoặc lợi nhuận của hộ nhằm biết được chi phí nào chiếm phần quan trọng. Từ đó đưa ra những biện pháp phù hợp nhằm giảm chi phí đầu vào tốt hơn.

Bảng 4.7: Chi phí sản xuất lúa vụ Hè Thu tại huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2014

Chi phí Trung bình (đồng/ha) Độ lệch chuẩn Tỷ lệ (%) Chi phí giống 1.903.321,00 693,02 11,16 Chi phí làm đất 1.089.043,00 173,26 6,39 Chi phí phân 3.974.441,00 917.373,90 23,31 Chi phí thuốc BVTV 3.432.758,00 2.189.357,00 20,13 Chi phí lao động 3.093.910,00 1.570.131,00 18,15 Chi phí tưới tiêu 616.930,10 365501,10 3,62 Chi phí thu hoạch 2.938.571,00 292.065,50 17,24 Chi phí lãi vay 41,97 117,263 0,00

Tổng 17.049.016,07 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 9/2014

Từ kết quả bảng 4.7 ta thấy tổng chi phí sản xuất trung bình đạt trên 17 triệu đồng cho một hecta đất canh tác. Trong đó có 3 loại chi phí chiếm giá trị cao nhất trong số các chi phí khác cụ thể: chi phí phân với chi phí trung bình cao nhất là khoảng 4 triệu đồng/ha (chiếm 23,31%) kế đến là chi phí thuốc BVTV với giá trị là trên 3 triệu đồng/ha (chiếm 20,13%) cuối cùng là chi phí lao động với giá trị là khoảng 3 triệu đồng/ha (chiếm 18,15%) lao động thường được thuê để thực hiện các công việc như chuẩn bị đất, xạ, cấy lúa, làm cỏ, phân bón, phun thuốc, tưới tiêu, thu hoạch. Điều này cho thấy 3 loại chi phí phân, thuốc BVTV, lao động làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ. Ngoài ra còn có một số loại chi phí khác cũng không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến năng suất.

a) Chi phí giống

Đây là một trong những yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến năng suất lúa, tùy thuộc vào điều kiện từng vùng, khí hậu, đất, thời vụ mà nông dân lựa chọn giống lúa phù hợp để sản xuất, với lượng giống gieo sạ phụ thuộc người dân, nếu sử dụng ít khi theo khuyến cáo và sử dụng nhiều khi sạ lan. Riêng giá giống thì phụ thuộc vào từng loại giống trong bài nghiên cứu chia thành 2 loại một là giống xuất khẩu OM5451, OM4218 và hai là giống tiêu thụ nội địa IR50404.

Bảng 4.8: Chi phí giống trung bình

Đvt: Đồng/ha

Giống Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất Độ lệch chuẩn IR50404 5.000,00 9.774,29 17.500,00 3.559,44 OM5451 5.000,00 10.333,33 16.500,00 3.396,83 OM4218 7.000,00 11.321,50 14.000,00 2.404,42 Tổng 5.000,00 10,165,71 17.500,00 3.379,13

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 9/2014

Nhìn chung qua bảng số liệu 4.8 ta thấy giá giống có sự chênh lệch. Nguyên nhân của sự chênh lệch giá là do người nông dân mua giống lúa ở nhiều nguồn khác nhau nếu mua từ trại giống thì giá sẽ cao hơn, mua từ người quen hoặc tự nhân thì giá tương đối trung bình nhưng khi xét ở gốc độ mua giống thì còn tùy thuộc là giống đó thuộc loại gì có thể là giống siêu nguyên chủng, giống nguyên chủng, giống xác nhận loại 1, giống xác nhận loại 2. Ngoài ra, còn có một số hộ sử dụng những loại giống được hỗ trợ bởi trung tâm khuyến nông.

Từ kết quả bảng 4.7 và bảng 4.8 đã thể hiện chi phí giống trung bình là gần 2 triệu đồng/ha chiếm 11,16% tổng chi phí, với giá trị lớn nhất là trên 3 triệu đồng/ha và giá trị nhỏ nhất là trên 800 nghìn đồng/ha. Trong đó giá trị trung bình của giống OM4218 đạt cao nhất là trên 11 nghìn đồng/ha kế đến là giống OM5451 là khoảng 10 nghìn đồng/ha cuối cùng là giống IR50404 với giá trị trung bình thấp nhất là trên 9 nghìn đồng/ha. Nhìn chung chi phí giống của hộ thì giá trị trung bình là trên 10 nghìn đồng.

b) Chi phí làm đất

Chiếm tỷ trọng tương đối thấp 6,39% với chi phí trung bình là trên 1 triệu đồng/ha, với giá trị lớn nhất là hơn 1 triệu đồng/ha và giá trị nhỏ nhất là khoảng 700 nghìn đồng/ha. Chi phí làm đất thường là cày xới và trục bằng cơ

giới là chủ yếu và đây cũng chính là công việc đầu tiên của quá trình sản xuất lúa.

c) Chi phí phân

Cũng giống với các yếu tố đầu vào khác thì chi phí phân bón không những tác động đến năng suất mà còn ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập và lợi nhuận của người nông dân nếu nông dân không sử dụng hợp lý.

