TỔNG QUAN VỀ HUYỆN UMINH

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo ở huyện u minh tỉnh cà mau (Trang 40)

3.2.1 Điều kiện tự nhiên

3.2.1.1 Vị trí địa

Nguồn: Ban chủ nhiệm Địa chí – Cục thống kê tỉnh Cà Mau

Hình 3.7 Rừng tràm U Minh

Theo số liệu thống kê của trên trang web của Uỷ ban nhân dân huyện thì U Minh nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Cà Mau, diện tích tự nhiên là 774,641km2, bằng 14,62% diện tích đất tự nhiên của tỉnh Cà Mau. Dân số là 92.312 người. Phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông giáp huyện Thới Bình, phía tây giáp Vịnh Thái Lan, phía nam giáp huyện Trần Văn Thời.

Về tổ chức hành chính, huyện U Minh được chia thành 7 xã và 1 thị trấn, bao gồm các xã Khánh An, Nguyễn Phích, Khánh Lâm, Khánh Hội, Khánh Tiến, Khánh Hòa, Khánh Thuận và thị trấn U Minh.

U Minh là vùng đồng bằng duyên hải, đất nhiễm mặn phèn nhiều, nhiều kênh, rạch. Đây cũng 1 trong 6 huyện ven biển của tỉnh Cà Mau, với chiều dài bờ biển 31km, có cửa biển Khánh Hội, Hương Mai nên có điều kiện hướng phát triển ra biển. Khu dự án khí điện đạm Cà Mau đã và đang được đầu tư xây dựng ở xã Khánh An đã trở thành một điểm phát triển, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Cà Mau, là tiền đề để phát triển các dự án quan trọng khác trên địa bàn huyện U Minh và các huyện kế cận.

Nguồn: Ban chủ nhiệm Địa chí – Cục thống kê tỉnh Cà Mau

Hình 3.8 Nghề gác kèo ong ở rừng U Minh

U Minh nổi tiếng với rừng U Minh ngập mặn. Giao thông đi lại của huyện chủ yếu là đường sông, đường bộ kém phát triển. Cùng với vùng U Minh Thượng, rừng U Minh được mọi người biết đến nhiều trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi. Địa bàn huyện này thuộc Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Theo Quyết định 492/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ huyện U Minh cũng như toàn bộ tỉnh Cà Mau đã được đưa vào địa bàn vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long vì vậy sẽ có những ưu tiên đầu tư phát triển. Tuy nhiên do toàn bộ huyện U Minh nằm trong vùng rừng tràm U Minh hạ, đã từng là địa bàn để bố trí định canh định cư cho những hộ nghèo, hiện đang là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và có nhiều hạn chế phát triển kinh tế do có những quan điểm khác nhau về bảo tồn – khai thác hệ sinh thái rừng tràm, phải tập trung cho nhiệm vụ phòng chống cháy rừng.

3.2.1.2 Các yếu tố khí hậu, thủy văn

Khí hậu

Huyện U Minh có đặc trưng phân mùa của khí hậu miền Tây Nam Bộ. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Mùa mưa thường chiếm tới 90% lượng mưa cả năm, mưa tập trung vào các tháng 8, tháng 9 và tháng 10. Nhiệt độ trung bình năm 26,60C, độ ẩm không khí trung bình 85-86%.14

Trong năm gió thịnh hành theo mùa. Mùa khô hướng gió thịnh hành là Đông Bắc. Mùa mưa gió thịnh hành là Tây Nam hoặc gió Tây. Trong mùa mưa thường xảy ra giông, lốc xoáy (nhất là ở vùng ven biển) có gió mạnh cấp 7, cấp 8.

Chế độ phân mùa rõ rệt có ảnh hưởng hạn chế nhiều đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Trong mùa khô, không có mưa, gió mạnh, lượng bốc hơi cao dẫn đến khô hạn làm nguy cơ cháy rừng tràm rất cao, không có nguồn nước để chữa cháy rừng. Trong mùa mưa thường có dông, áp thấp nhiệt đới và bão, ảnh hưởng đến hoạt động khai thác biển, nhất là đối với các phương tiện công suất nhỏ (làm nghề câu mực)…

Tuy nhiên chế độ phân mùa cũng tạo điều kiện phát triển nuôi tôm trong mùa khô, sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, rau màu) trong mùa mưa, tạo điều kiện sản xuất một vụ lúa luân canh trên đất nuôi tôm theo quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông ngư lâm nghiệp của huyện.

Thủy văn

Huyện có bờ biển dài 31 km (Vịnh Thái Lan), có các cửa kênh lớn thông ra biển như kênh Biện Nhị, cửa Hương Mai… nên huyện U Minh chịu tác động trực tiếp của nhật triều của Vịnh Thái Lan. Bên cạnh đó, địa bàn huyện U Minh còn chịu tác động của triều biển Đông qua hệ thống sông ông Đốc, sông Cái Tàu… nước mặn theo sông rạch vào sâu trong đất liền, độ mặn nước sông trong mùa khô cao, mùa mưa độ mặn thấp (gần như ngọt nhờ nước mưa). So với một số huyện ven biển khác (của tỉnh Cà Mau cũng như ở vùng đồng bằng sông Cửu Long), về cơ bản huyện U Minh hiện đã được bao nằm trong hệ thống đê biển, đê sông, đê rừng; đây là yếu tố có tính chất an toàn hơn so với một số huyện khác chưa có hệ thống đê biển, mặc dù cần phải tiếp tục bồi trúc, gia cố và đầu tư hoàn thiện hệ thống cống thủy lợi.

