Vi phạm các quy định của Hiến pháp một cách trực tiếp

Một phần của tài liệu đề xuất cơ chế bảo hiến trong luật việt nam (Trang 25 - 27)

72 Xem khoản 1 điều 88 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. 73

Khoản 4 điều 88 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.

74Nguyễn Ngọc Điện: Mô hình tài phán Hiến pháp nào cho Việt Nam? Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 22 (207), 2011, tr. 62-66, tr. 64.

Luật đầu tư nước ngoài được Quốc hội thông qua ngày 29/12/1987 cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được thành lập xí nghiệp 100% vốn nước ngoài;75 Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân được Quốc hội thông qua ngày 21/12/1990 quy định:

“Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của doanh nghiệp tư nhân, thừa nhận sự bình đẳng trước pháp luật của doanh nghiệp tư nhân với các doanh nghiệp khác", "chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tự do kinh doanh”,76 trong khi Điều 18 Hiến pháp năm 1980 quy định: “Nhà nước tiến hành cách mạng về quan hệ sản xuất, hướng dẫn, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, thiết lập và củng cố chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất nhằm thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động”

vẫn đang có hiệu lực, chưa hề được sửa đổi. Những văn bản pháp luật này có vai trò và tác dụng to lớn trong việc chuyển đổi cơ chế, khai thác và phát huy mọi tiềm năng để phát triển kinh tế của đất nước. Tác dụng và hiệu quả của những văn bản pháp luật này là không thể phủ nhận được. Nhưng sẽ là hợp hiến và tốt hơn nếu trước khi ban hành những văn bản pháp luật “có lợi cho dân, cho nước” này chúng ta cần phải sửa đổi, bãi bỏ các quy định lỗi thời, lạc hậu của Hiến pháp năm 1980.77

Trường hợp khác, Nghị định 27/HĐBT ngày 09/3/1988 “Về kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp, xây dựng, vận tải” đã công nhận sự tồn tại của thành phần kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh; sở hữu tư nhân (Điều 1). Trong khi đó, Hiến pháp năm 1980 không thừa nhận thành phần kinh tế và hình thức sở hữu tư nhân.78

Vì vậy, Nghị định này được ban hành mà không căn cứ vào Hiến pháp năm 1980.

Hay Thông tư số 02/2003/TT-BCA ngày 13/1/2003 của Bộ Công an quy định mỗi người được đăng ký 01 môtô hoặc xe máy79 là trái với quyền cơ bản của công dân được quy định tại Điều 58 của Hiến pháp năm 1992: “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất ...”.Đồng thời cũng vi phạm Bộ luật dân sự năm 2005 “ tài sản hợp pháp thuộc hình thức sở hữu tư nhân

75 Điều 3 Luật đầu tư nước ngoài năm 1987. 76

Điều 3 Luật công ty năm 1990 và điều 3, điều 4 Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990.

77 Xem Tiểu luận Bàn về cơ chế bảo hiến ở Việt Nam hiện nay, http://luathoc.cafeluat.com/showthread.php/19735- Tieu-luan-Ban-ve-co-che-bao-hien-o-Viet-Nam-hien-nay?s=036d089187c9f655dd709a4c01713953, [ngày truy cập 14-10-2011].

78 Điều 18 Hiến pháp năm 1980 quy định “Nhà nước tiến hành cách mạng về quan hệ sản xuất, hướng dẫn, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, thiết lập và củng cố chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất nhằm thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động. Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và được phát triển ưu tiên.”

không bị hạn chế về số lượng, giá trị”.80 Phải 2 năm sau, khi người dân ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh khốn khó vì quy định vi hiến nói trên đã kêu ca, phàn nàn và báo chí đồng loạt lên tiếng… Bộ Công an mới ban hành Thông tư số 17/2005/TT- BCA ngày 21/11/2005 bãi bỏ quy định trái Hiến pháp này.81

Thạc sĩ Bùi Ngọc Sơn nói: “Đây có lẽ là lần đầu tiên ở Việt Nam, Hiến pháp được viện dẫn thành công trong việc bảo vệ các quyền căn bản của công dân. Đồng thời, nó cũng cho thấy nhu cầu cần phải có chế độ bảo hiến, hay Tòa án Hiến pháp để bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp và các quyền hiến định của công dân trước khả năng lạm quyền của công quyền”.82

Mới đây, ngày 03/01/2012, Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng có công văn yêu cầu Công an Đà Nẵng tạm dừng giải quyết đăng ký thường trú mới đối với các trường hợp có chỗ ở là nhà thuê, mượn, ở nhờ, không có nghề nghiệp ổn định… Nhằm triển khai thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố này hôm 23/12/2011 về nhiệm vụ năm 2012.83 Công văn đã vi phạm điều 68 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001. Theo Hiến pháp, công dân được quyền tự do cư trú trong nước, và ngoài ra theo Luật cư trú năm 2006 thì tất cả các trường hợp nêu trên đều được đăng ký thường trú nếu chủ nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý.84

Hơn nữa, cũng chính luật này đã quy định nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc tạm trú.85 Như vậy, giả sử các địa phương khác cũng làm theo như Đà Nẵng thì những người nhập cư ai sẽ về tỉnh đó. Tóm lại, văn bản trên đã vi phạm quyền tự do cư trú của công dân.

Một phần của tài liệu đề xuất cơ chế bảo hiến trong luật việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)