0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Diện tích, năng suất, sản lượng mía qua các năm

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH TRỒNG MÍA Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG (Trang 31 -31 )

Bảng 3.4: Diện tích, sản lượng, năng suất mía huyện Phụng Hiệp, giai đoạn 2011 đến năm 2013. Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012 so với 2011 2013 so với 2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Diện tích (ha) 8.813,5 9.037,5 9.553 224 2,54 515,5 5,70 Năng suất (tấn/ha) 105 110 85,5 5 4,76 -24,5 -22,27 Sảnlượng (tấn) 925.417,5 994.125 814.387 68.707 7,42 -179738 -18,08

Nguồn: Chi cục Thống Kê huyện Phụng Hiệp, 2013

Số liệu ở bảng 3.4 cho thấy diện tích, sản lượng và năng suất có sự tăng giảm qua các năm. Diện tích mía trong giai đoạn từ năm 2011 – 2013 không ngừng tăng lên do giá mía nguyên liệu của huyện được các nhà máy thu mua với giá khá cao, nông dân trong huyện bắt đầu ồ ạt chuyển đổi các loại cây trồng hiện có không mang lại giá trị kinh tế cao sang trồng mía.. Năm 2012 là 9.037,5 ha tăng thêm 224 ha (tăng 2,55%) so với năm 2011, đến năm 2013 tiếp tục tăng thêm 515,5 ha (tăng 5,7%) so với năm 2012. Về sản lượng do việc tăng diện tích nên năm 2012 sản lượng mía cũng tăng nhanh so với năm 2011, cụ thể ở năm 2011 đạt 925.417,5 tấn thì năm 2012 tăng thêm 68.707 tấn (tăng 7,42%)nhưng đến năm 2013 thì giảm xuống 814.387 tấn, giảm 179.738 tấn (giảm 18,08%) so với năm 2012. Sản lượng giảm có thể do nhiều nguyên

nhân gây ra như thời tiết, dịch bệnh, giống,…Sản lượng tăng giảm phần nào cũng đã tác động đến năng suất làm cho năng suất cũng tăng giảm theo. Từ năm 2011 đến năm 2012 tăng 5 tấn/ha, cụ thể trong năm 2011 năng suất là 105 tấn/ha đến năm 2012 năng suất tăng lên 110 tấn/ha. Đến năm 2013 thì năng suất giảm xuống 85,5 tấn/ha giảm 24,5 tấn/ha so với năm 2012.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH

TRỒNG MÍA Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG

4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT MÍA Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU

4.1.1 Đặc điểm chung của các nông hộ

Qua kết quả điều tra các nông hộ trồng mía ở huyện Phụng Hiệp cho thấy thông tin chung của các nông hộ trồng mía như số nhân khẩu của nông hộ, diện tích sản xuất, kinh nghiệm,…

Bảng 4.1:Mô tả đặc điểm chung của nông hộ trồng mía ở huyện Phụng Hiệp Khoản mục Đơn vị tính Trung bình Độ lệch chuẩn

Số nhân khẩu Người/hộ 4,53 1,11

Số nhân khẩu trên 16 tuổi Người/hộ 3,79 1,38 Tổng diện tích đất 1000m2 14,96 9,12

Diện tích đất trồng mía 1000m2 9,69 7,37

Số năm kinh nghiệm Năm 20,94 10,71

Trình độ học vấn Năm đi học 5,66 2,84

Tuổi nông hộ Năm 48,06 13,33

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

4.1.1.1 Nguồn lực lao động

Lao động là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng, đóng vai trò không thế thiếu trong quá trình sản xuất. Qua bảng 4.1 cho thấy số nhân khẩu trong hộ khá cao. Số người trung bình trong mỗi hộ gần 5 người, số người trong độ tuổi lao động trung bình là 4 người/hộ. Với lực lượng sẵn có trong gia đình có thể đáp ứng đủ nhu cầu cho việc trồng mía, cụ thể là các thành viên có thể trực tiếp xịt thuốc, bón phân, xịt cỏ từ đó có thể giảm được chi phí thuê mướn lao động. Tuy nhiên thực tế cho thấy, trong quá trình trồng mía có rất nhiều khâu như chuẩn bị đất, giống, vô chân, đánh lá hay thu hoạch nên cần phải thuê thêm lao động nên có làm tăng chi phí sản xuất của nông hộ.

4.1.1.2 Trình độ học vấn của nông hộ

Trình độ học có khả năng ảnh hưởng đến kỹ thuật canh tác trong sản xuất của nông hộ. Người có trình độ cao thì tiếp cận khoa học kỹ thuật dễ dàng hơn những người có trình độ thấp. Trình độ học vấn của nông hộ trồng mía huyện Phụng Hiệp còn rất thấp, điều này được thể hiện qua bảng 4.1 và 4.2. Nông hộ

chủ yếu học tới cấp 1 và cấp 2 chiếm gần 92% trong tổng quan sát điều tra. Số năm đi học trung bình khoảng 6 năm. Điều này nói lên khó khăn trong việc triển khai và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất.

