TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN VĨNH CHÂU

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng hành tím tại thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 38)

3.2.1 Trồng trọt

3.2.1.1 Về cây lúa

Từ xưa đến nay lúa vẫn được xem là cây lương thực chính trong sản xuất nông nghiệp của cả nước, riêng đối với thị xã Vĩnh Châu sản xuất lúa trong 3 năm trở lại đây có xu hướng giảm

Bảng 3.2 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa ở Vĩnh Châu từ 2011- 2013

Tên Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Diện tích (Ha) Năng suất (Tấn/ha) Sản lượng (Tấn) 3.351 5,0 16.755 3.505 4,7 14.600 3.378 4,5 15.201

Nguồn: niên giám thống kê thị xã Vĩnh Châu- Sóc Trăng

Qua bảng số liệu 3.2 có thể thấy diện tích trồng lúa giảm xuống , năm 2013 diện tích giảm 128 ha so với năm 2012, sản lượng qua các năm cũng có xu hướng giảm đáng kể năm 2011 sản lượng đạt 16.755 tấn nhưng đến các năm sau đó sản lượng lại giảm xuống đáng kể năm 2012 đạt chỉ có 14.600 tấn, đến năm sản lượng có tăng lên 15.201 tấn nhưng vẫn còn thấp hơn so với năm 2011.

26

Theo số liệu báo cáo của phòng kinh tế thị xã Vĩnh Châu rong năm 2013 diện tích gieo trồng cả năm 10.660 ha, so năm trước giảm 1.105 ha. Trong đó: màu lương thực 450 ha, rau màu thực phẩm 10.031 ha, cây công nghiệp ngắn ngày 179 ha.

Tổng sản lượng rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày 202.419 tấn, so năm trước giảm 17.748 tấn. Trong đó hành thương phẩm 107.915 tấn, hành giống 16.450 tấn, củ cải trắng 26.743 tấn, màu lương thực 5.264 tấn, cây công nghiệp ngắn ngày 1.603 tấn.

3.2.2 Về chăn nuôi

Nhìn chung về tình hình chăn nuôi heo và trâu, bò của thị xã có sự giảm dần qua các năm tính đến thời điểm năm 2013 số lượng chăn nuôi heo trong thị xã giảm 7.109 con so với năm 2011. Bên cạnh đó trong năm số lượng đàn trâu, bò cũng giảm đáng kể 1.594 con so với năm 2011.

Bảng 3.3 Tình hình vật nuôi ở huyện Vĩnh Châu từ năm 2011-2013

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Loài Số lượng (con) Số lượng (con) Số lượng (con) Heo Trâu bò Gia cầm 15.000 3.120 120.000 10.750 1.574 154.108 7.891 1.526 172.570

Nguồn: Phòng kinh tế thị xã Vĩnh Châu- tỉnh Sóc Trăng

Qua bảng 3.3 số lượng đàn heo, trâu, bò của thị xã giảm dần từ 2011-2013, cụ thể trong giai đoạn 2011-2013 số lượng chăn nuôi heo giảm từ 15.000 con năm 2011 xuống chỉ còn 7.891 con năm 2013 số lượng heo giảm 7.109 con. Cũng trong giai đoạn này số lượng đàn trâu, bò cũng giảm mạnh, tính đến năm 2013 số lương trâu, bò giảm 1.594 con so với cùng kỳ năm 2011. Tuy số lượng các đàn heo, trâu, bò có giảm nhưng số lượng đàn gia cầm lại tăng lên đáng kể năm 2011 số lượng gia cầm đạt 120.000 con nhưng đến năm 2013 số lượng tăng lên 172.570 con tăng 52.570 con so với năm 2011.

3.2.3 Về nuôi trồng thủy sản

a) Nuôi trồng

Trong năm 2013 diện tích thả nuôi tủy sản cả năm 28.971 ha, trong đó diện tích nuôi tôm 24.536 ha, các đối tượng khác 4.435 ha. Trong năm dịch bệnh

27

ở tôm sú, tôm thẻ tiếp tục gây thiệt hại với tổng diện tích 10.663 ha, chiếm 43% diện tích nuôi, tập trung nhiều ở giai đoạn thời vụ chính.

