XUẤT MÍA Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG
Về kỹ thuật sản xuất:
- Bón phân cân đối, hợp lý, đúng cách, đúng số lượng và chủng loại khuyến cáo của các nhà sản xuất: sử dụng phân bón hợp lý theo hiện trạng của từng loại đất, từng loại giống mía và giai đoạn sinh trưởng của cây mía. Điều đó sẽ làm tăng năng suất, chất lượng mía và bảo vệ được nguồn nước, hạn chế chất thải gây hại cho môi trường.
- Thành lập thêm các hợp tác xã và khuyến khích nông dân tham gia các tổ hợp tác, vì khi tham gia vào tổ hợp tác thì nông hộ sẽ được quan tâm sâu sắc từ chính quyền địa phương, được hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm, được thông tin trong sản xuất và cả nguồn vốn đầu tư giữa các nông hộ trong tổ hợp tác.
- Không khuyến khích độc canh cây mía, mà áp dụng luân canh hay xen canh để có thể cải thiện, bổ sung lượng nitơ do các hoạt động của vi sinh vật, giảm và dễ kiểm soát nguồn cỏ dại phát sinh đất. Xây dựng lịch thời vụ phù hợp tránh việc thu hoạch quá nhiều cùng thời điểm sẽ dễ bị rớt giá. Chuyển dần từ sản xuất tự phát, cá thể, sang mô hình hợp tác xã để dễ quản lý, đầu tư, tiêu thụ…
- Tăng cường công tác tuyển chọn giống mía có tiềm năng về năng suất khá, chữ đường cao và có thời gian giữ đường dài phục vụ cho sản xuất đó là yếu tố tiền đề cho việc nâng cao năng suất và chất lượng mía nguyên liệu, đặc biệt nó càng có ý nghĩa quan trọng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu mà nước ta là một trong những nước bị ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trên toàn cầu.
- Đầy mạnh công tác khuyến nông, khuyến cáo nông dân đưa vào sản xuất thử các giống mía mới có chất lượng cao đã được Bộ NN&PTNN cho phép sản xuất thử năm 2011.
- Tăng cường giám sát kỹ thuật thu hoạch, đảm bảo chặt sát gốc. Cần nghiên cứu thay đổi dụng cụ, phương pháp và thiết bị thu hoạch để mía được chặt sát đất hơn.
Về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất:
- Các cơ quan, ban ngành cần quan tâm đầu tư cho việc xây dựng, nâng cấp hệ thống đê bao thủy lợi để hạn chế thiệt hại khi lũ về vì Phụng Hiệp là
vùng đất trũng, thấp nên nhiều diện tích mía ở đây thường bị ngập lụt khi lũ về. Ngoài hệ thống đê bao kiên cố, cần xây dựng thêm nhiều trạm bơm tập trung hay hỗ trợ máy bơm để giúp người dân chủ động nguồn nước tưới hoặc bơm xả khi lũ về.
Về khâu tiêu thụ sản phẩm:
- Các doanh nghiệp tổ chức lại hệ thống thương lái thu mua mía cho từng nhà máy, công khai công bố rộng rãi các thông tin về chất lượng chữ đường và giá thu mua.
- Tổ chức giám sát việc ký kết và thực hiện hợp đồng thu mua mía của các doanh nghiệp và nông dân, vận động tuyên truyền người trồng mía thực hiện tốt hợp đồng và cam kết.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 K ẾT LUẬN
Huyện Phụng Hiệp là địa phương có lịch sử trồng mía lâu đời và có diện tích lớn nhất tỉnh, với hơn 9.000 ha mỗi năm. Đây được xem là vùng mía nguyên liệu trọng điểm của tỉnh và khu vực ĐBSCL vì thế cây mía đường đã trở thành cây kinh tế chủ lực thứ hai trong sản xuất nông nghiệp của huyện.
Qua kết quả phân tích trong chương 4, các nông hộ ở địa bàn có bề dày kinh nghiệm sản xuất, trung bình là 20,94 năm kinh nghiệm, hộ có số năm kinh nghiệm cao nhất lên đến 39 năm. Lực lượng chính tham gia vào việc sản xuất mía có độ tuổi trung bình là 48,05 tuổi, lao động tham gia trồng mía bao gồm LĐGĐ và lao động thuê, trung bình mỗi hộ có hơn hai người tham gia sản xuất. Về trình độ văn hóa của nông hộ tham gia sản xuất mía là tương đối thấp chỉ có 51,47% hộ đạt trình độ từ lớp 6 trở lên, 48,53% đạt trình độ nhỏ hơn lớp 6 đặc biệt có những nông hộ không biết chữ điều này có thể làm ảnh hưởng đến việc giúp nông hộ tiếp thu và áp dụng nhanh kiến thức khoa học kỹ thuật.
