MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN HUYÊN

Một phần của tài liệu Tieu luan ke toan HCSN (Trang 47 - 51)

- Tại đơn vị tình hình TSCĐ biến động không nhiều Để đơn giản hơn, đơn vị chỉ đánh giá lại TSCĐ vào cuối mỗi năm bằng cách tính:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN HUYÊN

TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN HUYÊN

3.1. Đánh giá chung

Để thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đòi hỏi bộ máy kế toán phải đáp ứng được nhu cầu, điều kiện cụ thể của từng đơn vị. Mặc khác, để đảm bảo nguồn ngân sách Nhà nước sử dụng có hiệu quả và hợp lý, phụ thuộc hoàn toàn vào công tác kế toán. Mặc dù thời gian thực tập tại phòng kế toán không được nhiều. Nhưng qua trải nghiệm thực tế, tôi nhận thấy công tác kế toán tương đối hợp lý song bên cạnh đó vẫn còn một số vấn đề chưa phù hợp. Với mong muốn hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tại đơn vị, tôi mạnh dạn nêu lên một số nhận xét của bản thân về tổ chức công tác kế toán như sau:

3.1.1. Ưu điểm

- Về bộ máy kế toán: nhìn chung bộ máy kế toán tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên hoạt động rất hiệu quả. Việc hạch toán ban đầu, kiểm tra chứng từ hợp lý, hợp lệ được tiến hành một cách cẩn thận, chính xác, có căn cứ pháp lý rõ ràng, tránh được sự sai sót nhầm lẫn giữa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Sử dụng sổ sách kế toán một cách gọn nhẹ, hợp lý tạo điều kiện cho việc hạch toán ghi chép và tổng hợp số liệu quyết toán được chính xác, dễ hiểu, dễ kiểm tra đối chiếu, đảm bảo cho việc cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho công tác quản lý.

- Hình thức kế toán: Đơn vị áp dụng hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái, phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị, góp phần vào việc thời gian, nâng cao hiệu quả công tác kế toán. Xử lý các chứng từ bằng tay, giúp cho kế toán xác định luồng số liệu một cách trực quan hơn, rèn luyện cho kế toán đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, trường hợp dữ liệu bị mất có xác suất nhỏ hơn là kế toán máy.

- Tài khoản sử dụng: Bộ phận kế toán sử dụng hệ thống tài khoản kế toán ngân sách và tài chính. Ban hành theo Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 146/2011/TT-BTC ngày 26/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Tạo điều kiện cho việc tính toán đầy đủ các khoản chi hoạt động và lập Báo cáo quyết toán được chính xác, giảm bớt khối lượng ghi chép thuận tiện cho việc quản lý.

- Hệ thống sổ sách: Phòng tài chính kế toán của đơn vị xây dựng hệ thống sổ sách một cách hợp lý và có tính khoa học. Theo dõi đúng biểu mẫu của chế độ kế toán. vận dụng một cách linh hoạt và đầy đủ các chứng từ kế toán nhằm phản ánh kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở đơn vị.

3.1.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác kế toán tại đơn vị còn tồn tại yếu điểm cần khắc phục, cụ thể như sau:

- Về bộ máy kế toán: Đơn vị chỉ có một cán bộ kế toán, điều này có thể tạo nên áp lực lớn khi xử lý số liệu, tốn nhiều thời gian, chất lượng công việc hoàn thành sẽ không chính xác và có sai sót.

- Về hình thức kế toán: Đơn vị còn áp dụng hình thức kế toán thủ công làm cho quá trình ghi chép, quản lý tốn nhiều thời gian, nguồn nhân lực, dễ xảy ra tình trạng thông tin kém hiệu quả và trung thực.

- Về bộ phận kế toán: cán bộ kế toán vận dụng các tài khoản chưa linh hoạt, còn chậm.