Các đối tượng nuôi gồm có:

- Tôm sú 16.485 ha, so năm trước giảm 3.626 ha. Diện tích thiệt hại 7.620 ha, chiếm 46,22% diện tích thả nuôi; trong số đó có 1.814 ha cho thu hoạch với sản lượng 534 tấn; diện tích còn lại thu hoạch 8.865 ha, năng suất đạt 1,1 tấn/ha. Tổng sản lượng tôm sú 10.261 tấn, năng suất bình quân 0,96 tấn/ha. Về hiệu quả, tỷ lệ hộ có lãi chiếm 71,8%, huề vốn 19,3%, lỗ 8,9%.

- Tôm thẻ thả nuôi 8.051 ha, so năm trước tăng 5.662 ha. Diện tích thiệt hại 3.043,8 ha, chiếm 37,81% diện tích thả nuôi; trong số đó có 1.201 ha cho thu hoạch với sản lượng 1.004 tấn; diện tích thu hoạch 5.007 ha, năng suất 4,09 tấn/ha. Tổng sản lượng tôm thẻ 21.464 tấn, năng suất bình quân 3,46 tấn/ha. Tỷ lệ hộ có lãi chiếm 84,3%, huề vốn 11,3%, lỗ 4,4%.

- Artemia 574 ha, năng suất bình quân 50,31 kg/ha, sản lượng 28,88 tấn, cao hơn năm trước 12 tấn, tỷ lệ hộ có lãi 96%.

- Các đối tượng khác: cua biển 250 ha, năng suất 600 kg/ha, sản lượng 150 tấn. Cá kèo 366 ha, năng suất 7,5 tấn/ha, sản lượng 2.745 tấn. Cá các loại 2.009 ha, năng suất 1,0 tấn/ha, sản lượng 2.009 tấn. Nuôi tôm cá tự nhiên 1.146 ha, sản lượng 250 tấn.

b) Khai thác

Toàn thị xã có 199 phương tiện (tăng 10), tổng công suất máy đạt 3.980 CV. Sản lượng khai thác, đánh bắt 4.990 tấn, so năm trước tăng 25 tấn, trong đó khai thác biển 4.160 tấn, khai thác nội địa 830 tấn.

3.3 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦ HÀNH TÍM CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN VĨNH CHÂU- TỈNH SÓC TRĂNG HUYỆN VĨNH CHÂU- TỈNH SÓC TRĂNG

3.3.1 Giới thiệu về hành tím

Cây hành tím thuộc nhóm rau ăn củ, được sử dụng rộng rải để chế biến thức ăn trong đời sống hằng ngày. Hành tím có tên khoa học là Allium ascalonium, bắt nguồn từ chữ Ascalon- tên của một thị trấn ở niềm Nam Palestin, nơi mà các nhà khoa học cho là nguồn gốc xuất xứ của giống hành này. Ở Việt Nam, hành tím được trồng ở thị xã Vĩnh Châu- Sóc Trăng và các nơi như huyện đảo Lý Sơn- tỉnh Quảng Ngải, huyện Ninh Hải- tỉnh Ninh Thuận, huyện Gò Công- tỉnh Tiền Giang, huyện Ba Tri- tỉnh Bến Tre, huyện Duyên Hải- tỉnh Trà Vinh và thành phố Bạc Liêu- tỉnh Bạc Liêu.

28

Khoảng năm 1966, hành tím đã được Ty Nông vụ tỉnh Ba Xuyên trước đây khuyến khích trồng thử với tên gọi là “củ hành đỏ”. Sau khi tỉnh Sóc Trăng được tái lập, diện tích trồng hành tím tăng dần hàng năm, sản lượng chục ngàn tấn mổi năm. Diện tích trồng hành tím tập trung nhiều ở thị xã Vĩnh Châu, kế đến là huyện Trần Đề và Long Phú. Canh tác hành tím đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

Cây hành tím được trồng trên nhiều loại đất, thích nghi trong điều kiện đất giồng cao, thịt pha cát, nhất là trồng hành tím lấy củ làm giống đòi hỏi đất trồng phải có tỉ lệ đất pha cát thích hợp để có thể giữ giống được lâu hơn. Sóc Trăng do có địa thế thuận lợi (nằm ở cửa sông hậu và tiếp giáp biển đông), các giồng các được phân bố khắp nơi trong tỉnh, đặc biệt các xã ven biển thị xã Vĩnh Châu và một phần diện tích đất giồng thịt pha cát ở huyện Trần Đề và Long Phú.

