Phân tích các khoản mục chi phí

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng mía ở huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 37 - 39)

Theo kết quả phân tích thống kê mô tả, các khoản chi phí trung bình sản xuất trong mô hình được tổng hợp trong bảng 4.7.

Bảng 4.7: Các khoản chi phí trung bình trong sản xuất mía

Đvt: 1000đ

Khoản mục Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Tỷ lệ(%) Chi phí giống 2.100 102.000 15.097,21 26,76 Chi phí thuốc 40 3.500 690,44 1,23 Chi phí phân bón 1.360 60.480 10.690,15 18,95 Chi phí lao động thuê 2.250 144.200 28.181,48 49,95 Chi phí lãi vay 0 6.000 1.165,59 2,06 Chi phí đất thuê 0 12.000 592,17 1,05

Tổng 16.311 328.180 56.417,04 100

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Trong quá trình sản xuất bao gồm nhiều chi phí, các khoản chi phí chiếm tỷ trọng rất khác nhau tùy thuộc vào kinh nghiệm, tập quán canh tác của từng nông hộ. Từ kết quả phân tích ở trên cho thấy, trong những khoản chi phí trung bình trong sản xuất mía thì chi phí lao động thuê là cao nhất 28.181,48 ngàn đồng, chiếm đến 49,95% trong tổng chi phí sản xuất. Hầu hết những khoản chi phí này đều góp phần quan trọng trong quá trình sản xuất.

-Về chi phí giống: giống là một trong những nhân tố quan trọng trong

quá trình sản xuất nông nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất đạt được. Trong tổng chi phí sản xuất thì chi phí giống chiếm 26,76%, chi phí giống thấp nhất là 2.100 ngàn đồng/vụ, cao nhất là 102.000 ngàn đồng/vụ. Giá giống thấp sẽ làm giảm được chi phí giống của nông hộ. Lượng giống sử dụng khác nhau ngoài phụ thuộc vào kinh nghiệm, tâp quán canh tác của nông hộ mà còn tùy thuộc vào loại giống mà nông hộ sử dụng. Giống mía ROC 16 được nông hộ sử dụng nhiều vì điều kiện tự nhiện ở huyện là vùng trũng nên một số diện tích trồng phải thu hoạch chạy lũ nên nông hộ chọn giống mía có thời gian ngắn, để có thể sớm thu hoạch. Chi phí giống mía trung bình của mẫu thu được là 15.097,21ngàn đồng/vụ. Giá giống dao động từ 1.100 ngàn đồng/tấn đến 2.200 ngàn đồng/tấn. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch chi

phí giống của các nông hộ là do thời điểm mua giống của họ là không giống nhau, số lượng giống được mua cũng khác nhau.

-Chi phí thuốc BVTV: trong tổng số 68 nông hộ điều tra thì sự chênh lệch về mức độ sử dụng thuốc nông dược giữa nông hộ thấp nhất và cao nhất là khá lớn. Khoản chi phí này chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ chiếm 1,23% trong tổng chi phí sản xuất của nông hộ do nông hộ đã chú trọng trong việc vệ sinh cho cây mía. Mỗi vụ trung bình nông hộ xịt 2 lần. Với mức chi phí thấp nhất trong sử dụng thuốc BVTV nông hộ sử dụng là 40 ngàn đồng/vụ, cao nhất là 3.500 ngàn đồng/vụ và mức chi phí trung bình là 690,44 ngàn đồng/vụ. Các loại thuốc nông dược được nông hộ sử dụng chủ yếu là các loại thuốc trừ sâu đục thân, thuốc trừ cỏ. Đặc biệt là lúc mía được 6-7 tháng tuổi cần quan tâm đến việc phòng trừ sâu đục thân và rầy đầu vàng có thể gây hại mạnh.

