từ năm 2011-2013
Trong nhiều năm qua thị xã là vùng có diện tích trồng hành tím nhiều nhất cả nước, sản xuất hành tím là ngành nông nghiệp quan trọng của thị xã, hành tím còn được xem là một đặc sản của Vĩnh Châu. Với truyền thống trồng hành tím từ lâu nên hầu hết người dân đều có trồng hành tím, sản xuất hành tím mang lại lợi nhuận tương đối ổn định. Nhưng trong vài năm trở lại đây sản xuất hành tím của nông hộ ở Vĩnh Châu cũng gặp những khó khăn nhất định, giá cả đầu
32
ra quá thấp làm cho người trồng hành chịu thiệt hại nặng trong những vụ vừa qua, một số nông hộ đã chuyển từ trồng hành tím sang sản xuất cây nông nghiệp khác. Vì vậy, diện tích trồng hành tím qua các năm cũng tăng giảm không ổn định.
Bảng 3.5 Diện tích, năng suất, sản lượng trồng hành tím từ năm 2011- 2013
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2011 2012 2013
2012 so với 2011 2013 so với 2012 TTuyệt đối Tương
đối (%)
TTuyệt đối Tương đối (%) Diện tích (ha) 7.017,0 8.081,0 7.268 1.064,0 15,16 -813,0 -10,90 Năng suất (tạ/ha) 178,6 164,6 148,5 -14,0 -7,83 -16,1 -9,78 Sản lượng (tấn) 125.342 133.031 107.915 7.689 6,13 -25.116 -18,88
Nguồn: Phòng kinh tế thị xã Vĩnh Châu- tỉnh Sóc Trăng
Qua bảng 3.5 cho thấy diện tích hành tím tăng trong giai đoạn 2011-2012, diện tích hành tím trong năm 2012 tăng thêm 1046 ha so với năm 2011 (tăng 15,16%).Nhưng đến năm 2013 diện tích trồng hành tím lại giảm xuống 813 ha so với năm 2012 (giảm 10,90%). Nguyên nhân dẫn đến diện tích hành tím năm 2013 giảm xuống là do giá bán đầu ra hành tím giảm mạnh nông dân bị thua lỗ do chi phí sản xuất cao mà bán giá quá thấp, một số hộ đã thu hoạch nhưng không bán được hành tím do tình trạng thương lái không thu mua, nông dân chỉ còn cách tồn trữ. Chính vì vậy nông dân không có đủ nguồn vốn trồng hành cho vụ tiếp theo.
Do diện tích hành tím trong giai đoạn 2011-2012 tăng nên kéo theo sản lượng hành tím trong giai đoạn này cũng tăng lên đáng để, cụ thể trong năm 2011 sản lượng đạt 125.342 tấn thì đến năm 2012 sản lượng tăng thêm 7.689 tấn (tăng 6,13%), năm 2013 diện tích giảm nên sản lượng cũng giảm 25.116 tấn so với năm 2012 (giảm 18,88%).
Nhìn chung năng suất hành tím qua các năm đều có giảm qua các năm. Cụ thể trong năm 2012 năng suất giảm 14 tạ/ha so với năm 2011 tương ứng với tỷ
33
lệ giảm là 7,83%. Năm 2013 năng suất tiếp tục giảm 16,1 tạ/ha tương ứng tỷ lệ 9,78%.
3.3.4 Mô tả các nguồn lực của nông hộ
Từ kết quả phỏng vấn trực tiếp 68 nông hộ có sản xuất hành tím, qua đó ta có được cái nhìn tổng quan về các nguồn lực của nông hộ sản xuất hành tím được thể hiện như là: lao động, tập huấn, diện tích đất canh tác, nguồn vốn vay,…Các nguồn được phân tích cụ thể như sau:
3.3.4.1 Nguồn lực lao động
Bảng 3.6 : Số nhân khẩu và lao động
Đơn vị tính: người
Các chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Số nhân khẩu 2 10 4,83 1,54
Lao động trực tiếp 1 10 2,71 1,75
Lao động nam 0 4 1,57 0,92
Lao động nữ 0 6 1,13 1,18
Nguồn: Số liệu điều tra, 2014
Bất kỳ một quá trình sản xuất nào thì nguồn lực lao động tham gia sản xuất cũng đóng vai trò quan trọng và hết sức cần thiết. Trong sản xuất hành tím thì nguồn lao động gia đình cũng rất cần thiết trong quá trình sản xuất, để có thể giảm thiểu chi phí từ thuê lao động để bón phân, xịt thuốc, tưới nước,... thì việc tận dụng nguồn lao động gia đình sẳn có cũng hết sức quan trọng. Nhìn vào bảng 3.6 ta thấy lao động trực tiếp tham gia sản xuất hành tím lớn nhất 10 người/ hộ, nhỏ nhất chỉ 1 người/ hộ và trung bình thì mỗi gia đình có 3 người tham gia trồng hành tím.
