3.1.1 Sơ lược về tỉnh Kiên Giang
Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long - phía Tây Nam của Tổ quốc: phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia; phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu; phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh An Giang, Thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang; phía Tây giáp Vịnh Thái Lan.
Vị trí địa lý của Kiên Giang có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế - xã hội tổng hợp, là cửa ngõ hướng ra biển Tây của tỉnh cũng như của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển, đảo và giao lưu với các nước trong khu vực và quốc tế với các ngành mũi nhọn như du lịch, thương mại, dịch vụ công nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Kiên Giang có tổng diện tích tự nhiên là 6.348,50 km2. Tính đến năm 2012, dân số tỉnh Kiên Giang là 1.726.200 người, mật độ dân số là 272 người/km2. Cộng đồng dân cư gồm các dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer. Dân số của tỉnh phân bố không đều, thường tập trung ở ven trục lộ giao thông, kênh rạch, sông ngòi, và một số đảo.
Đơn vị hành chính: Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, thị: Thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, huyện Kiên lương, huyện Hòn Đất, huyện Tân Hiệp, huyện Châu Thành, huyện Giồng Riềng, huyện Gò Quao, huyện An Biên, huyện An Minh, huyện Vĩnh Thuận, huyện Phú Quốc, huyện Kiên Hải, huyện U Minh Thượng và huyện Giang Thành.
Kiên Giang là một tỉnh có địa hình tự nhiên khá đặc biệt, vừa có núi, có sông, có đồng bằng, có rừng và có biển. Kiên Giang được thiên nhiên ưu đãi với nguồn tài nguyên thiên nhiên khá dồi dào như: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và đặc biệt tài nguyên biển.
Một số thành tựu phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2014
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) 6 tháng đầu năm 2014 (giá so sánh 2010) ước tính tăng 8,92% so với cùng kỳ năm 2013. Tốc độ tăng GDP sáu tháng đầu năm nay tăng thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm 2013 (9,2%).
Bảng 3.1: Tình hình tăng trưởng kinh tế qua 6 tháng đầu năm
Nguồn: Cục Thống kê Kiên Giang, năm 2014
Mức tăng và mức đóng góp của từng khu vực kinh tế sáu tháng đầu năm trong mức tăng chung của nền kinh tế như sau: Trong ba khu vực thì khu vực III dịch vụ chiếm cao nhất 11,84%, kế đến là khu vực II công nghiệp và xây dựng tăng 8,89%. Cuối cùng là khu vực I nông, lâm nghiệp thủy sản chiếm 6,20%. Cụ thể
Theo số liệu Cục thống kê Kiên Giang cho thấy, khu vực dịch vụ đóng góp phần lớn vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Trong đó, ngành chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng như: ngành bán buôn, bán lẻ sửa chữa ô tô mô tô chiếm 34,02%, tăng 14,76%, tăng xấp xỉ cùng kỳ năm trước; ngành vận tải kho bãi chiếm 12,09%, tăng 19,38%, tăng hơn cùng kỳ năm trước (tăng 14%); ngành hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 15,17%, chỉ tăng 7,99%, giảm hơn cùng kỳ năm trước (tăng 9,95%). Tuy nhiên, do kim ngạch xuất khẩu giảm gần 24% so cùng kỳ đã làm cho khu vực III tăng trưởng thấp hơn. Ngoài ra, còn một số ngành chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có mức tăng trưởng thấp, góp phần kéo giảm tăng trưởng khu vực dịch vụ như ngành hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm mức chỉ tăng 6,7%, cùng kỳ năm trước tăng 10,49%; thông tin truyền thông tăng 5,52%, cùng kỳ năm trước tăng 11,78%.
Khu vực nông, lâm, thủy sản có mức tăng và đóng góp tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm 2013, trong đó ngành nông nghiệp chiếm 70,36%, tăng 5,47%, tương đương cùng kỳ năm trước; riêng ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản chiếm 26,06%, tăng 8,05%, tăng rất cao so cùng kỳ năm 2013 (4,66%), chủ yếu do 6 tháng đầu năm sản lượng nuôi trồng tăng 12,32% cùng kỳ năm trước giảm 3,29%. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng tăng 26
GDP 6 tháng đầu năm 2014 (tỷ đồng) Tốc độ tăng so với 6 tháng đầu năm 2013 (%) Đóng góp các khu vực vào tăng trưởng 6 tháng 2014 (%) Theo giá hiện hành Theo giá so sánh 2010 1. Nông lâm, thủy sản 16.104,057 12.477,878 6,20 2,49 2. Công nghiệp, xây dựng 9.520,446 7.224,139 8,89 2,01 3. Dịch vụ 17.016,070 12.246,922 11,84 4,42 Tổng số 42.640,573 31.948,939 26,93 8,92
ngàn tấn, cùng kỳ năm 2013 chỉ tăng 9.500 tấn, trong đó: tôm nuôi 6 tháng năm nay tăng 3,3 ngàn tấn so cùng kỳ, 6 tháng năm 2013 giảm 1,3 ngàn tấn so cùng kỳ năm 2012.