Hiện Nay cây hành tím chỉ còn trồng nhiều ở Vĩnh Châu, mô hình màng phủ nông nghiệp và các biện pháp kỹ thuật canh tác khác đang được áp dụng giúp nông dân có thể trồng được trong mùa nắng và mùa mưa, tận dụng được hết nguồn nước, phân bón, hạn chế rủi ro sâu bệnh, giảm chi phí sản xuất, canh tác được nhiều vụ và cho năng suất chất lượng cao.

3.3.2 Quy trình kỹ thuật trồng hành tím

3.3.2.1 Thời vụ

Hành tím là loại cây thực phẩm ngắn ngày, có khả năng luân canh, xen canh với nhiều loại cây trồng khác, thời vụ chính là vụ Đông Xuân. Hành tím không chịu được úng, vì thế cần bố trí trồng vào thời điểm hết mưa để tránh hiện tượng thối củ.

a/ Vụ hành sớm: trồng tháng 09-10 dương lịch, thu hoạch tháng 11-12 dương lịch (thời gian 65-70 ngày).

b/ Vụ hành mùa: trồng tháng 11-12 dương lịch, thu hoạch tháng 01-02 dương lịch (thời gian 75-80 ngày).

* Ngoài ra còn vụ hành giống chuẩn bị cho vụ trồng năm sau thường trồng vào vụ Hè Thu sớm (từ tháng 3 đến tháng 6 dương lịch).

3.3.2.2 Giống

- Giống được trồng và lưu giữ từ giống gốc của địa phương; có 2 loại giống với tên gọi khác nhau: Tùa Cóng; Xài cóng. Cả hai loại đều có chất lượng tương đương nhau.

- Tiêu chuẩn củ giống: Củ giống không bị sâu bệnh, có màu tím đậm, đáy củ tròn, phần gốc rễ túm gọn và không mọc rễ mới.

29

- Lượng giống sử dụng: 80- 100 kg/1.000 m2.

3.3.2.3 Làm đất và cách trồng

Hành tím trồng được trên nhiều loại đất, nhưng đất cần cao ráo, tơi xốp nhiều dinh dưỡng, nếu trồng gần nguồn nước mặn phải tưới nước ngọt. Làm đất: cày phơi đất khoảng 15-20 ngày, tiếp theo xới tơi 2 lượt, trước khi lên liếp 3 - 5 ngày tiến hành rải vôi, nếu đất nhiều sét cần trộn cát mịn đều trên mặt liếp. Làm liếp: liếp cao 15 – 20cm, mặt liếp rộng 0,7 – 0,9 m, khoảng cách mương giữa 2 liếp 20 – 30cm. Liếp trồng cần bằng phẳng, tưới nhẹ và phun thuốc diệt mầm cỏ bằng Ronstar, Dual.

Khoảng cách trồng: hàng cách hàng 15 cm, cây cách cây 10 - 15 cm (giống Tùa cóng trồng thưa hơn). Mật độ 4.000 – 4.500 bụi/1.000 m2, trồng 1 – 2 củ/hốc, nếu đất nhiều sét (đất thịt) cắm củ sâu 2/3 củ giống, nếu đất cát cắm củ vừa ngập mặt đất. Sau khi trồng xong phủ một lớp rơm mỏng rồi tưới nước.

3.3.2.4 Tưới nước

Hành tím rất cần nhiều nước cho sự sinh trưởng và phát triển, tuy nhiên rất dễ bị bệnh khi thừa nước. Do vậy lượng nước tưới và số lần tưới khác nhau tùy thuộc vào loại đất, mùa vụ trồng và thời gian sinh trưởng. Cần tưới nước 2 lần/ngày để hành có thể sinh trưởng và phát triển bình thường, nên tưới nước vào buổi sáng nhiều hơn buổi chiều.

Trong giai đoạn hành tạo củ lượng nước tưới nên ổn định hoặc tăng dần dần. Nếu lượng nước tăng đột ngột sẽ xảy ra hiện tượng xé củ, củ hành sẽ có nhiều củ/buội, và dạng hình củ lớn nhỏ không đồng đều.