3.3.4.2 Trình độ học vấn
Bảng 3.7 cho thấy trình độ của nông hộ trồng hành tím còn tương đối thấp, cụ thể qua 68 nông hộ đã phỏng vấn thì trình độ của nông hộ chủ yếu từ cấp 1 đến cấp 2 có 56/68 hộ chiếm tỷ trọng 82,36%. Trình độ nông hộ được đến cấp 3 có 10 hộ và chiếm tỷ trọng 14,70%. Có 2/68 hộ không đi học và chiếm tỷ trọng 2,94%. Nhìn chung thì trình độ học vấn của 68 hộ được điều tra thì tương đối thấp, điều này sẽ trở thành một trong những khó khăn trong việc tiếp thu và truyền đạt kiến thức sản xuất, ngoài ra nó có thể sẽ gây trở ngại trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách hiệu quả.
34 Bảng 3.7: Trình độ học vấn của chủ hộ Trình độ học vấn Số nông hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Không đi học 2 2,94 Cấp 1 29 42,65 Cấp 2 27 39,71 Cấp 3 10 14,70 Cao đẳng, Đại học 0 0,00 Tổng 68 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra, 2014
3.3.4.3 Tham gia tập huấn
Nguồn: số liệu điều tra, 2014
Hình 3.1 Tập huấn và kiến thức khoa học kỹ thuật của nông hộ Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hành tím nói riêng thì tập huấn kỹ thuật là hết sức cần thiết. Việc nông hộ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất có thể giúp nông hộ tiết kiệm được chi phí, tăng thu nhập mà còn tăng năng suất sau thu hoạch, cũng như đã phân tích trước đó do trình độ của người dân ở địa bàn nghiên cứu còn thấp nên vấn đề tập huấn cũng có hạn chế nhất định. Nông dân chủ yếu tham gia vào các chương trình tập huấn do cán bộ hội nông dân và các công ty bảo vệ thực vật phối hợp với địa phương tổ chức, những nội dung tập huấn thường là các chương trình giới thiệu các loại thuốc BVTV, cách trồng hành tím bằng tay, áp dụng các chương trình sản xuất mới,… Theo kết quả đã điều tra từ hình 3.1 cho thấy sản xuất hành tím ở địa phương nông hộ rất ít tham gia tập huấn, các nông hộ có tập huấn kỹ thuật chỉ chiếm 24% và không tập huấn tới 76%, nhìn chung sản xuất hành tím của nông hộ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.
không tập huấn 76% có tập huấn
24%
35 3.3.4.4 Diện tích đất canh tác Bảng 3.8 tình hình sử dụng đất trong sản xuất hành tím Đơn vị tính: 1.000 m2 Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tổng diện tích đất Diện tích trồng hành tím 1,0 1,0 26,4 12,0 5,26 4,46 3,98 2,97
Nguồn: Số liệu điều tra, 2014
Qua khảo sát trên địa bàn nghiên cứu và dựa vào bảng 3.8 ta biết được
rằng diện tích đất nông nghiêp trung bình của nông hộ 5,26 nghìn m2, diện tích
cao nhất là 26,4 nghìn m2 và thấp nhất chiếm 1 nghìn m2. Qua đó cho thấy hầu
hết nông hộ ở đây đa phần có diện tích đất nông nghiệp vừa và nhỏ, vì vậy diện tích đất trồng hành tím cũng không nhiều. Diện tích trồng hành lớn nhất là 12
nghìn m2, nhỏ nhất là 1 nghìn m2 và trung bình các nông hộ có khoảng 4,46
nghìn m2 để sản xuất hành tím. Nhìn chung diện tích sản xuất hành tím ở địa
phương còn phân bố nhỏ lẻ ngoài trồng hành tím nông hộ còn sử dụng diện tích đất nông nghiệp với nhiều mục đích khác nhau như: nuôi tôm, làm ruộng, làm muối,…Vấn đề sản xuất với quy mô còn thấp và không đồng sẽ gây ra khó khăn trong sản xuất cũng như thu hoạch.