Như đã phân tích ở phần 4.2.1 chi phí sản xuất trong một vụ thì chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như thu nhập trong việc sản xuất mía của bà con nông dân nơi đây là chi phí lao động thuê, chi phí giống và chi phi phân bón ba loại chi phí này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu chi phí cho việc sản xuất mía cho một vụ. Cụ thể tỷ lệ các chi phí lần lượt là 49,95%, 26,76% và 18,95% trong cơ cấu tổng chi phí. Về năng suất bình quân của các nông hộ đạt được là 11,1 tấn, giá bán 803,9 ngàn đồng/ tấn, doanh thu trung bình nông hộ nhận được là 8.967,4 ngàn đồng. Khi nông hộ đầu tư 1 đồng thì lợi nhuận nông hộ nhận được là 0,295 đồng. Từ những con số đó cho thấy, các nông hộ sản xuất không có lợi nhuận cao trong trồng mía.
Qua quá trình xử lý số liệu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất mía là: yếu tố diện tích khi tăng 1% diện tích thì năng suất sẽ tăng 0,488%. Yếu tố thứ hai là LĐGĐ cũng ảnh hưởng đến năng suất mía, khi tăng 1% LĐGĐ thì năng suất tăng 0,475%. Yếu tố tiếp theo là lượng N, lượng P, lượng K, khi tăng 1% lượng N, lượng K thì năng suất tăng lần lượt là 0,626%, 0,158% còn đối với lượng P khi tăng 1% lượng P thì năng suất giảm 0,496%. Yếu tố cuối cùng ảnh hưởng đến năng suất là thuốc nông dược, khi tăng 1% chi phí thuốc thì năng suất giảm 0,205%.
như các nông hộ có thời gian trồng mía rất lâu, điều kiện đất đai phù hợp với loại cây này, việc sản xuất của các nông hộ cũng được các cấp chính quyền địa phương quan tâm và hỗ trợ, tuy nhiên việc quan tâm chưa đúng mức. Bên cạnh đó, nông hộ cũng gặp không ít khó khăn trong sản xuất: phân phối lượng đầu vào chưa hợp lý, chất lượng giống, thủy lợi được đầu tư nhưng chưa được hoàn thiện nên chưa phát huy được vai trò của nó. Từ những khó khăn đó bài nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật cho nông hộ.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với các hộ trồng mía
Trong sản xuất, từ khâu xuống giống cho đến thu hoạch chủ yếu vẫn dùng lao động thủ công là chính làm chi phí bị đội lên cao, phương tiện vận chuyển còn hạn chế làm tốn nhiều thời gian, công sức khiến cho chi phí sản xuất tăng, chất lượng mía giảm vì thế các nông hộ nên nhanh chóng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại trong các giai đoạn của quá trình sản xuất, chuyển từ sản xuất thủ công, truyền thống sang áp dụng các biện pháp cơ giới hóa trong nông nghiệp, đặc biệt trong khâu làm đất. Góp phần giải quyết được tình trạng khan hiếm lao động cũng như tiết kiệm được chi phi sản xuất.
Các nông hộ nên thành lập các tổ hợp tác để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc vì kinh nghiệm có được từ việc canh tác trực tiếp trên mảnh đất của mình lúc nào cũng sẽ thiết thực hơn các kiến thức có được từ các phương tiện thông tin đại chúng. Trong các khâu sản xuất các nông hộ cần chú trọng đến khâu chọn giống vì nó ảnh hưởng đến chất lượng mía.
6.2.2 Đối với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương
Cần đẩy nhanh việc đầu tư nâng cấp đê bao khép kín vùng nguyên liệu, đầu tư và hỗ trợ dự án xây dựng mô hình nhân giống mía trong nông hộ trên địa bàn huyện để phục vụ cho việc cung cấp giống mía mới năng suất, chất lượng cao.
Xem xét phân chia vùng nguyên liệu cho các nhà máy đường trên cơ sở công suất của các nhà máy để tiêu thụ hết lượng mía khi vào thu hoạch, tránh thiệt hại khi mùa lũ tràn về.