3.3.2.5 Quản lý dịch hại * Diệt cỏ:

Sử dụng một trong hai loại thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm:

Dual Gold: Phun trước hoặc ngay sau khi trồng (trên 1000m2 đất thịt sử

dụng 100cc, đất cát sử dụng 60cc).

Ronstar: phun 01 ngày trước khi trồng (sử dụng 100cc/1000m2)

Trước khi phun thuốc trừ cỏ tưới nước thật ẩm và phủ rơm ngay sau khi phun thuốc, nếu phun trên đất khô hoặc đất đã phủ rơm thì hiệu quả rất kém.

* Sâu ăn tạp:

Đục lỗ lá hành, chui vào ăn phá bên trong và làm gãy lá hành. Phun một trong các loại thuốc đặc trị: Match, Peran.

30

Đây là đối tượng rất khó phòng trừ, hàng năm thường gây hại nặng trên hành giống xuống giống muộn (tháng 3 dương lịch). Để hạn chế được sâu này, nên xuống giống sớm trước hoặc ngay sau tết Nguyên Đán để hành thu hoạch vào cuối tháng 03 né được sâu xanh da láng.

Phòng trị: Phun thuốc hóa học luân phiên với thuốc vi sinh. Để phòng trị đạt hiệu quả nên ngắt ổ trứng và phun thuốc trừ trứng ngay giai đoạn mới phát hiện trứng ở lứa đầu tiên (thường 7-15 ngày sau khi trồng) có thể sử dụng Polytrin hay lannate, sau đó nếu phát hiện sâu vẫn còn xuất hiện phun luân phiên Prodigy, Match, Crymax, Delfin, Ammate.

* Ruồi hành (Dòi đục thân hành):

Đây là đối tượng gây hại nghiêm trọng trên hành từ khi gieo trồng cho đến lúa gần thu hoạch. Ruồi đẻ trứng vào lá , ấu trùng nở ra là dạng dòi đục trên lá thành những đường ngoằn ngoèo, lá bị vàng và khô từng mãng, cây không phát triển. Một trong các loại thuốc có thể phòng trị: Regent 0.3G, Regent 800WG, Peran, Sherpa.

* Tuyến trùng rễ:

Gây hại nhiều trên đất trồng hành liên tục nhiều năm, cây hành bị tuyến trùng tấn công thường làm rễ bị phù, cây hành phát triển chậm hoặc không phát triển.

Phòng trị: Phun Sincocin trước khi trồng .

* Bệnh thối củ do vi khuẩn:

Thường gây hại nặng trên ruộng bón thừa đạm, bón nhiều DAP trong mùa mưa, hoặc nơi đất thấp tưới dư nước. Cần điều chỉnh lại phân bón, đặc biệt là trên ruộng hành trồng giữ giống nên bón lót phân tôm và phun định kỳ thuốc có gốc đồng 7-10ngày/lần: Cocman, Coc85, Kusuran, Kasumil.

* Bệnh đốm lá (đén cổ lá):

Phát triển nhiều sau các cơn mưa và lây lan rất nhanh . Bệnh xuất hiện trên lá và trên củ. Thường gây hại nặng trên hành nhân giống xuống giống muộn gặp mưa đầu vụ và hành sớm gặp mưa cuối vụ.

3.3.2.6 Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

Giai đoạn 55 – 60 ngày, củ chuyển sang màu đỏ, lá đã ngả 80% thì bắt đầu nhổ, thường thì phơi nắng 2 – 3 ngày cho lá mềm lại để dễ vận chuyển xa. Chỉ nên thu hoạch hành vào những ngày khô ráo. Nhổ củ giũ sạch đất cho vào giỏ và chuyển về nơi bảo quản, tránh gây xây xát hoặc làm dập vỏ ngoài sẽ ảnh hưởng đến giai đoạn tồn trữ.

31

3.3.2.7 Phân bón

Bảng 3.4 Phân bón sử dụng cho 1.000m2 hành tím thương phẩm

Thời điểm bón Chủng loại và lượng phân bón

Bón lót

(1-2ngày trước trồng)

80 - 100 kg phân tôm cá hữu cơ + 50 kg phân Anvi hoặc Cugusa

30 - 50 kg super lân

5 - 10 kg NPK (16-16-8-13S)

* Nếu trồng trên đất có vỏ sò (sạp) thì sử dụng phân phân lân (không cần hàm lượng Canxi cao)

10 ngày sau trồng Tưới 3 - 5 kg NPK(16-16-8-13S)

20 ngày sau trồng 5 - 10 kg NPK (16-16-8-13S) + (5 kg Urê)

Trường hợp cây phát triển tốt và trời mưa nhiều thì không cần tưới Urê.