3.3.4.5 Kinh nghiệm
Địa bàn nghiên cứu là vùng trồng hành tím khá lâu, đa phần người dân ở đây đều có tham gia sản xuất hành tím, hơn nữa với điều kiện tự nhiên rất thuận lợi đất đai và khí hậu cũng tương đối phù hợp cho sản xuất hành tím. Theo số liệu điều tra cho thấy hộ sản xuất có kinh nghiệm cao nhất là 40 năm, thấp nhất là 1 năm và trung bình nông hộ có 17 năm kinh nghiệm sản xuất hành tím. Kinh nghiệm trồng hành tím trong thời gian dài sẽ là thuận lợi để nông hộ giảm được khó khăn trong sản xuất. Tuy nhiên, người dân trồng hành có kinh nghiệm lâu năm chưa hoàn toàn là lợi thế trong sản xuất vì họ cho rằng với kinh nghiệm của mình thì không cần áp dụng các mô hình sản xuất tiên tiến mới có thể mang lại hiệu quả cao hơn, chính thế mà năng suất hành tím còn chưa tương xứng với tiềm năng cũa thị xã, kéo theo thu nhập người dân cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
3.3.4.6 Tín dụng
Qua điều tra các nông hộ sản xuất hành tím cho thấy đa phần để có đủ nguồn vốn trong hành các nông hộ thường phải đi vay, số nông hộ có vay vốn
36
là 38 hộ chiếm tỷ lệ 56% so với 30 hộ không vay với tỷ lệ 44%. Các nông hộ không vay vốn là do diện tích trồng không nhiều nên nguồn vốn nhà có thể đủ để sản xuất, hầu hết nguồn vay của nông dân trồng hành tím chủ yếu là vay bên ngoài vì vậy nên lãi suất khá cao so với vay ngân hàng. Hộ có nhu cầu vay vốn nhiều nhất là 60 triệu đồng, nhỏ nhất là 2,5 triệu và trung bình mỗi hộ sẽ vay 22,24 triệu đồng với lãi suất bình quân là 7%/ tháng. Mục đích vay nhằm để mua các yếu tố đầu vào cho sản xuất như giống, phân bón, trả công lao động,…Tuy nhiên giá cả vật tư ngày càng tăng nên nông dân thường gặp khó khăn về vốn.
Nguồn: số liệu điều tra, 2014
Hình 3.2 Nguồn gốc vốn của chủ hộ
3.3.4.7 Nguồn giống
Bảng 3.9 Nguồn giống của nông hộ
Giống Số hộ Tỷ lệ (%)
Giống nhà
Mua từ cửa hàng Nhà nước hổ trợ Mua từ người quen
Khác 43 5,0 2,0 17 1,0 63,24 7,35 2,94 25,00 1,47 Tổng 68 100,00
Nguồn: số liệu điều tra, 2014
Giống là yếu tố đầu vào quan trọng trong sản xuất, nguồn giống chất lượng tốt có thể giúp nông hộ đạt năng suất cao hơn góp phần tăng lợi nhuận, để có thể giảm được chi phí và có được nguồn giống chất lượng tốt thì nông hộ thường
Có vay 56%
Tự có 44%
37
chọn nguồn giống có nguồn gốc đảm bảo chất lượng hơn. Từ bảng 3.9 ta thấy đa phần nguồn giống của nông hộ giống nhà tự có với 43 hộ chủ yếu sử dụng giống nhà chiếm tỷ lệ 63,24%, nếu nguồn giống nhà không đủ để sản xuất nông hộ thường chọn mua giống từ người quen với 17 hộ và có tỷ lệ 25%, còn lại nguồn giống nông hộ sử dụng từ mua ở cửa hàng hay nhà nước hỗ trợ cũng rất ít chiếm tỷ lệ khoảng 12%. Nguyên nhân mà có những hộ được nhà nước hỗ trợ về giống là do đây là những hộ khá nghèo thiếu vốn trong sản xuất, để giúp những hộ này có thể tham sản xuất nhà nước đã có sự hỗ trợ về giống, vốn cho họ. Nhìn chung nguồn giống mà nông hộ sử dụng thường mua từ người quen nên đảm bảo được nguồn gốc và giảm được chi phí vận chuyển.
3.3.5 Tình hình tiêu thụ
Sau đợt thu hoạch mỗi vụ nông dân thường muốn bán hành tím nhanh để có thể có tiền trả các chi phí vvật tư nông nghiệp và để có nguồn vốn chuẩn bị cho sản xuất vụ tiếp theo. Biết được tâm lý đó của người nông dân nên trong quá trình mua bán hành tím thương lái thường ép giá nhiều nhưng người nông dân cũng phải bán cho họ.
Bảng 3.10 Hình thức tiêu thụ hành tím Hình thức bán Số hộ Tỷ trọng (%) Bán thương lái Bán cho vựa Tự chở đi bán Bán theo hợp đồng Khác 55 12 0 0 1 80,88 17,65 0,00 0,00 1,47 Tổng 68 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra, 2014
Để giảm được chi phí thuê lao động và chi phí vận chuyển sau khi thu hoạch nông hộ sản xuất hành tím thường chọn bán cho vựa thu mua và thương lái, người mua thường xuống tận ruộng hoặc tận nhà để thu mua hành tím, vì vậy người sản xuất thường giảm được phần chi phí phải vận chuyển hành tím đi bán.Theo bảng 3.10 sau khi thu hoạch hành tím các nông hộ thường bán hành tím chủ yếu là cho thương lái chiếm tỷ lệ khá cao 80,88%, có 12/68 hộ bán cho các vựa thu mua chiếm tỷ lệ 17,65%. Vì tình trạng giá đầu ra hành tím vài năm trở lại đây luôn biến động nên hình thức mua bán theo hợp đồng không được phổ biến tại địa phương.