Bảng 4.9: Chi phí và lượng phân bón trung bình trên một đơn vị ha vụ Hè Thu tại huyện Giồng năm 2014

Loại phân Đơn vị Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất Độ lệch chuẩn N Đồng/ha 7.400,00 8.577,14 13.600,00 1.167,45 P Đồng/ha 5.000,00 12.927,14 16.600,00 1.681,09 K Đồng/ha 8.900,00 12.495,71 17.400,00 1.579,71 Tổng Đồng/ha 17.166,67 25.669,52 31.466,67 2.429,43 N Kg/ha 40,00 349,40 3.200,00 406,19 P Kg/ha 30,00 342,33 1.500,00 278,43 K Kg/ha 12,50 219,32 1.000,00 193,53 Tổng Kg/ha 98,00 911,05 5.700,00 828,11

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 9/2014

Chi phí phân chiếm tỷ trọng % cao nhất trong các loại chi phí sản xuất lúa. Tùy vào người sử dụng với liều lượng bón phân khác nhau cho đồng ruộng và giá của các loại phân bón được mua tại các cửa hàng vật tư nông có sự chênh lệch khác nhau giữa người mua trả tiền mặt và người mua ký sổ (mua chịu xong vụ sẽ thanh toán và có lãi suất). Cụ thể đối với chi phí phân bón thì giá trị trung bình cao nhất là phân lân là trên 12 nghìn đồng/ha, kế đến là phân kali trên 12 nghìn đồng/ha, cuối cùng là phân đạm với giá trị trung bình là trên 8 nghìn đồng/ha. Riềng lượng phân bón thì lượng phân bón trung bình cao nhất là đạm trên 349 kg/ha, tiếp đến lượng phân lân là trên 342 kg/ha, cuối cùng là kali do đặt tính chủ yếu giúp cây lúa cứng chắc, ít đỗ ngã nên lượng sử dụng thường thấp nhất trong 3 loại phân nhưng giá thì lại khá cao nên lượng trung bình là trên 219 kg/ha.

Các loại phân bón được nông hộ sử dụng tại địa bàn nghiên cứu bao gốm: phân Urê (46%N), phân DAP (18-46-0), Phân KCL (60%K2O), phân NPK (20-20-15), phân NPK (16-16-8) để sản xuất lúa.

Theo Cục trồng trọt cho biết:

Phân đạm (N): Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá cây có kích thước to, màu xanh; lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây. Phân đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh.

Phân lân (P): Lân kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu vào đất và lan rộng ra chung quanh, tạo thêm điều kiện cho cây chống chịu được hạn và ít đổ ngã. Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều. Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận lợi: chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống một số loại sâu bệnh hại. Thiếu lân không những làm cho năng suất cây trồng giảm mà còn hạn chế hiệu quả của phân đạm.

Phân kali (K): Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động không lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh. Kali tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét. Kali làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất của cây.

d) Chi phí thuốc BVTV

Kế đến là chi phí thuốc BVTV đứng thứ 2 sau chi phí phân, trung bình là trên 3 triệu đồng/ha, đã tác động đáng kể đến năng suất cũng như lợi nhuận của nông dân nếu không sử dụng hợp lý, còn làm ảnh hưởng đến chất lượng của đất và ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng lâu dài trong sản xuất. Giá của từng loại thuốc còn tùy thuộc vào cửa hàng vật tư nông nghiệp bán với từng mức giá khác nhau, nếu bán tiền mặt thì giá sẽ thấp hơn so với bán chịu. Trong quá trình điều tra thực tế tại địa bàn nghiên cứu thì nông dân thường sử dụng các loại thuốc BVTV như sau: thuốc trừ cỏ (có hai loại tiền nảy mầm và hậu nảy mầm), thuốc trừ sâu, thuốc trừ và trị bệnh, thuốc dưỡng cây lúa. Cụ thể:

Thuốc cỏ: là các loại thuốc chuyên trị các loại cỏ dại sống trong lúa, các nông hộ sử dụng phổ biến các loại thuốc: Sofit, Push, Ankill.

Thuốc trừ sâu: là các loại thuốc chuyên trị các loại côn trùng hại lúa như: Rầy nâu, Sâu cuốn lá, Sâu đục thân lúa, Bọ xít. Các loại thuốc mà nông hộ sử dụng: Virtako 40WG, Obaone 95WG, Chess 50WG, Admireoted 200OD.

Thuốc trừ bệnh: là những loại thuốc phòng trừ các loại bệnh thường xuyên xảy ra trên lúa như: Bệnh đạo ôn, Lem lép hạt. Các loại thuốc được sử dụng như: Filia 525SE, Fuan 40EC, Amistar Top 325SC, Tilt super 300EC.

