GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CHO HỘ NGHÈO VÀ

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo ở huyện u minh tỉnh cà mau (Trang 81)

Từ kết quả phân tích thực trạng nguồn lực sẵn có, đời sống và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập/người/tháng của hộ nghèo và cận nghèo, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nghèo và cận nghèo như sau:

Nguồn lực đất đai là nguồn lực quan trọng để tạo thu nhập cho các hộ nghèo và cận nghèo bởi nghề nghiệp chủ yếu của họ là nuôi tôm và trồng lúa. Vì vậy mà khi có điều kiện thuận lợi thì các hộ nghèo và cận nghèo nên tiết kiệm, tích lũy tiền để mua đất. Tuy nhiên, việc tích lũy đất gặp khó khăn trong thời gian gần đây vì theo thống kê ở nước ta hiện nay diện tích canh tác đất ngày càng bị thu hẹp, vì vậy việc quan trọng ở đây là các hộ phải biết sử dụng quỹ đất đai một cách hợp lý đồng thời lựa chọn những hoạt động tạo thu nhập phù hợp với quỹ đất đai của hộ. Bên cạnh đó, với diện tích đất trung bình ở mỗi hộ khá thấp nếu không có điều kiện nuôi trồng thủy sản, trồng lúa thì các hộ nên cải tạo vườn tạp trồng xen canh các loại rau, cây ăn trái có giá trị, trồng trên bờ, trên liếp rộng. Điển hình là mô hình là những hộ nghèo và cận nghèo có thể học hỏi theo mô hình trồng rau má trên đất vườn21. Chi phí đầu tư ban đầu khá ít cho việc mua mành phủ để tiết kiệm được công làm cỏ, giảm tiêu hao lượng phân bón trong đất, đây là mô hình có vốn đầu tư ít khoảng 10 triệu đồng/2000m2 và việc chăm sóc nhẹ nhàng, tận dụng thời gian rảnh rỗi, gieo giống một lần nhưng thu hoạch được nhiều lần. Khi thu hoạch xong, tiếp tục tưới nước, tưới phân đúng tháng sau có thể thu hoạch vụ tiếp theo mà lợi nhuận thu được hằng năm khoảng 150 triệu đồng/2000m2, đây là loại rau không những phục vụ cho nhu cầu giải khát đặc biệt là trong mùa nắng mà hơn hết còn là thực phẩm có tác dụng phòng, trị nhiều loại bệnh cho con người vì vậy mà sức tiêu thụ của hoạt động kinh tế này khá cao. Bên cạnh việc tận

dụng đất vườn trồng hoa màu thì một số hộ nên tận dụng đất vườn để nuôi cá nước ngọt, đây là mô hình khá phù hợp do huyện U Minh là một trong những vùng ngọt hóa của tỉnh Cà Mau, thêm vào đó là vốn đầu tư ban đầu khá ít tận dụng ao hồ có sẵn, thức ăn tận dụng các loại cá phân mua từ các chủ hàng đáy, sản phẩm thu được vừa phục vụ cho nhu cầu ăn hằng ngày, vừa tạo thêm thu nhập cho hộ gia đình. Theo một bài báo từ trang Thủy sản Việt Nam22 thì trung bình ao khoảng 500m2 thả khoảng 1000 con cá tra giống thì thu nhập khoảng 30 triệu/năm. Bên cạnh đó với diện tích đất khá ít nên sản lượng của sản phẩm thu được từ sản xuất như trồng lúa, nuôi tôm,...cũng không nhiều vì vậy mà nhiều hộ trong địa phương cần liên kết với nhau trong khâu tiêu thụ sản phẩm tránh bị thương lái ép giá, liên kết dọc những hộ có lĩnh vực sản xuất khác nhau để hỗ trợ nhau trong sản xuất, tận dụng những phế phẩm của chiến lược sinh kế này làm nguyên liệu đầu vào cho chiến lược sinh kế khác, từ đó giúp tiết kiệm chi phí trong sản xuất cũng góp phần nâng cao thu nhập của hộ gia đình. Đồng thời hộ gia đình cũng nên áp dụng nhiều mô hình nuôi trồng kết hợp trên diện tích đất hạn chế như thả cua, nuôi sò huyết trong vuông tôm,... đây là mô hình được đánh giá cao tại một số huyện lân cận. Theo kỹ sư Lê Thanh Đăng cán bộ kỹ thuật phòng NN & PTNT huyện Đầm Dơi thì đây là mô hình hiệu quả mang lại giá trị kinh tế cao. Bởi khi nuôi xen canh, sò có tính năng lọc các chất bùn bã hữu cơ dưới đáy ao, nhằm cải thiện môi trường giúp các loài thủy sản như tôm, cua phát triển, trung bình mỗi năm mô hình này đem lại thu nhập hơn 50 triệu đồng/2000m223

.