Khu vực công nghiệp và xây dựng có mức tăng trưởng giảm so cùng kỳ và đóng góp cho tăng trưởng thấp nhất, trong đó ngành công nghiệp chế biến chế tạo chiếm 67,05%, tăng 9,66%, tăng xấp xỉ cùng kỳ (tăng 9,67%); các ngành còn lại đạt mức tăng thấp hơn mức tăng chung như: xây dựng tăng 7,51%, sản xuất phân phối điện tăng 6,66%; ngành khai khoáng tăng 4,93%.
3.1.2 Khái quát về địa bàn huyện Giồng Riềng
3.1.2.1 Điều kiện tự nhiên
a. Địa giới hành chính
Giồng Riềng là huyện thuần nông, cơ cấu sản xuất theo hướng đa dạng, diện tích tự nhiên 63.936,27 ha. Huyện có 18 xã, 01 thị trấn, 128 ấp, khu vực; Có 51.169 hộ, bằng 230.529 khẩu; trong đó, đồng bào các dân tộc thiểu số là 8.493 hộ với 38.848 người, chiếm 16,85%. Cụ thể, dân tộc Khmer là 37.221 người (chiếm 16,14%), sinh sống bằng nghề nông nghiệp, cư trú ven kênh, rạch xa trục lộ giao thông, sống rải rác trên địa bàn của các xã, thị trấn, tập trung đông nhất ở 06 xã (Bàn Thạch, Bàn Tân Định, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú, Ngọc Chúc, Ngọc Hòa); Dân tộc Hoa có 1.565 người (chiếm 0,68%), sống tập trung đông nhất ở khu vực nội ô Thị trấn, ngành nghề chủ yếu là kinh doanh thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp; Dân tộc khác có 62 người (chiếm 0,03%). Huyện có 01 xã và 02 ấp thuộc chương trình 135 của Chính phủ (năm 2009 là 04 xã). Toàn huyện có 14 chùa Khmer theo hệ phái Nam tông và 2 miếu theo tín ngưỡng dân gian của người Hoa.
b. Lịch sử hình thành
Cuối năm 2003, huyện Giồng Riềng có thị trấn Giồng Riềng và 15 xã là Thạnh Hưng, Thạnh Phước, Thạnh Lộc, Thạnh Hòa, Bàn Tân Định, Ngọc Chúc, Hòa Hưng, Hòa Lợi, Hòa An, Long Thạnh, Hòa Thuận, Ngọc Thành, Ngọc Thuận, Bàn Thạch.
Ngày 26 tháng 07 năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 97/2005/NĐ – CP, huyện Giồng Riềng có 18 xã và 1 thị trấn như hiện nay.
c. Khí hậu và đất đai
Tỉnh Kiên Giang nói chung, huyện Giồng Riềng nói riêng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô kéo dài từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung b bình khoảng 2.249,2h, l
bình năm giao động
gió mùa, có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao v định theo 2 mùa trong
3.1.3 Tình hình kinh t
Giá trị phát triển kinh tế
12.909 tỷ 126 triệu đạt 98,98% so với kế hoạch, tăng 9,29% so c trị sản xuất bình quân đ
Qua hình 3.1 ta th cao nhất là 58,42%, k 31,14%, cuối cùng là khu v
Theo số liệu của Uỷ ban nhân dân huyện Giồng Riềng th nông - lâm - thủy sản
tăng 4,96% so với c đồng.
Thương mại - là 4.019 tỷ 800 triệu đồng.
Lĩnh vực công nghiệp Kết quả đến nay trên
(không tính thị trấn). Có 04 quỹ tín dụng nhân dân, tr công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Khu vực II 10,44%
Khu vực III 31,14%
ến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28oC, s ảng 2.249,2h, lượng mưa trung bình năm đạt 1.600 mm. Đ
ộng từ 82% đến 87%. Do chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới ợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao v
ùa trong năm, với địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng.
3.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội
ị phát triển kinh tế (tính theo giá hiện hành): Tổng giá trị sản xuất ỷ 126 triệu đạt 98,98% so với kế hoạch, tăng 9,29% so c
quân đầu người là 59.130.733 đồng, tương đương 2.815 USD.