Bảng 4.2: Trình độ học vấn của chủ hộ trồng mía phân theo cấp học Cấp học Số quan sát Tỷ trọng(%) Mù chữ 4 5,88 Cấp 1 29 42,65 Cấp 2 33 48,53 Cấp 3 2 2,94 Tổng 68 100

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

4.1.1.3 Kinh nghiệm trồng mía của nông hộ

Kinh nghiệm là một yếu tố mang tính chất thời gian, kinh nghiệm trồng trọt của nông hộ ở đây được xem như số năm nông hộ bắt đầu canh tác mía cho đến nay. Nếu số năm trồng mía của họ nhiều thì nông hộ sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong trồng mía hơn, trong việc bón phân, phun xịt thuốc hay phòng trừ sâu bệnh một cách hiệu quả. Theo số liệu bảng 4.1, nông hộ có kinh nghiệm trồng trung bình khoảng 21 năm. Điều này cho thấy số năm kinh nghiệm cao góp phần tăng hiệu quả sản xuất mía.

4.1.1.4 Diện tích đất canh tác

Bảng 4.3: Tình hình sử dụng đất trong sản xuất mía

Đvt: 1.000m2

Khoản mục Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tổng diện tích đất 1,5 50 14,96 9,12 DT đất trồng mía 1 45 9,69 7,37

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Trong tổng diện tích đất mà người dân sở hữu thì ngoài phần diện tích thổ cư để ở thì người dân sử dụng phần đất còn lại với mục đích khác nhau như: trồng mía, trồng vườn, trồng lúa,…Tuy nhiên, phần diện tích phân chia không đồng đều.

Theo kết quả khảo sát cho thấy, trung bình một nông hộ có 14.960m2 đất thì trong đó đất trồng mía chiếm hết 9.690m2. Qua bảng số liệu khảo sát thì có sự chênh lệch đất canh tác của hộ do có độ lệch chuẩn tương đối lớn 7,37. Mía

là một cây trồng chủ lực của huyện Phụng Hiệp, đứng thứ hai sau cây lúa hiện đang được đầu tư cơ sở hạ tầng về thủy lợi phục vụ sản xuất cùng với công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật trong canh tác, chuyển đối giống mới có năng suất và chữ đường cao nhưng trong những năm gần đây do giá cả đầu ra bấp bênh nên diện tích trồng mía có xu hướng giảm. Nhìn chung diện tích sản xuất của nông hộ còn phân bố không đồng đều nên dẫn đến vấn đề khó khăn trong sản xuất tập trung và tốn nhiều chi phí vận chuyển trong khâu thu hoạch.

4.1.1.5 Nguồn lực vốn

Vốn là yếu tố góp phần quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp, bất kỳ hoạt động sản xuất nào nếu không có vốn đầu tư sẽ không thực hiện được. Đối với việc trồng mía thì cần nhiều vốn trong sản xuất, bởi từ lúc trồng đến khi thu hoạch mía thì có rất nhiều công đoạn và việc sử dụng phân bón cần rất nhiều vốn, nên nguồn vốn mà nông hộ dùng trong sản xuất mía có thể là vốn tự có hoặc có thể đi vay từ ngân hàng hoặc nơi khác.

Bảng 4.4: Nguồn gốc vốn của nông hộ

Nguồn vốn Số quan sát Tỷ trọng(%)

Tự có 41 60,29

Vay vốn 27 39,71

Tổng 68 100

Nguồn:Số liệu điều tra, 2014

Theo như những số liệu điều tra ở bảng 4.4 cho thấy vốn tự có của các chủ hộ là 41 hộ trong tổng số 68 hộ chiếm 60,29%, còn nguồn vốn vay thì có 27 hộ chiếm 39,71%. Những hộ thiếu vốn sản xuất họ chủ yếu vay ở ngân hàng NN & PTNT ở huyện nhằm có nguồn đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và số vốn được vay thường được sử dụng trong việc mua cây giống, phân bón và các khoản làm đất.

4.1.2 Kỹ thuật sản xuất

4.1.2.1 Nguồn gốc giống

Bảng sau đây cho thấy nông hộ chủ yếu sử dụng nguồn giống từ vùng khác với 68/68 hộ sử dụng, chiếm 100% số hộ sử dụng. Không có hộ nào sử dụng giống tự có hay từ cơ sở sản xuất giống. Giống từ vùng khác thường là ở Long Phú, Sóc Trăng có 68 nông hộ sử dụng. Giống tự có nông hộ không thể tự sản xuất vì với điều kiện tự nhiên của huyện có địa hình trũng, thấp và nông hộ có tập quán canh tác luân canh ở một số địa phương cần phải thu hoạch sớm.