Đa dạng hóa các hoạt động tạo thu nhập sẽ làm tăng thu nhập cho hộ nghèo và cận nghèo. Vì vậy các hộ này cần tích cực tham gia học nghề, tích cực sáng tạo và tham gia các hoạt động tạo thu nhập, tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp phù hợp với điều kiện gia đình mình, vì đây là nguồn thu nhập không phải bỏ nhiều công chăm sóc vất vả. Bên cạnh nghề làm thuê, đan lát nhưng hộ nghèo và cận nghèo ở địa phương có thể tận dụng những nguyên liệu có sẵn ở đây để tạo ra thu nhập như bông sậy. Việc tận dụng thân sậy dùng làm dây bện lại thành những tấm đăng để bắt cá tôm đã được đa số những người dân ở đây biết đến. Song gần đây việc tận dụng thân cây sậy để làm chổi để sử dụng hoặc bán thân sậy tươi cho những thương lái mà đặc biệt là ở tỉnh An Giang mới trở nên phổ biến đã tạo ra thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân nghèo và cận nghèo ở đây, nhưng giá bông sậy còn khá thấp chỉ từ 4.000-5.000 đồng/kg đối với bông sậy tươi mua tại chỗ và từ 15.000-17.000/kg đối với bông sậy phơi khô, trong khi với 1kg bông sậy có

22http://thuysanvietnam.com.vn/ca-mau-trien-vong-tu-nuoi-ca-nuoc-ngot-article-9821.tsvn - Thủy Sản Việt Nam

thể làm được 2 cây chổi với giá 50.000 đồng, vì vậy đây chính là một hoạt động kinh tế khá phù hợp với những hộ nghèo và cận nghèo nên chú ý đến vì nó không cần vốn cũng như kỹ thuật cao, đây cũng là cơ hội để làm giàu ngay trên “sân nhà”, góp phần tạo thêm làng nghề cho địa phương đồng thời nâng cao thêm thu nhập cho hộ gia đình. Bên cạnh đó, lao động ở những hộ nghèo và cận nghèo có thể tận dụng những miếng vải vụn hay những bộ đồ thun cũ để đan và móc lại thành những vật dụng sử dụng hằng ngày như thảm lau chân, miếng lót ly, lót nồi cơm điện, miếng nhắc nồi,...cũng như có thể kết hợp, vận động thêm những lao động nhàn rỗi trong xóm tham gia để tạo nên lượng sản phẩm lớn nhằm cung cấp cho những tiểu thương góp phần nâng cao cũng như đa dạng hóa thu nhập trong hộ.

Tỷ lệ lao động cũng là một nhân tố tác động mạnh đến thu nhập của hộ nghèo và cận nghèo, từ đó mà các hộ gia đình cần quan tâm đến việc nâng cao tỷ lệ lao động trong gia đình bằng cách định hướng nghề nghiệp cho con cái của mình, đầu tư cho con cái trong việc học hành, thoát nghèo bền vững bằng con đường học vấn. Đồng thời các hộ gia đình cần thực hiện nghiêm chỉnh chính sách kế hoạch hóa gia đình của Nhà Nước để tập trung nguồn lực mà lo cho con cái. Thêm vào đó là tích cực tham gia các hoạt động học nghề ở địa phương tổ chức để mỗi thành viên trong gia đình đều trở thành một người lao động chứ không phải là người phụ thuộc của gia đình.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Thu nhập của người dân ở mọi nơi đều là vấn đề đáng thu hút sự quan tâm của những người nghiên cứu. Bởi vì nó chính là chỉ báo quan trọng có ý nghĩa kinh tế để đánh giá mức sống, sự phát triển của mỗi khu vực và cũng có thể trở thành nguyên nhân của nhiều vấn đề xã hội khác.

