Mô hình bảo hiến của các nƣớc châu Âu

Một phần của tài liệu đề xuất cơ chế bảo hiến trong luật việt nam (Trang 48 - 51)

Mô hình này còn được gọi là mô hình Áo, vì nó được xác lập đầu tiên ở nước Áo. Nhưng thường được gọi là mô hình châu Âu lục địa vì khu vực này là phổ biến nhất. Hay còn được gọi là mô hình giám sát tập trung. Khác với mô hình Mỹ, đặc trưng của mô hình này là không trao quyền bảo hiến cho toàn bộ hệ thống Tòa án mà thành lập một cơ quan chuyên trách để thực hiện chức năng bảo hiến, có vị trí độc lập với quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Cơ quan này được gọi là Tòa án Hiến pháp hoặc Hội đồng bảo hiến, Viện Bảo hiến. Sau Áo, các quốc gia khác bắt đầu xây dựng mô hình này, đó là: Italia, Đức, Miền Nam Việt Nam, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Liên Xô cũ, Nga, Campuchia, Thái Lan...188

Giám sát Hiến pháp theo mô hình châu Âu không những giám sát tư pháp cụ thể (Concrete judicial review) mà còn là giám sát trừu tượng (Abstrac judicial review), vì vấn đề xem xét tính hợp hiến của một quy định không nhất thiết phải gắn liền với một vụ việc nào đó, mà nó có thể được ra theo đề nghị của một cá nhân, tổ chức có thẩm

184 Cẩm Vân: Các mô hình bảo hiến trên thế giới, Báo điện tử Pháp luật TPHCM, 2009,

http://phapluattp.vn/272895p1063c1016/cac-mo-hinh-bao-hien-tren-the-gioi.htm, [ngày truy cập 07-01-2012]. 185 Võ Trí Hảo: Lựa chọn mô hình tài phán Hiến pháp – Những vấn đề phổ biến và đặc thù quốc gia, Tạp chí

Nghiên cứu lập pháp, số 1+2 (210+211), 2012, tr. 34-39, tr. 35.

186 Nguyễn Đức Lam: Các mô hình bảo hiến trên thế giới và khả năng lựa chọn của Việt Nam, Bài viết cho hội thảo về cơ chế bảo hiến phục vụ sửa đổi Hiến pháp 1992 do Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức, 7/2011.

187 Tú Khôi: Mô hình bảo hiến kiểu Mỹ: Mô hình phi tập trung, Báo điện tử Đại biểu nhân dân, 2011, http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=131&NewsId=221609, [ngày truy cập 12-3-2012]. 188 Cẩm Vân: Các mô hình bảo hiến trên thế giới, Báo điện tử Pháp luật TPHCM, 2009,

quyền, bao gồm Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Thượng viện hoặc Hạ viện...189 Quyết định của Tòa án Hiến pháp hay Hội đồng bảo hiến có giá trị bắt buộc thực hiện đối với tất cả các chủ thể pháp luật kể từ khi một quy phạm, một chế định hoặc một văn bản nào đó bị tuyên bố là vi hiến. 190

Theo mô hình này, Tòa án Hiến pháp có thẩm quyền: xem xét tính hợp hiến của các văn bản luật, các điều ước quốc tế mà Tổng thống hoặc Chính phủ đã hoặc sẽ tham gia ký kết, các sắc lệnh của Tổng thống, các nghị định của Chính phủ, có thể tuyên bố một văn bản luật, văn bản dưới luật là vi hiến và làm vô hiệu hoá văn bản đó; xem xét tính hợp hiến của các cuộc bầu cử Tổng thống, bầu cử nghị viện và trưng cầu ý dân; tư vấn về tổ chức bộ máy nhà nước, về các vấn đề chính trị đối nội cũng như đối ngoại; giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền giữa các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp, giữa chính quyền trung ương và địa phương; giám sát Hiến pháp về quyền con người và quyền công dân.191 Phán quyết của Tòa án Hiến pháp không thể bị kháng cáo, kháng nghị, và cũng không có cơ chế phúc thẩm trong quy trình tố tụng Hiến pháp.192

3.2.2.1 Ưu điểm

Mô hình bảo hiến của các nước châu Âu có khá nhiều những ưu điểm mà mô hình bảo hiến kiểu Mỹ không có, chính những ưu điểm này đã hình thành nên một cơ chế bảo hiến chiếm nhiều ưu thế hơn và tạo nên một nét đặc thù riêng biệt:

Thứ nhất, với mô hình bảo hiến chuyên trách đã tách biệt thẩm quyền giữa cơ quan bảo hiến và các Tòa án có thẩm quyền chung khác. Theo đó, chỉ có Tòa án Hiến pháp mới có thẩm quyền giám sát việc bảo hiến, các Tòa án khác phải chuyển các vấn đề bảo hiến đến Tòa án Hiến pháp và Tòa án Hiến pháp chỉ có thẩm quyền phán xét các vấn đề liên quan đến Hiến pháp.193

Hơn nữa, các phán quyết của Tòa án Hiến pháp có tính chất bắt buộc chung. Chính vì những lẽ đó, mô hình bảo hiến này đã khắc phục được cơ bản những khuyết điểm của mô hình bảo hiến kiểu Mỹ, và rồi biến nó thành những ưu điểm của mô hình mình, đó là: Tòa án Hiến pháp thoát khỏi sự ràng buộc đối với các tình huống trong các vụ việc dân sự, hình sự… đôi khi lại có tính chất phức tạp cao và làm

189

Nguyễn Như Phát: Mô hình Tòa án Hiến pháp trong chế độ bảo hiến, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10 (282), 2011, tr. 3-9, tr. 4.

