2.2.1.1 Cơ chế bảo hiến ở Việt Nam trong bản Hiến pháp năm 1946
Hiến pháp 1946 đã ghi nhận mỗi công dân Việt Nam phải tôn trọng Hiến pháp, tuân theo Hiến pháp,99 có thể thấy đây là bản Hiến pháp có nhiều điểm tiến bộ đáng quý, là bản Hiến pháp dân chủ. Tuy nhiên, vì là bản Hiến pháp đầu tiên nên quy định về bảo hiến chưa nhiều chỉ một vài điều cơ bản:
Hiến pháp quy định “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia”100 và “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý. Cách thức phúc quyết sẽ do luật định”,101
đúng với bản chất của một nước dân chủ cộng hòa, tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân102
những vấn đề quan trọng của đất nước đều do nhân dân quyết định. Hơn nữa việc sửa đổi Hiến pháp phải do hai phần ba tổng số Nghị viên yêu cầu, Nghị viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi, những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết.103 Vấn đề bảo hiến ở đây chính là vấn đề sửa đổi Hiến pháp. Hiến pháp ghi nhận một cơ chế sửa đổi để bảo vệ Hiến pháp không bị xâm phạm, thay đổi tùy tiện. Ở đây, việc sửa đổi Hiến pháp có thủ tục bắt buộc là đưa ra "toàn dân phúc quyết". Đây là một
98 Xem Tiểu luận Bàn về cơ chế bảo hiến ở Việt Nam hiện nay, http://luathoc.cafeluat.com/showthread.php/19735- Tieu-luan-Ban-ve-co-che-bao-hien-o-Viet-Nam-hien-nay?s=036d089187c9f655dd709a4c01713953, [ngày truy cập 14-10-2011].
99 Điều 4 Hiến pháp năm 1946. 100 Điều 21 Hiến pháp năm 1946. 101
Điều 32 Hiến pháp năm 1946. 102 Điều 1 Hiến pháp năm 1946. 103 Điều 70 Hiến pháp năm 1946.
trong những đặc điểm thể hiện tính dân chủ của Hiến pháp này, và là một trong những biện pháp nhằm mục đích bảo hiến, bảo vệ ý nguyện của nhân dân.104
2.2.1.2 Cơ chế bảo hiến ở Việt Nam trong bản Hiến pháp năm 1959
Chúng ta thấy rằng, dù Hiến pháp 1946, có quy định việc sửa đổi Hiến pháp nhưng chưa khẳng định hiệu lực pháp lý của Hiến pháp. Hiến pháp năm 1959 cũng chưa khẳng định điều này. Tuy nhiên, qua những gì được ghi trong Hiến pháp này thì tính tối cao của Hiến pháp cũng đã gián tiếp được thừa nhận.105 Hiến pháp này quy định:
Về quyền hạn của Quốc hội, trong đó có các quyền: làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm pháp luật; giám sát việc thi hành Hiến pháp.106
Quy định như vậy đã hạn chế quyền lực của Quốc hội trong một định khung, tức là Hiến pháp đã gián tiếp thể hiện tính tối cao của mình đối với cơ quan quyền lực tối cao nhất trong bộ máy nhà nước.107 Và từ đây “giám sát việc thi hành Hiến pháp” đã được đề cập đến. Theo Hiến pháp thì
“Chỉ có Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành”.108 Và “Hội đồng Chính phủ căn cứ vào Hiến pháp, pháp luật và pháp lệnh mà quy định những biện pháp hành chính, ban bố những nghị định, nghị quyết, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những nghị định, nghị quyết và chỉ thị ấy”.109 Thêm vào đó, “Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Việt Nam dân chủ cộng hoà kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, cơ quan nhà nước và công dân. Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương và Viện kiểm sát quân sự có quyền kiểm sát trong phạm vi do luật định".110
Như vậy, Hiến pháp 1959 đã đề cập đến vấn đề bảo hiến một cách đầy đủ hơn Hiến pháp 1946. Đã có nhiều chủ thể tham gia bảo hiến, đã có cơ chế giám sát văn bản quy phạm pháp luật.111
2.2.1.2 Cơ chế bảo hiến ở Việt Nam trong bản Hiến pháp năm 1980
104 Xem Tiểu luận Bàn về cơ chế bảo hiến ở Việt Nam hiện nay,
http://luathoc.cafeluat.com/showthread.php/19735-Tieu-luan-Ban-ve-co-che-bao-hien-o-Viet-Nam-hien- nay?s=036d089187c9f655dd709a4c01713953, [ngày truy cập 14-10-2011].
105 Xem Tiểu luận Bàn về cơ chế bảo hiến ở Việt Nam hiện nay,
http://luathoc.cafeluat.com/showthread.php/19735-Tieu-luan-Ban-ve-co-che-bao-hien-o-Viet-Nam-hien- nay?s=036d089187c9f655dd709a4c01713953, [ngày truy cập 14-10-2011].
106 Điều 50 Hiến pháp năm 1959.