Trong giai đoạn 2011-2013, trong công tác giảm nghèo ở huyện U Minh có những kết quả tích cực thể hiện qua tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm. Song tỷ lệ này vẫn còn khá cao so với tỷ lệ chung của toàn tỉnh và các huyện trong tỉnh. Từ đó cho thấy trong công tác giảm nghèo ban lãnh đạo huyện U Minh cần có nhiều nỗ lực nhiều hơn nữa để tỷ lệ hộ nghèo không những giảm qua các năm mà còn rút dần khoảng cách với tỷ lệ hộ nghèo chung của toàn tỉnh.

Hộ nghèo và cận nghèo ở huyện U Minh có thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau như làm thuê, làm mướn, trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và các hoạt động dịch vụ phi nông nghiệp. Trong đó thu nhập từ làm thuê làm mướn chiếm tỷ trọng lớn nhất là 66,48% trong cơ cấu thu nhập của hộ nghèo và cận nghèo. Bên cạnh đó nghề trồng lúa và nuôi tôm cũng là ngành nghề chủ yếu của hộ nghèo và cận nghèo với tỷ lệ tương ứng là 8,22% và 16,49%.

Nhìn chung, hộ nghèo và cận nghèo ở huyện U Minh có đa số chủ hộ là nam giới chiếm 71,88% với độ tuổi trung bình khá cao 48,73%. Do diện tích đất sản xuất khá thấp trung bình khoảng 2.416m2 và khoảng 41,88% hộ gia đình không có đất sản xuất nên tỷ lệ nghề làm thuê trong chủ hộ được phỏng vấn chiếm tỷ lệ cao nhất với 40,63%. Đồng thời với trình độ học vấn trung bình khá thấp chỉ ở khoảng lớp 5 dẫn đến khả năng tiếp cận, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó theo ý kiến khảo sát của hộ nghèo và cận nghèo thì điều kiện cơ sở hạ tầng ở khu vực đa số ở mức hoàn thiện chiếm 68,13%, điều kiện đường nông thôn đáp ứng khá tốt đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất, các phương tiện sản xuất như xe gắn máy, xe đạp,…có thể đến nhà ngay cả trong mùa mưa. Cuối cùng, có đến 41,25% hộ nghèo và cận nghèo thiếu vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh, điều này được thể hiện ở tỷ lệ vay vốn của những hộ này là 41,25%, các nguồn vay chủ yếu là vay từ ngân hàng Chính sách xã hội, ngân hàng NN & PTNT, hội phụ nữ, vay đi học đối với sinh viên. Song hiệu quả từ những hoạt động tính dụng này không đạt được hiệu quả cao do lượng vốn vay khá ít thêm vào đó là tình trạng thiếu kiến thức trong lĩnh vực sản xuất mà có một số

lượng lớn hộ gia đình không những không có đủ vốn tái sản xuất cho mùa sau mà còn mắc nợ, từ đó mà tâm lý e ngại vay vốn đã xuất hiện ở một số hộ nghèo và cận nghèo. Đây là một điều đáng lưu tâm đối với chính quyền địa phương điển hình là những cán bộ phụ trách từng ấp, từng xã và các tổ chức tín dụng.

Để tăng thêm thu nhập cho gia đình, hộ nghèo và cận nghèo ngày càng quan tâm đến việc đa dạng nguồn thu nhập, tham gia nhiều hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, việc đa dạng thu nhập của các hộ nghèo và cận nghèo chủ yếu là tự phát dựa trên kinh nghiệm bản thân hoặc làm theo những người hàng xóm vì vậy đa dạng thu nhập chưa đạt hiệu quả. Mức độ đa dạng hóa thu nhập của những hộ này còn tương đối thấp khi chỉ số SID trung bình là 0,39, khi chỉ số SID và tổng thu nhập tăng thì tỷ lệ thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp càng giảm cho thấy việc đa dạng hóa thu nhập chưa cân đối, chủ yếu trong nội bộ các ngành nông nghiệp vì vậy cần quan tâm hơn nữa đối với các hoạt động phi nông nghiệp. Những hộ có thu nhập càng thấp thì khả năng tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp càng cao, phần lớn thu nhập của họ có được từ hoạt động làm thuê, làm công nhận lượng (phụ hồ, làm cỏ, thu hoạch nông sản,…), nguyên nhân là do hạn chế nguồn lực đầu vào trong sản xuất như đất sản xuất, phương tiện sản xuất, vốn sản xuất nhưng lại dư thừa lao động nên tận dụng thời gian lúc nông nhàn để làm thuê là lựa chọn mang tính chiến lược của những hộ nghèo, cận nghèo ở đây.

