Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng hành tím tại thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 65)

Bảng 4.11 Kết quả chạy mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế

Ký hiệu biến Tên biến Hệ số Sai số chuẩn Mức ý nghĩa

DT TD TH KN LĐ Diện tích Tín dụng Tập huấn Kinh nghiệm Lao động Hằng số -0,005 ns 0,134 ** -0,156 ** 0,008 ** -0,001 ns 0,315 * 0,200 0,064 0,721 0,003 0,002 0,177 0,979 0,040 0,034 0,019 0,530 0,079 Số quan sát R2 Prob > F 68 0,21 0,0088

Ghi chú: *, ** và *** lần lượt biểu diễn các mức ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5% và 1%

a) Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Dựa vào kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi ở phụ lục 2.3, cho thấy mô hình hồi quy không bị hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Bởi vì

mức ý nghĩa chính xác p của giá trị kiểm định nR2 trong kiểm định White p=

0,9536 (95,36%) > 5% (𝛼 = 5%), nên kết luận chấp nhận giả thiết H0: Phương

53

b)Kiểm định sự tự tương quan

Từ kết quả phụ lục 2.3, cho thấy rằng mô hình hồi quy không có hiện tượng tự tương quan do giá trị Prob> chi 2= 0,2722 ~ 27,22% > 𝛼 (𝛼 = 5%). Nên ta

kết luận chấp nhận H0: không có sự tự tương quan trong mô hình.

c) Kiểm định đa cộng tuyến

Dựa vào kết quả kiểm định đa cộng tuyến của mô hình từ phụ lục 2.3, cho thấy rằng mô hình hồi quy trên không bị hiện tượng đa cộng tuyến, vì nhân tử phóng đại phương sai của tất cả các biến độc lập trong mô hình đều rất nhỏ (Vif= 1,09< 2,78).

d)Giải thích ý nghĩa các biến trong mô hình

Từ kết quả bảng 4.11 cho thấy có 3 biến ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất hành tím đó là: biến tín dụng, tập huấn và biến kinh nghiệm của chủ hộ. Sự ảnh hưởng của các biến được giải thích cụ thể như sau:

Tín dụng (TD): Hệ số biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và dương, điều này cho thấy những hộ có vay vốn sẽ có hiệu quả kinh tế cao hơn những hộ không vay là 13,4 điểm % với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này cho thấy nông dân rất cố gắng và có trách nhiệm trong hoạt động sản xuất của mình và quản lí nguồn vốn vay một cách hợp lí để nâng cao lợi nhuận.

Tập huấn (TH): Hệ số biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và âm, điều này cho thấy với những hộ có tham gia tập huấn trong mô hình thì hiệu quả kinh tế thấp hơn những hộ không tập huấn 15,6 điểm % với điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Kinh nghiệm (KN): Hệ số biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và dương, điều này cho thấy nếu kinh nghiệm chủ hộ tăng thêm 1 năm thì hiệu quả kinh tế mô hình tăng lên 0,8 điểm % với điều kiện các yếu tố khác không đổi.

4.5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ TRỒNG HÀNH TÍM TẠI THỊ XÃ VĨNH CHÂU- SÓC TRĂNG

4.5.1 Nhận định về những thuận lợi và khó khăn của nông hộ trồng hành tím ở thị xã Vĩnh Châu- Sóc Trăng hành tím ở thị xã Vĩnh Châu- Sóc Trăng

4.5.1.1 Thuận lợi

− Đa phần các nông hộ trồng hành tím ở Vĩnh châu đều có kinh nghiệm

sản xuất từ lâu đời trung bình nông hộ có trên 17 năm kinh nghiệm sản xuất hành tím việc sản xuất hành tím từ lâu giúp nông dân hiểu rỏ hơn về các đặc

54

tính sinh trưởng, sự tác động thời tiết, sự chuyển biến của sâu bệnh nên có sự ứng phó kịp thời.

− Thị xã Vĩnh Châu là vùng có đất đai phù hợp trong sản xuất hành tím ở

vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, vì vậy canh tác hành tím trên vùng đất này tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của hành tím từ đó cũng tạo ra mức năng suất cao hơn cho nông hộ sản xuất.