Thuốc dưỡng: là những loại thuốc giúp lúa tăng cường quá trình tăng trưởng và phát triển, kích thích ra hoa tốt và dưỡng hạt to, chắc, sáng đẹp, góp phần làm tăng năng suất lúa khi thu hoạch. Các loại thuốc được sử dụng như: Sieutohat, Tilt super, Boom-Flower, Trong bài nghiên cứu này, thuốc nông dược được tính theo nồng độ nguyên chất. Lượng thuốc nông dược sử dụng nhiều hay ít phụ thuộc vào tình hình sâu bệnh của từng vụ mùa trong năm đó. Nếu năm nào có nhiều sâu bệnh thì lượng thuốc sâu và thuốc bệnh chắc chắn sẽ nhiều. Về liều lượng thuốc sử dụng, nông dân dựa vào hướng dẫn trên nhãn của chai thuốc, hướng dẫn của người bán và kinh nghiệm của chính mình là chủ yếu, nhưng đa số người nông dân thường sử dụng với lượng thuốc BVTV nhiều hơn hướng dẫn đó là một điều không tốt trong quá trình sản xuất.

e) Chi phí khác

Các chi phí còn lại bao gồm: chi phí lao động, chi phí thu hoạch, chi phí tưới tiêu và cuối cùng là chi phí lãi vay. Cụ thể:

Chi phí lao động bao gốm chi phí thuê và chi phí lao động nhà. Đơn vị tính của lao động là ngày công, một ngày công được sử dụng trong bài có nghĩa là 8 tiếng/ngày.

Đa số chi phí thuê lao động thường ở các công việc như chuẩn bị đất (đắp sửa bờ, dọn đất), xạ, cấy lúa, làm cỏ, bón phân, phun thuốc (được tính theo bình phun thì quy đổi 10 bình = 1 ngày công), tưới tiêu, thu hoạch (cắt, vận chuyển, suốt, sấy). Tuy nhiên không phải hộ nào cũng thuê ở tất cả công việc mà họ có thể sử dụng lao động gia đình nhằm giảm bớt chi phí canh tác. Tại địa bàn nghiên cứu, vấn đề thuê lao động là vô cùng khan hiếm lý do một số gia đình người ta sử dụng trực tiếp lao động nhà để canh tác, một số hộ thường lao động bằng cách làm dằn công (tức lao động qua lại cho nhau hôm nay hộ thứ nhất qua phụ hộ thứ 2, thì ngược lại) và trường hợp một số người đi làm ăn xa. Giá lao động thuê tùy thuộc vào từng công việc mà người thuê trả ở mức giá khác nhau đối với khâu xịt thuốc (tính theo bình 12.000 đồng/bình xịt), nhưng quy ra trung bình thì giá thuê lao động 1 ngày tại địa bàn là 120.000 đồng/ngày, chi phí làm cỏ thấp hơn các chi phí khác khoảng 10.000 đồng/ngày tức giá thuê là 110.000 đồng/ngày. Chi phí lao động trung bình là khoảng 3 triệu đồng/ha chiếm 18,15%.

Chi phí tưới tiêu cũng chiếm một phần đáng kể trong quá trình sản xuất, chi phí tưới tiêu còn phụ thuộc vào thời tiết cũng như khi có mưa nhiều thì nông dân sẽ ra đồng bơm nước và sử dụng lượng xăng, dầu càng nhiều làm cho chi phi tưới tiêu tăng lên và ngược lại, đồng thời vụ Hè Thu do mực nước xuống thấp nên nông dân phải tốn công bơm nước liên tục các đợt vào đồng

ruộng để tưới tiêu cho lúa, khi đến vụ Đông Xuân, sau mùa nước nổi nông dân phải bơm nước ra khỏi ruộng mới có thể làm đất và canh tác. Giá trị trung bình là trên 616 nghìn đồng/ha, chiếm 3,62%.

Chi phí thu hoạch đa số nông dân tại địa bàn nghiên cứu sử dụng cơ giới là máy gặt đập liên hợp trong quá trình thu hoạch gồm nhiều khâu như cắt, suốt, vận chuyển lúa. Nhờ có máy gặp đập liên hợp mà người dân giảm bớt được phần nào trong thất thoát trong thu hoạch, giá trị trung bình là trên 2 triệu đồng/ha, chiếm 17,24%.

Cuối cùng là chi phí lãi vay, đối với những hộ thiếu vốn trong sản xuất luôn cần đến việc vay tín dụng và có 2 nguồn vay: một là vay từ nguồn nhà nước hai là vay từ bên ngoài và tất nhiên lãi suất cũng có sự chênh lệch đáng kể, việc vay từ nguồn bên ngoài thường lãi suất cao hơn nhưng lại dễ vay hơn so với vay nhà nước. Giá trị vay trung bình của những hộ vay từ nguồn nhà nước là 41,97 đồng/ha, nhìn chung tại địa bàn nghiên cứu lãi suất vay rất thấp chỉ khoảng 0,3-1,5 %/tháng. Còn đối với lãi vay từ nguồn bên ngoài (cho vay nặng lãi) với mức lãi suất thấp nhất là 10%/tháng.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất của hộ trồng lúa vụ hè thu năm 2014 tại huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)