190 Nguyễn Như Phát: Mô hình Tòa án Hiến pháp trong chế độ bảo hiến, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10 (282), 2011, tr.3-9, tr.5.

191 Cẩm Vân: Các mô hình bảo hiến trên thế giới, Báo điện tử Pháp luật TPHCM, 2009,

http://phapluattp.vn/272895p1063c1016/cac-mo-hinh-bao-hien-tren-the-gioi.htm, [ngày truy cập 07-01-2012]. 192

Bùi ngọc Sơn: Bảo hiến ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006, tr. 44.

193 Nguyễn Đức Lam: Các mô hình bảo hiến trên thế giới và khả năng lựa chọn của Việt Nam, Bài viết cho hội thảo về cơ chế bảo hiến phục vụ sửa đổi Hiến pháp 1992 do Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức, 7/2011.

mất nhiều thời gian; từ đó, dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian xem xét, giải quyết các vấn đề hiến định; khắc phục được hạn chế, phán quyết của Tòa án chỉ có tính bắt buộc đối với các bên tham gia vào vụ việc cụ thể; thêm nữa, mô hình này còn khắc phục được khuyết điểm phán quyết của Tòa án chỉ có hiệu lực đối với các bên tham gia tố tụng ở mô hình bảo hiến kiểu Mỹ.

Thứ hai, cách thức kiểm tra sự phù hợp của các đạo luật đối với Hiến pháp được xác định là vừa cụ thể vừa trừu tượng.194 Tức là, sự kiểm tra tính hợp hiến được thực hiện không nhất thiết phải xuất hiện những tranh chấp pháp lý; tính hợp hiến của một đạo luật được xác định bằng cách đối chiếu những hành vi lập pháp đáng nghi ngờ với những điều khoản của Hiến pháp. Điều đó cho thấy, vấn đề bảo hiến không phải chỉ là một bộ phận của vụ án mà chính là bản thân của vụ án; tính chất bất hợp hiến của hành vi lập pháp được xem xét một cách khái quát chứ không đặt trong những hoàn cảnh cụ thể của những vụ án cụ thể.195 Nói đây là một ưu điểm của mô hình bảo hiến tập trung vì nó đã mở rộng thẩm quyền bảo hiến của Tòa án Hiến pháp.

Thứ ba, Về thời điểm giám sát Hiến pháp, cả giám sát trước “Priori hoặc Ex Ante” và giám sát sau. Nghĩa là, Tòa án vừa thực hiện giám sát bảo hiến trước vừa thực hiện giám sát cả sau khi văn bản được thông qua hoặc có hiệu lực. Với quy định này sẽ làm hạn chế đến mức thấp nhất những hành vi vi hiến.

Thay đổi mô hình bảo hiến từ phi tập trung sang mô hình bảo hiến tập trung đã khắc phục được rất nhiều khuyết điểm, có thể thấy khi xây dựng mô hình bảo hiến này lần đầu tiên tại nước Áo thì mô hình phi tập trung của Hoa Kỳ được cân nhắc, nhưng mô hình này không được tiếp nhận196

mà từ đặc điểm hệ thống pháp luật, mô hình bảo hiến kiểu Mỹ đã được tiếp thu, phát triển thành mô hình bảo hiến riêng biệt và đặc thù - mô hình bảo hiến của các nước châu Âu.

3.2.2.2 Khuyết điểm

Có thể khẳng định rằng, cho đến thời điểm này mô hình bảo hiến của các nước châu Âu khá hoàn hảo và được nhiều quốc gia lựa chọn để xây dựng mô hình bảo hiến cho quốc gia mình. Nói như thế không có nghĩa là mô hình này hoàn hảo và không có khuyết điểm, hạn chế của nó xuất phát từ đặc trưng cơ bản của mô hình châu Âu – Tòa án bảo hiến chuyên trách. Bởi vì, các Tòa án khác không có thẩm quyền xem xét tính hợp hiến, do đó khi phát sinh vấn đề bảo hiến các Tòa án tư pháp phải chuyển lên Tòa

194 Huỳnh Nhi: Mô hình bảo hiến kiểu châu Âu: Giám sát tập trung, Báo điện tử Đại biểu nhân dân, 2011, http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=131&NewsId=221608, [ngày truy cập 11- 3- 2012].

195 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bùi Ngọc Sơn: Bảo hiến ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006, tr. 41- 42.

196 Võ Trí Hảo: Lựa chọn mô hình tài phán Hiến pháp – Những vấn đề phổ biến và đặc thù quốc gia, Tạp chí

chuyên trách, song song đó phải tạm dừng vụ việc đang giải quyết. Và vì thế làm mất không ít thời gian để xét xử một vụ án đã được thụ lý và đang được giải quyết.

Một phần của tài liệu đề xuất cơ chế bảo hiến trong luật việt nam (Trang 48 - 51)