Các ban, ngành nên thành lập các tổ kiểm tra chất lượng giống từ các ghe bán giống vì hiện tại giống từ các ghe này ban đầu nhìn rất tốt nhưng thực chất đối với một tấn mía giống nông hộ phải bỏ 20% vì sâu bệnh, cây nhỏ nên đòi
hỏi sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương về chất lương giống từ các ghe này bán ra.
6.2.3 Đối với nhà khoa học
Có đến 100% các nông hộ tại địa bàn nghiên cứu sử dụng giống mua từ dưới ghe, theo đánh giá của các nông hộ thì giống này hay bị lẫn lộn, chất lượng không như ý muốn của người trồng . Chính vì thế cần có sự vào cuộc của các nhà khoa học để tạo ra giống mía có chất lượng tốt cung cấp cho các nông hộ trồng để đạt hiệu quả.
Cần có thông tin khuyến cáo nông hộ về lượng giống, thuốc BVTV, lượng phân sử dụng trong sản xuất mía, hạn chế việc người dân sử dụng mật độ quá dày ảnh hưởng đến năng suất cũng như làm tăng chi phí trong sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu Đặng (2012), Hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ trống lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam trong giai đoạn 2008-2011. Trường Đại học
Cần Thơ.
2. Vũ Thùy Dương và Huỳnh Thị Đan Xuân (2013), So sánh hiệu quả kỹ thuật giữa tưới nhỏ giọt và tưới thấm lên dưa hấu tại huyện Duyên hải, tỉnh Trà Vinh. Trường Đại học Cần Thơ.
3. Chi cục thống kê huyện Phụng Hiệp, 2013. Niên giám thống kê huyện Phụng Hiệp năm 2013.
4. Phòng Nông nghiệp huyện Phụng Hiệp - tỉnh Hậu Giang, báo cáo tổng kết từ năm 2011 – 2013.
5. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế. Cần Thơ: Nhà xuất bản văn hóa thông tin.
6. Phạm Lê Thông, Huỳnh Thị Đan Xuân và Trần Thị Thu Duyên (2011), So sánh hiệu quả kinh tế của vụ lúa Hè Th và Thu Đông ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trường Đại học Cần Thơ.
PHỤ LỤC 1
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG HỘ TRỒNG MÍA Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG
Mẫu số: ... Ngày……tháng……năm 2014
Xin chào Ông/Bà tôi tên: Trần Cẩm Tiên, là sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị doanh thuộc trường Đại học Cần Thơ đang thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp “Phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng mía ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang”. Xin Ông/Bà vui lòng dành chút thời gian để giúp tôi hoàn thành một số câu hỏi liên quan dưới đây nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu nên rất mong Ông/Bà giúp đỡ, tôi đảm bảo sẽ giữ bí mật thông tin Ông/Bà cung cấp. Tôi rất chân thành biết ơn!
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ NÔNG HỘ
Q1. Họ tên đáp viên: ………Tuổi :….……….
Q2. Địa chỉ : Ấp:……..…..……….Xã:………..Huyện Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang.
Q3. Số điện thoại :………
Q4. Giới Tính của chủ hộ: 1. Nam 2. Nữ
Q5. Dân tộc : 1.Kinh 2. Khơ-me
3. Hoa 4. Khác…………
Q6. Trình độ văn hóa :……….
II. THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MÍA
Q7. Số nhân khẩu:...người. Số người trong độ tuổi lao động:...người.
Q8. Số lao động tham gia trồng mía:...người.
Q9. Kinh nghiệm trồng mía của ông/bà:...năm.
Q10. Ông/bà có tham gia lớp tập huấn về mía hay không? 1. Có (...lần/năm) 2. Không
Q11. Đơn vị tập huấn:...
Q13. Trong đó, diện tích trồng mía: ………1.000m2.
Q14. Ông/bà có thuê đất để sản xuất không ? 1. Có 2.Không
Diện tích đất thuê :……….1000m2.
Giá thuê đất :………..1000đ/m2/năm.
Q15. Giống mía hiện nay được ông/bà trồng là giống gì? 1. ROC 16 2. K88-92 3. QĐ 13 4. Khác………..
Q16. Tại sao ông/bà lại sử dụng giống đó? (có thể chọn nhiều câu trả lời) 1. Phù hợp với đất đai 2. Thời gian ngắn 3. Năng suất cao 4. Chữ đường cao 5. Khác………
Q17. Tại sao ông/bà trồng mía? (có thể chọn nhiều câu trả lời)
1. Nhiều lợi nhuận hơn cây trồng khác 2. Đất đai phù hợp
3. Có sẵn kinh nghiệm 4. Hưởng ứng phong trào 5. Khác………..
Q18. Ông/bà vui lòng cho biết nguồn gốc của giống mía ở đâu?