107 Xem Tiểu luận Bàn về cơ chế bảo hiến ở Việt Nam hiện nay,
http://luathoc.cafeluat.com/showthread.php/19735-Tieu-luan-Ban-ve-co-che-bao-hien-o-Viet-Nam-hien- nay?s=036d089187c9f655dd709a4c01713953, [ngày truy cập 14-10-2011].
108 Điều 112 Hiến pháp năm 1959. 109 Điều 73 Hiến pháp năm 1959. 110 Điều 105 Hiến pháp năm 1959. 111
Xem Tiểu luận Bàn về cơ chế bảo hiến ở Việt Nam hiện nay,
http://luathoc.cafeluat.com/showthread.php/19735-Tieu-luan-Ban-ve-co-che-bao-hien-o-Viet-Nam-hien- nay?s=036d089187c9f655dd709a4c01713953, [ngày truy cập 14-10-2011].
Kế thừa những gì đã quy định trong hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 tiếp tục có được những quy định nhằm mục đích bảo hiến. Một cơ chế bảo hiến theo mô hình giám sát dần dần hình thành qua các bản Hiến pháp Việt Nam.112
Hiến pháp quy định Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác – Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội, là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng tồn tại vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam. Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp.113
Điều này đã khẳng định tính tối cao của Hiến pháp. Dù Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội nhưng Đảng không lớn hơn Hiến pháp, không đứng trên Hiến pháp. Hiến pháp là tối cao.114
Nội dung Hiến pháp này quy định Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật 115 và Hội đồng nhà nước thực hiện những nhiệm vụ và sử dụng những quyền hạn được Hiếp pháp, các luật và nghị quyết của Quốc hội giao cho, quyết định những vấn đề quan trọng về xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, giám sát việc thi hành Hiếp pháp, các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội và của Hội đồng nhà nước, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước.116 Ngoài ra Hội đồng nhà nước còn có quyền đình chỉ việc thi hành và sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết, nghị định, quyết định của Hội đồng Bộ trưởng trái với Hiến pháp, luật và pháp lệnh.117 Bên cạnh đó còn có quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết không thích đáng của các Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương118 và phê chuẩn hoặc bãi bỏ những hiệp ước quốc tế, trừ trường hợp xét thấy cần trình Quốc hội quyết định.119
Về phần Hội đồng Bộ trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn như: Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật.120 Tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân.121 Hơn nữa còn có quyền đình chỉ việc thi hành và sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư không thích đáng của các bộ
112 Xem Tiểu luận Bàn về cơ chế bảo hiến ở Việt Nam hiện nay,
http://luathoc.cafeluat.com/showthread.php/19735-Tieu-luan-Ban-ve-co-che-bao-hien-o-Viet-Nam-hien- nay?s=036d089187c9f655dd709a4c01713953, [ngày truy cập 14-10-2011].
113
Điều 4 Hiến pháp năm 1980.
114 Xem Tiểu luận Bàn về cơ chế bảo hiến ở Việt Nam hiện nay,
http://luathoc.cafeluat.com/showthread.php/19735-Tieu-luan-Ban-ve-co-che-bao-hien-o-Viet-Nam-hien- nay?s=036d089187c9f655dd709a4c01713953, [ngày truy cập 14-10-2011].
115
Khoản 3 điều 83 Hiến pháp năm 1980. 116 Điều 98 Hiến pháp năm 1980.
117 Khoản 8 điều 100 Hiến pháp năm 1980. 118 Khoản 10 điều 100 Hiến pháp năm 1980. 119
Khoản 16 điều 100 Hiến pháp năm 1980. 120 Khoản 1 điều 107 Hiến pháp năm 1980. 121 Khoản 22 điều 107 Hiến pháp năm 1980.
và các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng.122 Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết không thích đáng của các Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương, đồng thời đề nghị Hội đồng nhà nước sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết đó.123
Và đình chỉ việc thi hành và sử đổi hoặc bãi bỏ những quyết định và chỉ thị không thích đáng của Uỷ ban nhân dân các cấp.124
Điều 115 Hiến pháp năm 1980 quy định của Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn: Bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật được tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh ở địa phương; quyết định các biện pháp thi hành chính sách của nhà nước và nhiệm vụ do cấp trên giao cho (khoản 1). Và sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của Uỷ ban nhân dân cùng cấp hoặc của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp (khoản 10).
Cơ chế bảo hiến ở đây chính là việc quy định các cơ quan nhà nước phải làm việc theo Hiến pháp và phát luật. Cơ chế bảo hiến theo hình thức giám sát đã hình thành với nhiều chủ thể cùng giám sát lẫn nhau, để đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp. Tuy nhiên, trong nội tại bản Hiến pháp này vẫn có những điểm chưa hợp lí, không đảm bảo được cơ chế bảo hiến đã định ra. Vì trong Hiến pháp có quy định Quốc hội có quyền định ra quyền cho mình hay cho những cơ quan khác, khi thấy cần thiết.125 Đây là một khiếm khuyết lớn của bản Hiến pháp này vì đã không trung thành với tính tối cao của Hiến pháp.126