Nguồn: Uỷ ban nhân dân huyện Giồng Riềng 2013
Hình 3.1: Cơ cấu kinh tế năm 2013
Qua hình 3.1 ta thấy, khu vực I (nông - lâm - thủy sản) chiếm tỷ trọng à 58,42%, kế đến là khu vực III (thương mại - dịch vụ) chiếm
ùng là khu vực II (công nghiệp - xây dựng) chiếm 10,44%. ố liệu của Uỷ ban nhân dân huyện Giồng Riềng th
ủy sản đạt 6.378 tỷ 828 triệu đồng, đạt 97,81% kế hoạch v ới cùng kỳ. Thu nhập bình quân đầu ngư
dịch vụ: Tổng mức bán lẻ và doanh thu d ỷ 800 triệu đồng.
ĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở chế biến, dịch vụ. ết quả đến nay trên địa bàn huyện hiện có 1.288 tổ hợp tác
ị trấn). Có 04 quỹ tín dụng nhân dân, trên 1.791 cơ s ểu thủ công nghiệp
Khu vực I 58,42% Khu vực II Khu vực III 31,14% C, số giờ nắng trung 600 mm. Độ ẩm trung ởng khí hậu nhiệt đới ợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn
ối bằng phẳng.
ổng giá trị sản xuất ỷ 126 triệu đạt 98,98% so với kế hoạch, tăng 9,29% so cùng kỳ. Giá ương đương 2.815 USD.
ồn: Uỷ ban nhân dân huyện Giồng Riềng 2013
ủy sản) chiếm tỷ trọng ịch vụ) chiếm ựng) chiếm 10,44%. ố liệu của Uỷ ban nhân dân huyện Giồng Riềng thì giá trị sản xuất
ỷ 828 triệu đồng, đạt 97,81% kế hoạch và ười là 28.534.000
và doanh thu dịch vụ hàng năm
ở chế biến, dịch vụ. ác và 58 hợp tác xã ên 1.791 cơ sở sản xuất
Khu vực I 58,42%
Về công tác giáo dục và đào tạo từng bước được chuẩn hóa, cơ sở vật chất tiếp tục đựơc tăng cường, hiện nay trên địa huyện có tổng số là 79 trường (trong đó có 06 trường trung học phổ thông và 01 trường phổ thông dân tộc nội trú)
Về Y tế toàn huyện có 01 bệnh viện đa khoa khu vực, 3 phòng khám khu vực, 16 trạm y tế với 535 giường bệnh, có 9/16 trạm y tế và 03 phòng khám khu vực đạt trên 10 tiêu chí quốc gia, đến nay có 16 trạm y tế và 03 phòng khám khu vực đã có Bác sĩ, thường xuyên trực nhằm phục vụ cho công tác khám và điều trị bệnh, huyện có 5 bác sĩ, 02 cử nhân điều dưỡng, 07 dược sĩ, 30 y sĩ và điều dưỡng, 04 nữ hộ sinh, so với năm 2009 tăng 19 cán bộ là người dân tộc thiểu số.
Chính sách xã hội, lao động và việc làm luôn được các Cấp ủy, chính quyền quan tâm triển khai thực hiện, các chế độ chính sách đối với các gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đều được các cấp quan tâm. Từ năm 2009 đến nay các Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã vận động được 23 tỷ 501 triệu đồng qũy vì người nghèo, cất và bàn giao được 1.469 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 455 căn; xây dựng và bàn giao được 596 căn nhà tình nghĩa, đồng bào dân tộc thiểu số là 53 căn với tổng số tiền là 23,5 tỷ đồng.
3.1.4 Tình hình sản xuất nông nghiệp
Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản 6.378 tỷ 828 triệu đồng (GCĐ 2010) đạt 97,81% so kế hoạch và tăng 4,96% năm 2012
3.1.4.1 Về nông nghiệp
a. về trồng trọt
Qua bảng 3.2 nhìn chung tình hình trồng trọtMàu và cây trồng khác phát triển khá, cây khoai lang trồng 340,80 ha đạt 113,60 % kế hoạch, năng suất 20 tấn/ha, sản lượng 6.816 tấn; diện tích dưa hấu 395,20 ha đạt 131,30% kế hoạch, năng suất 22 tấn/ha, sản lượng 8.694 tấn; cây bắp 108,7 ha đạt 108,7% kế hoạch, năng suất 6 tấn/ha, sản lượng 652,20 tấn; rau đậu các loại 2.950 ha trồng quanh năm trên đất liếp vườn, bờ bao đạt 98,33% kế hoạch, năng suất 22 tấn/ha, sản lượng 64.900 tấn; cây sen lấy hạt gieo trồng 230,20 ha đạt 92% kế hoạch, năng suất 5 tấn/ha, sản lượng 1.151 tấn.