− Các đại lý nông nghiệp và vật tư nông nghiệp phân bố khá rộng và cho

các nông dân mua thiếu phân bón và nông dược nên nông dân có thể an tâm phần nào để tập trung sản xuất.

− Đến thời điểm thu hoạch thương lái vào tận ruộng để thu mua, người

nông dân giảm được phần nào chi phí vận chuyển.

4.5.1.2 Khó khăn

−Đầu ra là vấn đề đáng lo ngại nhất là đối với các nông hộ trồng hành

tím ở thị xã Vĩnh Châu - Sóc Trăng. Giá bán và thị trường tiêu thụ còn bấp bênh, hầu hết nông dân bán hành tím thường phụ thuộc giá vào thương lái do tình trạng nắm bắt thông tin giá cả thị trường còn hạn chế.

−Nguồn giống của người dân vẫn chưa được đảm bảo, chưa có cơ sở sản

xuất giống nào ở địa phương. Đa số người dân chỉ sử dụng nguồn giống trao đổi lẫn nhau giữa các hộ ở địa phương hoặc nguồn giống nhà tự trồng dẫn đến tình trạng hành tím dễ bị thoái hóa, sinh trưởng kém, sâu bệnh nhiều và năng suất giảm. Nếu nông hộ xuống giống trễ có thể bị khan hiếm nguồn giống làm cho chi phí giống tăng cao.

− Phần lớn nguồn vốn mà người nông dân phải bỏ ra để sản xuất hành tím

là tương đối lớn, đa phần đầu tư người nông dân thường phải đi vay. Trong khi đó, chỉ có một số ít người tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính thức với lãi suất thấp, số còn lại phải tìm đến các hình thức tín dụng phi chính thức với mức lãi suât khá cao.

− Qua khảo sát cho thấy các hộ trồng hành tím thì có rất ít hộ có tham gia tập huấn kỹ thuật, cho thấy người dân chưa mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, việc sản xuất của họ thường theo kinh nghiệm truyền thống. Từ đó dẫn đến năng suất chưa cao và chất lượng sản phẩm không được đồng đều, việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn, đặc biệt cho xuất khẩu.

− Chi phí sản xuất hành tím của người dân cũng tương đối cao. Các chi

phí đầu vào như: Giống, phân bón, thuốc BVTV,…tăng cao trong khi giá bán sản phẩm củ hành tím lại giảm mạnh. Đặc biệt, là giá hành giống vụ vừa qua tăng khá cao, chất lượng giống thì chưa thật sự tốt. Nguyên nhân là do việc sản

55

xuất giống phát triển theo hình thức tự phát chưa có sự quản lý nên việc kiểm tra gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, giá nhân công lao động lại tăng cao, nhất là vào thời vụ trồng và thu hoạch hành tím khan hiếm lao động nên đẩy giá tăng lên. Với giá cả đầu vào tăng cao , trong khi người dân thì chưa sử dụng tốt các nguồn lực đầu vào hay sử dụng đầu vào khác để thay thế vì còn hạn chế mặt trình độ, áp dụng khoa học kỹ thuật còn nhiều yếu kém.

− Những năm gần đây, người trồng hành phải chịu ảnh hưởng từ thời tiết

và khí hậu diễn biến phức tạp, hiện tượng mưa trái mùa đã làm cho hành tím bị thối củ. Ngoài ra, tình hình dịch bệnh, sâu bệnh tấn công làm cho năng suất giảm mạnh dẫn đến giảm thu nhập của người dân trồng hành tím.

4.5.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng hành tím ở Vĩnh Châu- Sóc Trăng hành tím ở Vĩnh Châu- Sóc Trăng

Từ những phân tích về tình hình sản xuất hành tím tại Vĩnh Châu- Sóc Trăng, Để người nông dân có thể nâng cao được hiệu quả sản xuất cần thực hiện một số giải pháp sau:

− Như kết quả đã phân tích ở trên trình độ học vấn của nông hộ có ý nghĩa quan trọng góp phần tăng năng suất cho nông hộ, người nông dân nên cần phải nghiên cứu thêm sách vở, các tài liệu hay thông tin liên quan về trồng hành tím, để có thể dễ dàng tiếp thu nguồn thông tin, kiến thức mới, khoa học nhằm áp dụng vào quá trình sản xuất của từng nông hộ. Không nên quá cứng nhắc với kinh nghiệm bản thân mà cần tiếp thu kiến thức của cán bộ khuyến nông, các nhà khoa học,..