38
Bảng 3.11 Đối tượng quyết định giá bán
Đối tượng Số hộ Tỷ trọng (%) Người bán Người mua Mặc cả 0 64 4 0,00 94,12 5,88 Tổng 68 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra, 2014
Theo số liệu điều tra trực tiếp từ các nông hộ sản xuất hành tím thường thì sau khi thu hoạch, hộ sản xuất thường bán hành tím cho thương lái và vựa ở địa phương hoặc các thương lái ngoài tỉnh vào mua là chủ yếu, giá bán thường được người mua định giá, trong 68 hộ được khảo sát thì có đến 64 hộ khi bán được người mua định giá chiếm tỷ lệ 94,12%, chỉ có 4 hộ là được mặc cả giá bán chiếm tỷ trọng 5,88%. Từ đó có thể thấy, mặc dù là người làm ra sản phẩm nhưng người nông dân luôn ở thế bất lợi và nhiều thiệt thòi.
39
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ TRỒNG HÀNH TÍM TẠI VĨNH CHÂU- SÓC TRĂNG
4.1 PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT
Chi phí sản xuất hành tím ở một vụ trên 1.000m2 đất canh tác bao gồm chi
phí giống, chi phí lao động, chi phí máy móc, chi phí phân bón, chi phí thuốc BVTV và chi phí khác. Các khoản chi phí này chiếm tỷ trọng rất khác nhau tùy thuộc vào kinh nghiệm canh tác hành tím của từng hộ.
Bảng 4.1 các khoản chi phí trong sản xuất hành tím
Đvt :1.000đ/1.000m2 Chỉ tiêu Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Tỷ lệ(%) Chi phí giống Chi phí lao động Chi phí máy móc Chi phí phân Chi phí thuốc BVTV Chi phí khác 6.000 11.590 1.160 2.269 560 5.000 1.000 1.550 400 375 112 0 3.250 5.729 572 1.006 219 234 29,52 52,02 5,20 9,14 1,99 2,13 Tổng chi phí 17.864 6.218 11.013 100,0
Nguồn: số liệu điều tra, 2014
Theo kết quả bảng 4.1 cho thấy trong những khoản chi phí trung bình để sản xuất hành tím thì trong đó chi phí lao động trung bình của nông hộ là lớn
nhất 5.729.000đồng/1.000m2 và chiếm tỷ lệ 52,02% trong tổng chi phí sản xuất.
Chi phí giống cũng chiếm một phần khá lớn trong tổng chi phí sản xuất hành tím, chi phí giống trung bình mà mỗi nông hộ phải bỏ ra để sản xuất hành tím là 3.250.000 đồng/1.000m2 chiếm tỷ lệ 29,52%, kế tiếp là chi phí phân bón chiếm 9,14%. Các loại chi phí máy móc và chi phí thuốc chiếm tỷ trọng khá thấp lần lượt 5,20% và 1,99% trong tổng chi phí sản xuất. Qua đó cho thấy các yếu tố đầu vào như lao động, giống, phân bón,..là rất quan trọng trong sản xuất hành tím. Vì vậy việc sử dụng hợp lý các loại đầu vào trên vừa giảm được chi phí sản xuất mà còn góp phần tăng lợi nhuận nông hộ.
4.1.1 Chi phí giống
Trong chăn nuôi hay trồng trọt, việc lựa chọn nguồn giống là rất quan trọng, muốn đạt được hiệu quả thì người nông dân cần đảm bảo nguồn giống có
40
chất lượng tốt. Vì vậy việc chọn giống hành tím cũng không ngoại lệ, nhằm đảm bảo đạt năng suất cao hơn. Theo số liệu điều tra và từ bảng 4.1 ta thấy chi phí
giống cao nhất 6.000.000 đồng/1.000m2, nhỏ nhất là 1.000.000 đồng/1.000m2
và trung bình 3.250.000 đồng/1.000m2. Sở dĩ có sự chênh lệch khá cao như vậy
do mỗi nông hộ đều sử dụng lượng giống khác nhau, tùy theo loại đất và kinh nghiệm sản xuất của nông dân mà nông hộ sẽ sử dụng những lượng giống khác nhau, có hộ chọn giống củ to và mật độ dày thì chi phí giống cao. Tuy nhiên chi phí giống vụ vừa qua cao như vậy là bởi giá 1kg hành giống khá cao khoảng từ