30 ngày sau trồng 5 - 10 kg NPK (16-16-8-13S) + (5 kg Urê)

Trường hợp cây phát triển tốt và trời mưa nhiều thì không cần tưới Urê.

40 ngày sau trồng 10 - 15 kg NPK (16-16-8-13S) + 5 kg kali

50 ngày sau trồng Giảm lượng nước tưới từ từ chuẩn bị thu hoạch

Tổng cộng

80 - 100 kg phân tôm + 50 kg phân Anvi hoặc Cugusa 30 - 50 kg super lân

25 - 40 kg NPK (16-16-8-13S) 5 kg Kali

15 kg Urê

3.3.3 Diện tích, năng suất, sản lượng hành tím của thị xã Vĩnh Châu từ năm 2011-2013 từ năm 2011-2013

Trong nhiều năm qua thị xã là vùng có diện tích trồng hành tím nhiều nhất cả nước, sản xuất hành tím là ngành nông nghiệp quan trọng của thị xã, hành tím còn được xem là một đặc sản của Vĩnh Châu. Với truyền thống trồng hành tím từ lâu nên hầu hết người dân đều có trồng hành tím, sản xuất hành tím mang lại lợi nhuận tương đối ổn định. Nhưng trong vài năm trở lại đây sản xuất hành tím của nông hộ ở Vĩnh Châu cũng gặp những khó khăn nhất định, giá cả đầu

32

ra quá thấp làm cho người trồng hành chịu thiệt hại nặng trong những vụ vừa qua, một số nông hộ đã chuyển từ trồng hành tím sang sản xuất cây nông nghiệp khác. Vì vậy, diện tích trồng hành tím qua các năm cũng tăng giảm không ổn định.

Bảng 3.5 Diện tích, năng suất, sản lượng trồng hành tím từ năm 2011- 2013

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013

2012 so với 2011 2013 so với 2012 TTuyệt đối Tương

đối (%)

TTuyệt đối Tương đối (%) Diện tích (ha) 7.017,0 8.081,0 7.268 1.064,0 15,16 -813,0 -10,90 Năng suất (tạ/ha) 178,6 164,6 148,5 -14,0 -7,83 -16,1 -9,78 Sản lượng (tấn) 125.342 133.031 107.915 7.689 6,13 -25.116 -18,88

Nguồn: Phòng kinh tế thị xã Vĩnh Châu- tỉnh Sóc Trăng

Qua bảng 3.5 cho thấy diện tích hành tím tăng trong giai đoạn 2011-2012, diện tích hành tím trong năm 2012 tăng thêm 1046 ha so với năm 2011 (tăng 15,16%).Nhưng đến năm 2013 diện tích trồng hành tím lại giảm xuống 813 ha so với năm 2012 (giảm 10,90%). Nguyên nhân dẫn đến diện tích hành tím năm 2013 giảm xuống là do giá bán đầu ra hành tím giảm mạnh nông dân bị thua lỗ do chi phí sản xuất cao mà bán giá quá thấp, một số hộ đã thu hoạch nhưng không bán được hành tím do tình trạng thương lái không thu mua, nông dân chỉ còn cách tồn trữ. Chính vì vậy nông dân không có đủ nguồn vốn trồng hành cho vụ tiếp theo.

Do diện tích hành tím trong giai đoạn 2011-2012 tăng nên kéo theo sản lượng hành tím trong giai đoạn này cũng tăng lên đáng để, cụ thể trong năm 2011 sản lượng đạt 125.342 tấn thì đến năm 2012 sản lượng tăng thêm 7.689 tấn (tăng 6,13%), năm 2013 diện tích giảm nên sản lượng cũng giảm 25.116 tấn so với năm 2012 (giảm 18,88%).

Nhìn chung năng suất hành tím qua các năm đều có giảm qua các năm. Cụ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng hành tím tại thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)