− Theo các kết quả phân tích từ hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng hành tím tại thị xã Vĩnh Châu- tỉnh Sóc Trăng cho thấy biến tập huấn không có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của mô hình và biến này có tác động giảm hiệu quả kinh tế của mô hình. Theo số liệu điều tra trực tiếp từ 68 hộ trồng hành tím tại thị xã Vĩnh Châu thì chỉ có 24% nông hộ có tham gia tập huấn kỹ thuật, từ đó việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất của bà con còn gặp yếu kém, hiệu quả sản xuất chưa được cao. Do đó, các cơ sở ban ngành cần tổ chức nghiên cứu tìm ra những mô hình sản xuất hành tím hiệu quả. Từ đó, tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn khoa học kỹ thuật, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới, hướng dẫn bà con áp dụng sản xuất.

− Từ việc tìm hiểu những hộ trồng hành tím cho thấy, trong sản xuất hành

tím bà con cần đầu tư một số vốn tương đối lớn, đa phần số vốn đầu tư vào sản xuất người nông dân thường phải đi vay. Trong khi đó, chỉ có một số ít người tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính thức với lãi suất thấp, số còn lại phải tìm đến những nguồn vốn phi chính thức với mức lãi suất cao hơn. Chính quyền

56

địa phương và các ngân hàng cần có sự liên kết với nhau tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng: có thể vay với mức lãi suất thấp, vay tín chấp,…với đơn giản hóa các thủ tục, tạo điều kiện cho người dan tiếp cận nguồn vốn từ chương trình hỗ trợ đầu tư của nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp.

− Kết quả từ nghiên cứu cho thấy rằng chi phí thuốc có ảnh hưởng làm

giảm năng suất cũng như hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng hành tím, vì vậy người nông dân cần hạn chế sử dụng thuốc nông dược trên đồng ruộng để có thể giảm chi phí và góp phần tăng năng suất, đối với các loại côn trùng hay sâu thì có thể sử dụng những loài thiên địch thay vì sử dụng thuốc nông dược.

− Trên thực tế kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn lực lao động gia đình

vẫn chưa được sử dụng hiệu quả, thực trạng là số lao động quá nhiều nên dẫn đến thời gian nhàn rỗi, nên nông dân ngoài thời gian chính để trồng hành tím thì còn có thể tham gia các tổ hợp sản xuất nông nghiệp khác góp phần tạo nguồn thu nhập thêm cho nông hộ.

57

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Qua quá trình phân tích và kết quả thu được từ việc phân tích hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng hành tím tại thị xã Vĩnh Châu, có thể rút ra một số kết luận như sau:

Từ việc tìm hiểu thực trạng sản xuất hành tím của nông hộ cho thấy rằng, ở địa bàn thị xã có điều kiện thuận lợi để phát triển nghề trồng hành tím như: đất đai phù hợp, người nông dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, tuy nhiên việc sản xuất chưa được tập trung, còn sản xuất với quy mô nhỏ lẻ manh mún nên cũng còn gặp một số khó khăn trong quá trình sản xuất như: tình hình dịch bệnh, sâu hại ngày càng nhiều, người nông dân còn thiếu vốn trong sản xuất, chính quyền địa phương chưa có sự quan tâm tích cực đến người dân trồng hành tím.

Qua việc phân tích các khoản mục chi phí và phân tích các chỉ số tài chính có thể kết luận rằng có thể kết luận rằng việc sản xuất hành tím của các nông hộ của vụ vừa qua có hiệu quả không cao, nguyên nhân chủ yếu là do: giá bán hành tím vụ vừa qua thấp hơn so với các năm trước , tình hình dịch bệnh nhiều làm giảm năng suất vụ vừa qua.