Bảng 4.5: Nguồn gốc giống của nông hộ

Nguồn giống Số quan sát Tỷ trọng(%)

Tự có 0 0

Từ vùng khác 68 100

Cơ sở sản xuất giống 0 0

Tổng 68 100

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

4.1.2.2 Tham gia tập huấn

Tập huấn trong sản xuất là rất cần thiết, tuy nhiên trong hoạt động sản xuất trồng mía thì các nông hộ đều sử dụng kinh nghiệm của bản thân là chủ yếu. Công tác tập huấn của địa bàn chưa được phổ biến, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức và người dân phải học hỏi thêm kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Theo kết quả điều tra từ bảng 4.6 thì chỉ có 25% nông hộ có tham gia tập huấn và có đến 75% nông hộ không tham gia tập huấn, mà sản xuất theo thói quen, kinh nghiệm hay học hỏi khinh nghiệm từ hàng xóm, người thân.

Bảng 4.6: Tập huấn của nông hộ

Khoản mục Số quan sát Tỷ trọng(%)

Có tập huấn 17 75

Không có tập huấn 51 25

Tổng 68 100

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

4.1.3 Đặc điểm tiêu thụ

Qua khảo sát 68 hộ trồng mía, tất cả các nông hộ đều bán cho thương lái với đa số là hình thức hợp đồng ứng trước. Đây cũng là hình thức tiêu thụ thuận lợi cho người dân do mía được trồng trên diện tích khá lớn và với sản lượng cao việc vận chuyển mía cần khá nhiều lao động và phương tiện vận chuyển riêng biệt. Vì vậy việc bán cho thương lái tại nhà là lựa chọn khá hiệu quả nhất trong trường hợp khan hiếm lao động thuê. Cùng với hợp đồng ứng trước giúp người dân yên tâm hơn khi giá cả mía dao động lên xuống thất thường như trong thời gian gần đây.

4.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ, DOANH THU, LỢI NHUẬN VÀ CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG MÍA Ở HUYỆN PHỤNG SỐ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG MÍA Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG

4.2.1 Phân tích các khoản mục chi phí

Theo kết quả phân tích thống kê mô tả, các khoản chi phí trung bình sản xuất trong mô hình được tổng hợp trong bảng 4.7.

Bảng 4.7: Các khoản chi phí trung bình trong sản xuất mía

Đvt: 1000đ

Khoản mục Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Tỷ lệ(%) Chi phí giống 2.100 102.000 15.097,21 26,76 Chi phí thuốc 40 3.500 690,44 1,23 Chi phí phân bón 1.360 60.480 10.690,15 18,95 Chi phí lao động thuê 2.250 144.200 28.181,48 49,95 Chi phí lãi vay 0 6.000 1.165,59 2,06 Chi phí đất thuê 0 12.000 592,17 1,05

Tổng 16.311 328.180 56.417,04 100

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Trong quá trình sản xuất bao gồm nhiều chi phí, các khoản chi phí chiếm tỷ trọng rất khác nhau tùy thuộc vào kinh nghiệm, tập quán canh tác của từng nông hộ. Từ kết quả phân tích ở trên cho thấy, trong những khoản chi phí trung bình trong sản xuất mía thì chi phí lao động thuê là cao nhất 28.181,48 ngàn đồng, chiếm đến 49,95% trong tổng chi phí sản xuất. Hầu hết những khoản chi phí này đều góp phần quan trọng trong quá trình sản xuất.

-Về chi phí giống: giống là một trong những nhân tố quan trọng trong

quá trình sản xuất nông nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất đạt được. Trong tổng chi phí sản xuất thì chi phí giống chiếm 26,76%, chi phí giống thấp nhất là 2.100 ngàn đồng/vụ, cao nhất là 102.000 ngàn đồng/vụ. Giá giống thấp sẽ làm giảm được chi phí giống của nông hộ. Lượng giống sử dụng khác nhau ngoài phụ thuộc vào kinh nghiệm, tâp quán canh tác của nông hộ mà còn tùy thuộc vào loại giống mà nông hộ sử dụng. Giống mía ROC 16 được nông hộ sử dụng nhiều vì điều kiện tự nhiện ở huyện là vùng trũng nên một số diện tích trồng phải thu hoạch chạy lũ nên nông hộ chọn giống mía có thời gian ngắn, để có thể sớm thu hoạch. Chi phí giống mía trung bình của mẫu thu được là 15.097,21ngàn đồng/vụ. Giá giống dao động từ 1.100 ngàn đồng/tấn đến 2.200 ngàn đồng/tấn. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch chi

phí giống của các nông hộ là do thời điểm mua giống của họ là không giống nhau, số lượng giống được mua cũng khác nhau.

