Cơ chế bảo hiến ở Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành

Một phần của tài liệu đề xuất cơ chế bảo hiến trong luật việt nam (Trang 34 - 46)

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam có nhiều văn bản pháp luật quy định về vấn đề giám sát Hiến pháp: Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001; Luật tổ chức Quốc hội năm 2001; Luật tổ chức Chính phủ năm 2001; Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003; Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003; Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004; Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008; Quy chế hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Quy chế hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội… quy định về hoạt động kiểm tra, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Một vài văn bản quy phạm pháp luật sẽ được tìm hiểu để có thể hiểu rõ hơn về cơ chế bảo hiến hiện nay ở nước ta.

122

Khoản 23 điều 107 Hiến pháp năm 1980. 123 Khoản 24 điều 107 Hiến pháp năm 1980. 124 Khoản 24 điều 107 Hiến pháp năm 1980. 125 Đoạn cuối điều 83 Hiến pháp năm 1980. 126

Xem Tiểu luận Bàn về cơ chế bảo hiến ở Việt Nam hiện nay,

http://luathoc.cafeluat.com/showthread.php/19735-Tieu-luan-Ban-ve-co-che-bao-hien-o-Viet-Nam-hien- nay?s=036d089187c9f655dd709a4c01713953, [ngày truy cập 14-10-2011].

2.2.2.1 Cơ chế bảo hiến ở Việt Nam qua bản Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001

Cơ chế bảo hiến ở nước ta hiện nay được thể hiện cụ thể qua bản Hiến pháp 1992 hiện hành. Đó là cơ chế giám sát tương đối toàn diện. Có thể gọi cơ chế bảo hiến theo việc giám sát như thế này là mô hình Quốc hội vì Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao. Quốc hội thực hiện chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước và giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. Bên cạnh đó, các cơ quan khác cũng thực hiện chức năng giám sát việc tuân theo Hiến pháp và giám sát các văn bản quy phạm pháp luật khác để nó không trái với nội dung cũng như tinh thần của Hiến pháp. Cụ thể, cơ chế giám sát đó được thể hiện chi tiết qua những quy định sau đây trong Hiến pháp:

 Quốc hội

Một trong những chức năng quan trọng của Quốc hội là làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;127

Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.128 Ngoài ra, Quốc hội còn có quyền bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.129 Hơn nữa, Quốc hội còn quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế khác đã được ký kết hoặc gia nhập theo đề nghị của Chủ tịch nước.130

 Ủy ban thường vụ Quốc hội

Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh; Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; đình chỉ việc thi hành các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc huỷ bỏ các văn bản đó; huỷ bỏ các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.131 Ủy ban thường vụ Quốc

127 Khoản 1 điều 84 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001. 128 Khoản 1 điều 84 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001. 129

Khoản 9 điều 84 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001. 130 Khoản 13 điều 84 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001. 131 Khoản 5 điều 91 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001.

hội Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; bãi bỏ các nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.132

 Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội giám sát việc thi hành pháp luật trong lĩnh vực mà mình phụ trách được quy định tại điều 94, 95 của Hiến pháp năm 1992.

 Trong các chế định Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, Hiến pháp cũng quy định Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân bảo vệ Hiến pháp thông qua việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

2.2.2.2 Cơ chế bảo hiến ở Việt Nam trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003

Pháp luật hiện hành quy định cơ chế giám sát và bảo vệ Hiến pháp thông qua việc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật - một trong những nội dung quan trọng nhất của cơ chế bảo hiến.133 Luật này quy định:

 Chức năng giám sát của Quốc hội

Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao của mình tại kỳ họp Quốc hội trên cơ sở hoạt động giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội.134

Ở khoản 2 điều 10 Luật hoạt động giám sát của Quốc Hội quy định:

“Quốc hội xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội theo trình tự sau đây:

a) Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;

b) Quốc hội thảo luận.

Trong quá trình thảo luận, người đứng đầu cơ quan đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật có thể trình bày bổ sung những vấn đề có liên quan;

132 Khoản 6 điều 91 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001.

133Xem Tiểu luận Bàn về cơ chế bảo hiến ở Việt Nam hiện nay, http://luathoc.cafeluat.com/showthread.php/19735- Tieu-luan-Ban-ve-co-che-bao-hien-o-Viet-Nam-hien-nay?s=036d089187c9f655dd709a4c01713953, [ngày truy cập 14-10-2011].

c) Quốc hội ra nghị quyết về việc văn bản quy phạm pháp luật không trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ vản bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.”