Qua việc phân tích hàm hiệu quả kỹ thuật thì các biến sau có ảnh hưởng đến năng suất như : diện tích, lượng phân lân góp phần làm tăng năng suất của nông hộ, người nông dân nên biết cách sử dụng các nguồn lực này một cách hợp lý trong khâu canh tác để mang lại hiệu quả cao không nên quá lạm dụng mà ảnh hưởng đến giảm năng suất. Bên cạnh đó biến chi phí thuốc BVTV sẽ làm giảm năng suất, vì vậy người nông dân cần sử dụng biến đầu vào này một cách hợp lý nhất. Ngoài ra, kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến hàm hiệu quả kỹ thuật cho thấy hiệu quả kỹ thuật trung bình của nông hộ sản xuất hành tím ở thị xã Vĩnh Châu- tỉnh Sóc Trăng là 81,53%, biến học vấn, kinh nghiệm, tín dụng có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ.

Kết quả ước lượng hàm lợi nhuận cho thấy giá phân đạm nguyên chất, chi phí thuốc BVTV, chi phí giống, tập huấn có ảnh hưởng làm giảm lợi nhuận của nông hộ trồng hành tím ở Vĩnh Châu- Sóc Trăng.

58

5.2.1 Đối với địa phương

Phòng nông nghiệp hay các cơ sở ban ngành tiếp tục mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao quy trình kỹ thuật cho bà con. Do đa phần trình độ học vấn của nông dân trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu còn khá thấp vì thế việc tiếp thu kỹ thuật sản xuất còn chậm, do đó cán bộ kỹ thuật cần hướng dẫn kỹ thuật cho nông hộ chi tiết hơn nữa, hướng dẫn sử dụng phân bón, thuốc BVTV đúng liều lượng, chọn những loại giống có năng suất tốt. Khuyến khích người dân áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến hơn để nâng cao trình độ sản xuất, triển khai mô hình sản xuất hành tím có hiệu quả hơn.

5.2.2 Đối với nhà nước

Đề nghị các cơ quan về quản lý nguồn vốn như: Ngân hàng đầu tư phát triển, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, quỹ hỗ trợ đầu tư và phát triển,…xem xét đầu tư cho nông dân vay vốn với mức lãi suất phù hợp. Đối với những hộ thiếu vốn sản xuất nhưng không có điều kiện để vay thì cần tạo điều kiện cho họ có thể vay được nguồn vốn để tham gia sản xuất.

59

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Huỳnh Trường Huy, Nguyễn Phú Son, Trần Thụy Ái Đông, 2004. Kinh tế sản xuất. Đại học Cần Thơ

2. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế. Cần Thơ:

Nhà Xuất bản thông tin

3. Nguyễn Hữu Đặng, 2013. Hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng

đến hiệu quả kỹ thuật trồng lúa ở ĐBSCL giai đoạn 2008-2011. Tạp chí xuất

bản trong nước, số 526, trang 268-276

4. Phạm Lê Thông và cộng sự 2011. So sánh hiệu quả kinh tế của vụ lúa

Hè Thu và Thu Đông ở ĐBSCL. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, số 18a,

trang 267-276

5. Đinh Phi Hổ, 2003. Kinh tế nông nghiệp- lý thuyết và thực tiễn. Nhà

xuất bản thống kê

6. Phòng kinh tế thị xã Vĩnh Châu. Báo cáo tổng kết 2013

7. Cục thống kê thị xã Vĩnh Châu 2013. Niên giám thống kê 2013

8. Mai Quốc Phú, 2013. Phân tích hiệu quả sản xuất lúa tại thị trấn An

Châu, huyện Châu Thành- tỉnh An Giang. Luận văn đại học. Trường đại học Cần Thơ

9. Nguyễn Hữu Đặng, 2012. Bài giảng kinh tế sản xuất. Đại học Cần Thơ

10. Nguyễn Văn Bình, 2013. Phân tích hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng lúa trong mô hình cánh đồng mẫu lớn tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ

11. Nguyễn Minh Hiếu, 2014. Phân tích hiệu quả kinh tế và các yếu tố

ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất khoai lang ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ

12. Nguyễn Vi Thanh, 2014. Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng hành tím tại thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)