-Chi phí phân bón: chi phí phân bón đứng vị trí cao thứ ba trong tổng chi

phí sử dụng của nông hộ, chiếm 18,95% tổng chi phí. Phân bón chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí sản xuất do đặc điểm của mía người ta cần lượng đường chứa trong cây nên lượng đường và chất lượng đường phụ thuộc vào số lượng và tỷ lệ các chất chất dinh dưỡng cung cấp cho mía. Trong sản xuất mía nông hộ chỉ sử dụng phân vô cơ, vì vậy chi phí cho phân bón là khá lớn. Các loại phân nông hộ sử dụng chủ yếu là NPK (25-25-5, 20-20-15), phân Ure, DAP. Chi phí phân trung bình mà nông hộ sử dụng là 10.690,15 ngàn đồng/vụ, mức thấp nhất là 1.360 ngàn đồng/vụ và mức cao nhất là 60.480 ngàn đồng/vụ. Chi phí phân có sự chênh lệch giữa các nông hộ là docó nhữngnông hộ mua thiếu phân bón sau khi thu hoạch mới hoàn trả cho chủ vật tư, vì vậy số tiền phân sẽ bị kê lên với mức giá từ 30 ngàn đồng đến 50 ngàn đồng.

- Phân đạm (N): có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng thân lá, nhất là thời kỳ đầu. Thiếu đạm tốc độ hình thành lá và vươn cao chậm lại, lá chóng già, cây bé và có màu vàng nhạt, quang hợp yếu, năng suất giảm. Bất kỳ đất nào gieo trồng liên tục cũng cần phải bổ sung đạm, vùng đất trũng rất dễ bị thiếu đạm vì sự ngập nước dẫn đến sự mất đạm do vi khuẩn trong đất.

- Phân lân (P): tổng hợp nên nhiều hợp chất giúp cây trồng tăng tính chịu lạnh, có ảnh hưởng đến quá trình phát triển của rễ, đến khả năng quang hợp và vận chuyển chất dinh dưỡng trong cây, tổng hợp đường cho cây mía. Thiếu lân cũng làm cho năng suất giảm, cây còi cọc, thân mảnh.

- Phân kali (K): tham gia điều hòa thẩm thấu các chất, điều hòa nước trong cây, tăng cường khả năng quang hợp, tổng hợp protein, tăng cường hàm lượng đường trong mía. Nếu thiếu kali sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng phát

triển, lá chuyển màu xanh đen, ở những lá già xuất hiện những đốm màu vàng nhạt, lá khô dần và chết.

Công thức phân bón được sử dụng chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm của nông hộ hoặc học hỏi từ bà con hàng xóm. Ngoài ra, lượng phân được sử dụng chủ yếu phụ thuộc vào độ màu mỡ của đất. Dựa vào kinh nghiệm của mình, mỗi nông hộ có công thức và liều lượng phân bón cho diện tích trồng mía qua các vụ là khác nhau.

-Chi phí lao động thuê: chi phí lao động thuê cũng gồm các khâu chuẩn bị đất, giống, chăm sóc, bón phân, xịt thuốc và thu hoạch. Khâu nào cũng cần nhiều nguồn lao động có thể là lao động gia đình, lao động thuê nhưng đặc biệt khâu thu hoạch thường toàn bộ là lao động thuê, qua sự trao đổi trực tiếp với các nông hộ thì khi thu hoạch thuê nhân công đa số là tính theo tấn, bình quân các nông hộ sẽ thuê giá dao động từ 100 ngàn đồng/tấn đến 160 ngàn đồng/tấn . Chi phí lao động thuê chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu tổng chi phí sản xuất 49,95%, theo thống kê từ bảng 4.7 thì trong vụ thu hoạch mía này thì mức chi phí lao động thuê thấp nhất là 2.250 ngàn đồng, cao nhất là 144.200 ngàn đồng và trung bình là 28.181,48 ngàn đồng.

-Chi phí lãi vay: khoản mục chi phí này chiếm là 2,06% do chủ yếu nông hộ sử dụng vốn nhà bên cạnh đó lãi suất từ ngân hàng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nhìn chung là thấp, vì vậy tỷ lệ chi phí này chiếm không đáng kể.

-Chi phí thuê đất: đây là chi phí có góp phần ảnh hưởng đến lợi nhuận. Mức chi phí trung bình của chi phí này là 592,17 ngàn đồng, thấp nhất là 0 đồng và cao nhất là 12.000 ngàn đồng. Sở dĩ có mức chi phí thấp nhất là 0 đồng là do có hộ có đất sản xuất, không cần thuê thêm đất để sản xuất.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng mía ở huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 37 - 39)