Theo quy định của điều này thì, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội do chính Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành. Đây là một nghịch lý và rõ ràng là không khả thi vì thật khó có trường hợp chính mình phát hiện các văn bản do mình ban hành vi phạm và rồi tố giác các văn bản đó. Mặt khác, trình tự này giống như trong trường hợp chuẩn bị thông qua một dự án luật nhưng, như đã biết, văn bản được đem ra xem xét, chỉ có thể là một văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Rất khó lý giải tại sao một văn bản được xây dựng và thông qua theo trình tự lập quy, rốt cuộc lại được kiểm tra tính hợp hiến theo trình tự lập pháp.135 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Ủy ban thường vụ Quốc hội

Khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội thì Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, đình chỉ việc thi hành và trình Quốc hội xem xét, quyết định việc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất.

 Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội

Khi nhận được văn bản quy phạm pháp luật, Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét nội dung văn bản đó. Trong trường hợp phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thì Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới.136

Và, khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội thì Đại biểu Quốc hội đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước sửa đổi hoặc hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó; Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ

135

Nguyễn Ngọc Điện, Mô hình tài phán Hiến pháp nào cho Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 22 (207), 2011, tr. 62-66, tr. 64.

tịch nước có trách nhiệm xem xét, trả lời đại biểu Quốc hội. Trong trường hợp đại biểu Quốc hội không đồng ý với trả lời của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước thì yêu cầu Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất.137

 Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm bảo đảm tính hợp Hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật đối với các dự án luật, pháp lệnh khi trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua.138

2.2.2.3 Cơ chế bảo hiến ở Việt Nam trong Luật tổ chức Chính phủ năm 2001

 Chính phủ

Chính phủ bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân; tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân.139 Trình các dự án luật trước Quốc hội, dự án pháp lệnh trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và chương trình của Chính phủ về xây dựng luật, pháp lệnh với Uỷ ban thường vụ Quốc hội; ban hành kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật để thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước và để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp;140 và quyết định các biện pháp chỉ đạo và kiểm tra việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các quyết định của Chính phủ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân; tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật; báo cáo với Quốc hội về công tác phòng ngừa và chống vi phạm pháp luật và tội phạm.141

 Thủ tướng Chính phủ

Nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ là đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên.142

Và đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh,

137 Khoản 1 điều 10 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003. 138 Chương IV Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003. 139 Khoản 2 điều 8 Luật tổ chức Chính phủ năm 2001.

140

Khoản 1 điều 18 Luật tổ chức Chính phủ năm 2001. 141 Khoản 2 điều 18 Luật tổ chức Chính phủ năm 2001. 142 Khoản 7 điều 20 Luật tổ chức Chính phủ năm 2001.

thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ.143

 Các Bộ và Cơ quan ngang bộ

Căn cứ vào Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, các văn bản của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ra quyết định, chỉ thị, thông tư và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó đối với tất cả các ngành, các địa phương và cơ sở.144 Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có quyền kiến nghị với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quy định do các cơ quan đó ban hành trái với các văn bản pháp luật của nhà nước hoặc của bộ, cơ quan ngang bộ về ngành, lĩnh vực do bộ, cơ quan ngang bộ phụ trách; nếu người nhận được kiến nghị không nhất trí thì trình lên Thủ tướng quyết định145 và có quyền kiến nghị với Thủ tướng đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với các văn bản pháp luật của nhà nước hoặc của bộ, cơ quan ngang bộ về ngành, lĩnh vực do bộ, cơ quan ngang bộ phụ trách.146

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có quyền đình chỉ việc thi hành, đề nghị Thủ tướng bãi bỏ những quy định của Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với các văn bản của bộ, cơ quan ngang bộ về ngành, lĩnh vực do bộ, cơ quan ngang bộ phụ trách và chịu trách nhiệm về quyết định đình chỉ đó; nếu Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không nhất trí với quyết định đình chỉ việc thi hành thì vẫn phải chấp hành, nhưng có quyền kiến nghị với Thủ tướng.147

2.2.2.4 Cơ chế bảo hiến ở Việt Nam trong Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003

 Hội đồng nhân dân

Hội đồng nhân dân quyết định biện pháp bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của mình ở địa phương. Khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của mình thì Hội đồng nhân dân

143 Khoản 8 điều 20 Luật tổ chức Chính phủ năm 2001. 144 Điều 24 Luật tổ chức Chính phủ năm 2001.

145

Điều 25 Luật tổ chức Chính phủ năm 2001. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu đề xuất cơ chế bảo hiến trong luật việt nam (Trang 34 - 46)