1. Giống tự có 2.Từ vùng khác 3. Cơ sở sản xuất giống 4.Khác………..
Q19. Đánh giá của ông/bà về chất lượng giống:
1. Rất cao 2. Cao 3. Trung bình
Q20. Ông/bà trồng mía theo mô hình nào ? 1. Độc canh 2. Luân canh
3. Xen canh 4. Khác
Q21. Nguồn vốn cho việc trồng mía chủ yếu là? (có thể chọn nhiều câu trả lời) 1. Vốn tự có 2. Do Nhà nước hỗ trợ 3. Vay ngân hàng 4. Khác:…………
Q22. Hộ có vay để sản xuất không? (Nếu có, thì tiếp câu Q23) 1. Có 2. Không
Q23. Nếu có, điền các thông tin vào bảng sau:
Ngân hàng Số tiền vay
(đồng) Lãi suất (%/tháng) Thời hạn (tháng) Mục đích 1. 2. 3.
Q24. Xin ông/bà vui lòng cho biết các khoản chi phí sản xuất mía :
Chỉ tiêu Số lượng Đơn giá Thành tiền
I. CHI PHÍ GIỐNG II.CHI PHÍ THUỐC BVTV - - - - III.CHI PHÍ PHÂN BÓN - Ure - DAP - NPK - Khác………
IV.CHI PHÍ CÔNG LAO ĐỘNG 1. Đào hộc mía
- Chi phí LĐGĐ (ngày) - Chi phí LĐ thuê (ngày)
2. Chặt hom
- Chi phí LĐGĐ (ngày) - Chi phí LĐ thuê (ngày)
3. Đặt hom
- Chi phí LĐ thuê (ngày)
4. Bơm sình
- Chi phí LĐGĐ (ngày)
- Chi phí LĐ thuê (ngày)
5. Làm cỏ
- Chi phí LĐGĐ (ngày) - Chi phí LĐ thuê (ngày)
6. Vô chân
- Chi phí LĐGĐ (ngày) - Chi phí LĐ thuê (ngày)
7. Chăm sóc (bón phân, xịt thuốc)
- Chi phí LĐGĐ (ngày) - Chi phí LĐ thuê (ngày)
8. Đánh lá
- Chi phí LĐGĐ (ngày) - Chi phí LĐ thuê (ngày)
9. Thu hoạch
- Chi phí LĐGĐ (ngày) - Chi phí LĐ thuê (ngày)
Q25. Sản lượng thu hoạch và giá bán mía ?
Tiêu chí Năm 2012 – 2013 Giá bán
Sản lượng
Q26. Ông/bà thường bán mía cho ai?
1.Thương lái 2. Doanh nghiệp (nhà máy đường ) 3.Người thu gom 4. Khác………
Q27. Ai là người định giá?
1. Người mua 2. Người bán
Q28. Phương thức thanh toán tiền như thế nào?
1.Trả trước toàn bộ.
2. Đặt cọc trước, phần còn lại trả khi nhận hàng xong. 3. Trả tiền mặt sau khi giao hết sản phẩm. 4. Ký hợp đồng mua sản phẩm (bao tiêu). 5. Khác……….
Q29. Trong tương lai, để kiếm lợi nhuận cao, ông bà đề nghị gì ? Thịttrường :……… ……….. Chínhsách :……… ………... Khác :……….. ………
PHỤ LỤC 2
Phụ bảng 2.1: các khoản mục chi phí của nông hộ
Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max ---+--- cpgiong | 68 15097.21 13703.69 2100 102000 cpthuoc | 68 690.4412 581.1156 40 3500 cpphanbon | 68 10690.15 8660.904 1360 60480 cpldgd | 68 6973.071 9602.232 0 44100 cpldthue | 68 28181.48 22757.38 2250 144200 ---+--- cplaivay | 68 1165.588 1662.268 0 6000 cpdatthue | 68 592.1691 2209.144 0 12000
Phụ bảng 2.2: kết quả hàm sản xuất biên ngẫu nhiên
Stoc. frontier normal/half-normal model Number of obs = 68 Wald chi2(9) = 51.85 Log likelihood = -34.222022 Prob > chi2 = 0.0000
---