-Chi phí thuốc BVTV: trong tổng số 68 nông hộ điều tra thì sự chênh lệch về mức độ sử dụng thuốc nông dược giữa nông hộ thấp nhất và cao nhất là khá lớn. Khoản chi phí này chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ chiếm 1,23% trong tổng chi phí sản xuất của nông hộ do nông hộ đã chú trọng trong việc vệ sinh cho cây mía. Mỗi vụ trung bình nông hộ xịt 2 lần. Với mức chi phí thấp nhất trong sử dụng thuốc BVTV nông hộ sử dụng là 40 ngàn đồng/vụ, cao nhất là 3.500 ngàn đồng/vụ và mức chi phí trung bình là 690,44 ngàn đồng/vụ. Các loại thuốc nông dược được nông hộ sử dụng chủ yếu là các loại thuốc trừ sâu đục thân, thuốc trừ cỏ. Đặc biệt là lúc mía được 6-7 tháng tuổi cần quan tâm đến việc phòng trừ sâu đục thân và rầy đầu vàng có thể gây hại mạnh.

-Chi phí phân bón: chi phí phân bón đứng vị trí cao thứ ba trong tổng chi

phí sử dụng của nông hộ, chiếm 18,95% tổng chi phí. Phân bón chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí sản xuất do đặc điểm của mía người ta cần lượng đường chứa trong cây nên lượng đường và chất lượng đường phụ thuộc vào số lượng và tỷ lệ các chất chất dinh dưỡng cung cấp cho mía. Trong sản xuất mía nông hộ chỉ sử dụng phân vô cơ, vì vậy chi phí cho phân bón là khá lớn. Các loại phân nông hộ sử dụng chủ yếu là NPK (25-25-5, 20-20-15), phân Ure, DAP. Chi phí phân trung bình mà nông hộ sử dụng là 10.690,15 ngàn đồng/vụ, mức thấp nhất là 1.360 ngàn đồng/vụ và mức cao nhất là 60.480 ngàn đồng/vụ. Chi phí phân có sự chênh lệch giữa các nông hộ là docó nhữngnông hộ mua thiếu phân bón sau khi thu hoạch mới hoàn trả cho chủ vật tư, vì vậy số tiền phân sẽ bị kê lên với mức giá từ 30 ngàn đồng đến 50 ngàn đồng.

- Phân đạm (N): có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng thân lá, nhất là thời kỳ đầu. Thiếu đạm tốc độ hình thành lá và vươn cao chậm lại, lá chóng già, cây bé và có màu vàng nhạt, quang hợp yếu, năng suất giảm. Bất kỳ đất nào gieo trồng liên tục cũng cần phải bổ sung đạm, vùng đất trũng rất dễ bị thiếu đạm vì sự ngập nước dẫn đến sự mất đạm do vi khuẩn trong đất.

- Phân lân (P): tổng hợp nên nhiều hợp chất giúp cây trồng tăng tính chịu lạnh, có ảnh hưởng đến quá trình phát triển của rễ, đến khả năng quang hợp và vận chuyển chất dinh dưỡng trong cây, tổng hợp đường cho cây mía. Thiếu lân cũng làm cho năng suất giảm, cây còi cọc, thân mảnh.

- Phân kali (K): tham gia điều hòa thẩm thấu các chất, điều hòa nước trong cây, tăng cường khả năng quang hợp, tổng hợp protein, tăng cường hàm lượng đường trong mía. Nếu thiếu kali sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng phát

triển, lá chuyển màu xanh đen, ở những lá già xuất hiện những đốm màu vàng nhạt, lá khô dần và chết.

Công thức phân bón được sử dụng chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm của nông hộ hoặc học hỏi từ bà con hàng xóm. Ngoài ra, lượng phân được sử dụng chủ yếu phụ thuộc vào độ màu mỡ của đất. Dựa vào kinh nghiệm của mình, mỗi nông hộ có công thức và liều lượng phân bón cho diện tích trồng mía qua các vụ là khác nhau.

-Chi phí lao động thuê: chi phí lao động thuê cũng gồm các khâu chuẩn bị đất, giống, chăm sóc, bón phân, xịt thuốc và thu hoạch. Khâu nào cũng cần nhiều nguồn lao động có thể là lao động gia đình, lao động thuê nhưng đặc biệt khâu thu hoạch thường toàn bộ là lao động thuê, qua sự trao đổi trực tiếp

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH TRỒNG MÍA Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG (Trang 31 -31 )

×