Phân tích hiệu quả kỹ thuật trong mô hình sản xuất mía ở huyện Phụng Hiệp,

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng mía ở huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 42 - 44)

Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG

4.3.1 Phân tích hiệu quả kỹ thuật trong mô hình sản xuất mía ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

Hiệu quả kỹ thuật đòi hỏi người sản xuất tạo ra số lượng sản phẩm nhất định từ việc sử dụng các yếu tố đầu vào là ít nhất. Trong trường hợp tối đa hóa lợi nhuận người sản xuất phải tạo ra mức sản lượng tối đa tương ứng với mức đầu vào nhất định hay nói khác hơn hiệu quả kỹ thuật dùng để chỉ sự kết hợp tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lượng nhất định. Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên được ước lượng bằng phương pháp ước lượng cực đại (MLE- maximum-likelihood estimation) được phân tích bằng phần mềm Frontier 4.1. Bảng 4.10: Kết quả ước lượng bằng phương pháp MLE hàm sản xuất biên Cobb-Douglas

Ký hiệu biến Tên biến Hệ số Mức ý nghĩa Độ lệch

Ln X1 Diện tích (1000m2) 0,448 * 0,249 Ln X2 LĐGĐ (ngày/1000m2) 0,475 *** 0,162 Ln X3 Lượng giống (kg/1000m2) 0,139 Ns 0,169 Ln X4 Phân đạm (kg/1000m2) 0,626 *** 0,199 Ln X5 Phân lân (kg/1000m2) -0,496 ** 0,196 Ln X6 Phân kali (kg/1000m2) 0,157 ** 0,074 Ln X7 Chi phí thuốc BVTV (1000đồng/1000m2) -0,205 ** 0,084 Ln X8 Tuổi (năm) 0,089 Ns 0,188 D1 Tập huấn( 1=có, 0=không) -0,131 Ns 0,126 Hằng số 8,789 *** 1,454 Số quan sát 68 Log-likelihood -34,222 Prob > chi 2 0,000

Ghi chú: *, ** , *** chỉ mức độ ý nghĩa thống kê tương ứng là 10%, 5%, 1%. Ns: không có ý nghĩa thống kê.

Qua kết quả phân tích cho thấy mô hình được ước lượng có ý nghĩa thống kê (Prob> chi 2 đều là 0,000), có đến 6/9 biến được chọn có ý nghĩa, có ảnh hưởng đến năng suất.

-Về diện tích: hệ số của biến này có ý nghĩa thống kê. Cụ thể với mức ý nghĩa 10%, giả sử các yếu tố khác không đổi nếu tăng 1% diện tích thì năng suất sẽ tăng 0,488%. Điều này cho thấy diện tích có tác động đến năng suất của mía. Điều này đúng như kỳ vọng, nếu diện tích càng tăng cùng với năng lực quản lí và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của nông hộ sẽ giúp nông hộ sử dụng hớp lí nguồn lực đầu vào quan trong này. Một trong những yếu tố đầu vào rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng mía nói riêng.

-Lao động gia đình: hệ số của biến này có ý nghĩa thống kê đối với mô hình. Với mức ý nghĩa 1%, nếu tăng 1% lao động gia đình thì năng suất tăng 0,475% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Vì như phân tích ở trên lao động gia đình tham gia tất cả các khâu trong quá trình sản xuất từ việc bón phân, phun thuốc, làm đất…đặc biệt là trong quá trình chăm sóc lại chia thành nhiều khâu như làm cỏ, đánh lá…Chính vì thế trong quá trình sản xuất nông hộ đã tận dụng hết thời gian nhàn rỗi của mình cho việc chăm sóc mía. Do được chăm sóc kĩ điều này đã góp phần năng cao năng suất của mía.

-Về lượng giống: không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Điều này

cho thấy việc trồng mía với số lượng nhiều hay ít đều không ảnh hưởng đến năng suất, vì mía khi được chọn giống tốt và được chăm sóc kĩ sẽ đẻ nhánh rất nhanh. Chính vì thế nông hộ nên trồng mía với mật độ thích hợp hơn để làm giảm chi phí đầu tư ban đầu.

-Lượng N: hệ số của biến có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%. Cụ

thể: khi tăng 1% lượng N thì năng suất sẽ tăng 0,626% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Đối với mía đạm là thành phần quan trọng cho tất cả bộ phận của cây và đặc biệt cần thiết cho sự sinh trưởng dinh dưỡng. Hàm lượng N có tác dụng trong quá trình hình thành lá, là thành phần của diệp lục giúp lá xanh hơn, lượng chất N giúp cây đẻ nhánh nhiều hơn, kích thích lá to hơn làm tăng khả năng quang hợp và làm tăng năng suất. Tuy nhiên sử dụng thích hợp sẽ cho năng suất cao nếu sử dụng quá liều lượng cũng dẫn đến giảm năng suất.

-Lượng P: hệ số của biến nay cũng có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa

5%. Cụ thể: khi tăng 1% lượng P thì năng suất sẽ giảm -0,496% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Vì đối với mía cần lượng P tương đối ít, thường chỉ dung phân lân cho việc bón lót trước khi trồng để giúp cây tăng trưởng trong

giai đoạn đầu nên việc bón thừa lượng P không những làm cho năng suất giảm mà còn góp phần làm tăng chi phi sản xuất.

-Lượng K: cũng như lương P hệ số của biến có ý nghĩa thống kê với mức

ý nghĩa 5%. Cụ thể: khi tăng 1% lượng K thì năng suất sẽ tăng 0,157% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Đối với mía cần một lượng K rất lớn, lớn hơn cả lượng N và P. Vì nó có nhiệm vụ đồng hóa cacbon, trong quá trình quang hợp và tổng hợp protein, vận chuyển đường, giữ sự cân bằng nước trong cây, tăng khả năng chống hạn và chống đổ của cây mía. Nếu thiếu kali sẽ làm cho cây dễ nhiễm bệnh, làm năng suất giảm.

-Chi phí thuốc: có ý nghĩa thống kê ở mức 5% trong mô hình được

nghiên cứu. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tăng 1% chi phí thuốc thì năng suất sẽ giảm -0,205%. Điều này cho thấy chí phí nông hộ sử dụng quá nhiều trong sản xuất mía. Khi nông hộ sử dụng nhiều thuốc BVTV sẽ làm cho đất đai bị thoái hóa, kém dinh dưỡng. Điều đó, không những làm giảm mức năng suất của nông hộ mà còn làm tăng chi phí đầu vào của nông hộ.

-Tuổi của nông hộ và tập huấn: hệ số của cả hai biến này điều không có

ý nghĩa đối với mô hình. Tuổi của nông hộ càng cao thì nói lên rằng kinh nghiệm của nông hộ đó càng cao còn tập huấn là biến giả được quy ước là nếu có tập huấn thì bằng 1, nếu không có tập huấn thì bằng 0.Tuy nhiên, cả hai biến điều không có ý nghĩa đối với mô hình vì trong quá trình sản xuất điều quan trong nhất là cách sử dụng tối ưu các yếu tố đầu vào để có một đầu ra tối đa.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng mía ở huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)