Nhìn chung đề tài đã đạt được mục tiêu nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo và cận nghèo ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau. Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập của hộ nghèo và cận nghèo chịu ảnh hưởng tích cực của các yếu tố: tổng diện tích đất sản xuất của hộ, tỷ lệ lao động của hộ, số hoạt động tạo thu nhập của hộ. Bên cạnh đó chịu ảnh hưởng tiêu cực của nhân tố tuổi bình phương của chủ hộ. Dựa vào những yếu tố này là cách tốt nhất để nâng cao thu nhập và cũng là cơ sở để chính quyền địa phương đề ra những chính sách thích hợp để nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm hoàn thành công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương.

5.1 KIẾN NGHỊ

5.1.1 Đối với nhà nước

Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình nhằm hạn chế tình trạng sinh con đông nhằm nâng cao mức sống cho gia đình, cũng như điều kiện học tập của con cái được đảm bảo, từ đó mà tỷ lệ lao động của hộ mới được nâng lên.

Xây dựng trường học, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích con em của những hộ nghèo và cận nghèo đến trường bằng việc thành lập các quỹ học bổng khuyến học dành cho những tấm gương chịu khó vươn lên trong học tập nhằm nâng cao tri thức cũng như đào tạo lao động cho mỗi hộ nghèo, cận nghèo nói riêng và toàn huyện nói chung.

Phân công mỗi Đảng viên phụ trách một hộ nghèo hoặc cận nghèo để tư vấn những chiến lược sinh kế đúng đắng theo định hướng của chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm tự nhiên của từng vùng trong huyện.

Can thiệp về giá sản phẩm nông nghiệp như lúa, tôm,... mà nhất là trong trường hợp giá sản phẩm giảm hoặc các trường hợp hộ nghèo và cận nghèo bị ép giá do vốn sản xuất của những hộ này khá hạn chế phải sử dụng thu nhập có được từ mùa này để tái sản xuất cho mùa sau, sử dụng cho chi tiêu hằng ngày. Đồng thời có chính sách quản l ý giá vật tư nông nghiệp để tránh tình trạng giá lên quá cao ảnh hưởng đến sản xuất của hộ gia đình, phát sinh thêm chi phí làm giảm đi một phần thu nhập của họ.

5.1.2 Đối với chính quyền địa phương

Thường xuyên mở các lớp, chương trình tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật canh tác nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp cho người dân. Các nội dung đào tạo nên đa dạng để giúp cho mỗi người dân có cái nhìn và sự hiểu biết rộng hơn về những vấn đề liên quan đến đời sống của chính họ. Rà soát, qui hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp phù hợp với thế mạnh của địa phương mình. Địa phương cần xác định được những vật nuôi, cây trồng mũi nhọn của từng vùng tạo ra sức sản xuất hàng hoá mạnh hơn cho các vùng này.

Chính quyền địa phương cần phát triển các lớp dạy nghề cho hộ nghèo và cận nghèo và giải quyết đầu ra việc làm giúp họ, bởi đa số hộ gia đình đều đồng ý rằng nếu chỉ đào tạo mà không gắn liền với việc tư vấn, giới thiệu việc làm thì họ không có hứng thú đi học. Đồng thời tạo điều kiện phục hồi và phát triển ngành nghề thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống ở nông thôn, có chính sách hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, các tổ chức kinh tế hợp tác, các doanh nghiệp, các chủ trang trại… làm ăn có hiệu quả trên địa bàn, tạo điều kiện cho các đơn vị này tạo thêm ngành nghề, việc làm cho người nghèo.

Hỗ trợ cho những hộ nghèo và cận nghèo thiếu tư liệu, thiếu đất hoặc không có đất sản xuất bằng vốn vay ưu đãi, cấp đất sản xuất phù hợp với địa bàn, ngành nghề và điều kiện sản xuất cụ thể. Chính quyền địa phương cần tập hợp các hộ nghèo và cận nghèo, quy hoạch những cánh đồng mẫu lớn theo

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo ở huyện u minh tỉnh cà mau (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)