Bảng 3.2: Tình hình một số loại cây trồng tại huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2013
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 của UBND huyện Giồng Riềng
Diện tích cây tiêu đã gieo trồng 42,20 ha đạt 105,5% kế hoạch; cây mía 6,50 ha đạt 65 % kế hoạch. Liên minh sản xuất rau an toàn giữa nông dân và công ty Ecofarm hợp đồng sản xuất 02 vụ Đông Xuân và xuân hè 100 ha, năng suất 25 tấn/ha, sản lượng tiêu thụ qua hợp đồng 2.250 tấn, hiện nay đang hợp đồng sản xuất vụ thứ 3/năm. Đã cải tạo vườn cây ăn trái lão hóa, trồng mới 6 ha, đến nay diện tích cây ăn trái toàn huyện có 3.750 ha, trong đó 697 ha vườn cây ăn trái chuyên canh; 3.053 ha vườn đa canh. Vận động nhân dân trồng trên 1 triệu cây phân tán trên các bờ kênh mới nạo vét và cặp theo các tuyến lộ, trong đó nhà nước hỗ trợ trồng 2.000 cây sao, dầu, còn lại nhân dân tự lực.
b. Về chăn nuôi
Với số đàn heo hiện có là 97.000 con, tăng 14.779 con so với cùng kỳ, đạt 101,04% so kế hoạch; đàn trâu 1.346 con, giảm 214 con so cùng kỳ đạt 86,28% kế hoạch; đàn bò 109 con tương đương so cùng kỳ đạt 109% kế hoạch; đàn gia cầm 1.900.000 con, tăng 180.325 so cùng kỳ và đạt 100% kế hoạch. Ngành Thú y đã tổ chức tốt công tác tiêm phòng vacin đàn gia súc, gia cầm; làm tốt công tác kiểm soát giết mổ, vệ sinh tiêu độc và kiểm dịch vận chuyển gia súc, gia cầm.
3.1.4.2 Về lâm nghiệp và ngư nghiệp
Các địa phương đã phối hợp với ngành chức năng triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống cháy rừng. Diện tích nuôi thuỷ sản năm 2013 là 5.556,57 ha đạt 99,92% so kế hoạch, sản lượng 22.695 tấn; khai thác 3.500 tấn, tổng sản lượng cả năm 26.195 tấn đạt 97,74% kế hoạch. Trong đó, nuôi cá trong ao mương 1.000 ha; nuôi cá trên ruộng 3.000 ha; khoanh nuôi cá tự
Tên cây trồng Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) Khoai lang 340,80 20,00 6.816,00
Dưa hấu 395,20 22,00 8.694,40
Cây bắp 108,70 6,00 652,20
Rau đậu 2.950,00 22,00 64.900,00
nhiên trong rừng tràm 1.440 ha; nuôi cá trong vèo, bè 7.839 vèo, bè; nuôi cá bống tượng 5.830 con; nuôi ba ba 255.260 con; nuôi lươn 729 bồn.
3.2 Khái quát tình hình sản xuất lúa ba vụ ở huyện Giồng Riềng 3.2.1 Giới thiệu về giống lúa 3.2.1 Giới thiệu về giống lúa
Dựa vào điều tra, phỏng vấn thực tế ở vụ Hè Thu từ các xã Hòa Hưng, Hòa Lợi, Ngọc Chúc, Thạnh Hưng, tại huyện Giồng Riềng các giống lúa được các hộ nông dân ưa trồng hay được Nhà nước khuyên trồng gồm các giống tiêu biểu sau:
a. Giống lúa OM4218
Giống lúa OM4218 thuộc loại giống lúa thuần, được chọn lọc từ tổ hợp lai OM2031/MTL250 bởi nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hoa, Trần Đình Giỏi và Phạm Thị Mùi. OM4218 đã được Hội đồng Khoa học Công nghệ Bộ Nông nghiệp công nhận là giống lúa chính thức (Quốc gia) vào ngày 12/8/2010.
Giống lúa OM4218 có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn (90-95 ngày), đẻ nhánh khá, rạ cứng, chiều cao cây trung bình (90-95 cm), dạng hình gọn. số bông/m2 khá cao (352-416 bông), bông hạt đóng chùm, số hạt trắc trên bông cao (trung bình 90 hạt), nặng hạt (trọng lượng 1.000 hạt 25-26g), hạt gạo đẹp, thon dài (7,32 mm), cơm dẻo và ngon, phù hợp gạo xuất khẩu. OM4218 kháng trung bình với rầy nâu, hơi kháng đạo ôn, năng suất khá cao (6-8 tấn/ha/vụ).
Giống lúa OM4218 trồng được cả trong vụ Đông - Xuân và vụ Hè - Thu. Đây là giống lúa khá tốt đã đưa ra sản xuất diện rộng và bổ sung vào cơ cấu