3.2. Giải pháp

Qua tìm hiểu cũng như nhận thấy những hạn chế trong bộ máy kế toán của đơn vị tôi xin đưa ra một số giải pháp sau đây:

- Về bộ máy kế toán: Để đảm bảo cho bộ máy kế toán hoạt động có hiệu quả, tuân thủ đúng những quy định của cơ quan Nhà nước, đơn vị cần bổ sung thêm Kế toán TSCĐ, Kế toán thanh toán. Có như vậy mới giảm bớt áp lực cho kế toán tổng hợp, đồng thời mỗi nhân viên được phân công phụ trách một công việc cụ thể nhưng lại quan hệ chặt chẽ với nhau để cùng nhau hoàn thành công việc đạt kết quả cao, không vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm, đảm bảo tính thống nhất về phạm vi và phương pháp tính toán, ghi chép.

- Về hình thức kế toán: Đơn vị nên sử dụng phần mềm để xử lý các chứng từ và cử cán bộ đi học lớp huấn luyện sử dụng phần mềm kế toán để áp dụng cho đơn vị mình. Nếu đơn vị sử dụng hình thức kế toán máy sẽ giúp cho nhân viên kế toán xử lý số liệu trở nên nhanh chóng hơn, cung cấp thông tin một cách chính xác, tiết kiệm lao động, tiết kiệm chi phí hơn cho đơn vị, nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Về tài khoản sử dụng: Tốt nhất là đơn vị nên áp dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất chung cả nước được ban hành theo quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006.

- Về bộ phận kế toán: để bộ phận kế toán làm việc có hiệu quả hơn cần phải tổ chức các lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ kế toán, để có thể đáp ứng kịp thời và đảm bảo cho sự vững chắc của bộ máy kế toán trong giai đoạn hiện nay.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận 1. Kết luận

Khác với các đơn vị sản xuất kinh doanh, hoạt động chi tiêu tài chính gắn liền, trực tiếp và phụ thuộc vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu hồi vốn, lãi của chính mỗi đơn vị, doanh nghiệp. Còn các đơn vị HCSN với đặc trưng cơ bản là được trang trải các khoản chi phí hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao bằng nguồn kinh phí từ ngân quỹ Nhà nước hoặc từ quỹ công. Nên việc hạch toán và chi tiêu ở đơn vị sự nghiệp đòi hỏi phải có sự hợp lý và độ chính xác cao. Để đảm bảo cho việc chi tiêu đủ, đúng mục đích, tiết kiệm, ngăn chặn sự tham nhũng lãng phí, thiếu hụt trong chi tiêu thì ngay từ công tác lập dự toán ta cần phải có sự bao quát sâu, rộng với độ chính xác cao. Chính vì các đơn vị HCSN là những đơn vị thụ hưởng ngân quỹ Nhà nước kiểm tra, đánh giá được chính xác, hiệu quả của việc sử dụng công quỹ thì kế toán tổng hợp là bộ phận không thể thiếu trong mỗi đơn vị. Nó mang tính chất tổng hợp vì do tính chất của đơn vị HCSN nên mỗi phần hành kế toán tuy không tính toán nhiều cũng không phát sinh nhiều nghiệp vụ như kế toán bên đơn vị doanh nghiệp sản xuất (từng bộ phận kế toán có thể hoạt động độc lập, riêng rẽ) nhưng nó lại có sư phức tạp và liên quan đến nhau, đặc biệt nó luôn gắn với bước đầu tiên của công tác kế toán HCSN đó là công tác lập dự toán.

2. Kiến nghị

- Đơn vị cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để tạo điều kiện cho bộ phận kế toán nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tế.

- Cần chủ động, linh hoạt trong việc áp dụng các chính sách, chế độ kế toán sao cho phù hợp với quy mô, tình hình hoạt động của đơn vị.

- Thường xuyên cập nhật và phổ biến cho cán bộ nhân viên kế toán nắm rõ về các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán. Đặc biệt khi có thông tư, quyết định mới ban hành, sửa đổi có liên quan tới nghiệp vụ chuyên môn thì phải phổ biến ngay cho cán bộ nắm rõ để dễ thực hiện và đảm bảo tuân thủ đúng những quy định trong công viêc.

- Để động viên, khuyến khích tinh thần phấn đấu và làm việc của cán bộ đơn vị nên có các chế độ, chính sách thi đua khen thưởng.

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Tieu luan ke toan HCSN (Trang 47 - 51)