Cây hành tím thuộc nhóm rau ăn củ, được sử dụng rộng rải để chế biến thức ăn trong đời sống hằng ngày. Hành tím có tên khoa học là Allium ascalonium, bắt nguồn từ chữ Ascalon- tên của một thị trấn ở niềm Nam Palestin, nơi mà các nhà khoa học cho là nguồn gốc xuất xứ của giống hành này. Ở Việt Nam, hành tím được trồng ở thị xã Vĩnh Châu- Sóc Trăng và các nơi như huyện đảo Lý Sơn- tỉnh Quảng Ngải, huyện Ninh Hải- tỉnh Ninh Thuận, huyện Gò Công- tỉnh Tiền Giang, huyện Ba Tri- tỉnh Bến Tre, huyện Duyên Hải- tỉnh Trà Vinh và thành phố Bạc Liêu- tỉnh Bạc Liêu.
28
Khoảng năm 1966, hành tím đã được Ty Nông vụ tỉnh Ba Xuyên trước đây khuyến khích trồng thử với tên gọi là “củ hành đỏ”. Sau khi tỉnh Sóc Trăng được tái lập, diện tích trồng hành tím tăng dần hàng năm, sản lượng chục ngàn tấn mổi năm. Diện tích trồng hành tím tập trung nhiều ở thị xã Vĩnh Châu, kế đến là huyện Trần Đề và Long Phú. Canh tác hành tím đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân.
Cây hành tím được trồng trên nhiều loại đất, thích nghi trong điều kiện đất giồng cao, thịt pha cát, nhất là trồng hành tím lấy củ làm giống đòi hỏi đất trồng phải có tỉ lệ đất pha cát thích hợp để có thể giữ giống được lâu hơn. Sóc Trăng do có địa thế thuận lợi (nằm ở cửa sông hậu và tiếp giáp biển đông), các giồng các được phân bố khắp nơi trong tỉnh, đặc biệt các xã ven biển thị xã Vĩnh Châu và một phần diện tích đất giồng thịt pha cát ở huyện Trần Đề và Long Phú.
Hiện Nay cây hành tím chỉ còn trồng nhiều ở Vĩnh Châu, mô hình màng phủ nông nghiệp và các biện pháp kỹ thuật canh tác khác đang được áp dụng giúp nông dân có thể trồng được trong mùa nắng và mùa mưa, tận dụng được hết nguồn nước, phân bón, hạn chế rủi ro sâu bệnh, giảm chi phí sản xuất, canh tác được nhiều vụ và cho năng suất chất lượng cao.