14

Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện U Minh tỉnh Cà Mau đến năm 2020 – Uỷ ban nhân dân huyện U Minh tỉnh Cà Mau

3.2.1.3 Tài nguyên đất đai

Theo kết quả điều tra bản đồ đất huyện U Minh tỷ lệ 1/25.000 của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp và điều tra bổ sung của Trường đại học Cần Thơ thì đất đai huyện U Minh chủ yếu thuộc nhóm đất phèn, chiếm 54% diện tích tự nhiên. Trong đó đất phèn tiềm tàng 10.765 ha, đất phèn hoạt động 30.565 ha; nhóm đất phèn chủ yếu phân bố trên địa bàn các xã Khánh An, Khánh Hội, Khánh Lâm, Nguyễn Phích, thị trấn U Minh.

Đất đai bị nhiễm phèn là hạn chế rất lớn cho bố trí sử dụng đất, nhất là đất ở khu vực rừng U Minh, trong quá trình canh tác, làm thủy lợi hàng năm lượng phèn lớn làm ô nhiễm môi trường, các mô hình sản xuất tại vùng đất phèn chưa đạt hiệu quả cao (ngoài trồng tràm).

Ngoài ra, huyện U Minh còn có nhóm đất mặn diện tích 28.600 ha và nhóm đất than bùn trên nền phèn tiềm tàng 6.927 ha.

Cơ cấu sử dụng đất đai của huyện có sự chuyển dịch nhưng không lớn, diện tích đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể như sau:

 Đất canh tác nông nghiệp tăng từ 34.113 ha (44%) năm 2000 lên 37.530 ha (chiếm 48,5%) năm 2009. Những năm gần đây huyện đã chuyển đổi từ canh tác thuần nông sang sản xuất đa canh cây con, vừa sản xuất lúa 2 vụ, vừa sản xuất luân canh lúa – tôm cho hiệu quả khá cao.

 Đất lâm nghiệp có rừng giảm từ 32.498,7 ha (chiếm 42%) xuống còn 30.048,6 ha chiếm 38,8% vào năm 2009. Đầu năm 2010 còn 29.852,49 ha. Nguyên nhân chủ yếu là do khai thác rừng để sản xuất.

 Đất phi nông nghiệp tăng lên khá nhiều do xây dựng cụm công nghiệp khí điện đạm, xây dựng giao thông, gia tăng đất ở.

Theo báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện U Minh tỉnh Cà Mau thì huyện U Minh đã và đang sản xuất trên diện rộng luân canh một vụ lúa, nuôi một vụ tôm trên đất nông nghiệp. Hiệu quả từ việc sản xuất đã khẳng định được là hướng bố trí sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, mang lại hiệu quả và phát triển bền vững. Tuy nhiên, do hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh nên sản xuất chưa ổn định. Theo quy hoạch thủy lợi vùng phía Bắc bán đảo Cà Mau, hệ thống thủy lợi ngăn mặn, giữ ngọt tại chỗ được đầu tư (cống Biện Nhị tỉnh Cà Mau, cống Cái Lớn, cống Cái Bé và hệ thống thủy lợi Xẻo Rô tỉnh Kiên Giang, phát huy dự án âu thuyền Tắc Thủ tỉnh Cà Mau) thì vùng

phía Bắc bán đảo Cà Mau, trong đó có huyện U Minh sẽ được khép kín, hạn chế xâm nhập mặn, giữ ngọt tốt hơn, đảm bảo phát huy cao hơn được hiệu quả sử dụng đất đai theo mô hình lúa – tôm, lúa – cá, sản xuất lúa – màu, cây trái các loại.

3.2.1.4 Tài nguyên nước

Nguồn: Ban chủ nhiệm Địa chí – Cục thống kê tỉnh Cà Mau

Hình 3.9 Xuôi dòng U Minh

Nước mưa hiện đang là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho cây trồng nông nghiệp, phòng chống cháy rừng tràm, nuôi thủy sản nước ngọt, nước lợ và một phần cho sinh hoạt.

Nguồn nước mặt trong vùng rừng tràm và một số diện tích lúa 2 vụ được bao khép kín quanh năm là nước ngọt. Những vùng khác do hệ thống thủy lợi chưa khép kín nên mùa khô nguồn nước mặt bị mặn hoặc lợ.

Nước dưới mặt đất (nước ngầm): Theo kết quả điều tra của Liên đoàn Bản đồ địa chất Miền Nam: nước ngầm ở tỉnh Cà Mau nói chung và ở huyện U Minh nói riêng được phân chia thành 7 tầng chứa nước. Trên địa bàn huyện U Minh hiện mới khai thác nước ngầm ở các tầng II và tầng III, riêng các xã Khánh Lâm, Nguyễn Phích và Khánh An chỉ mới khai thác nước ở tầng III. Độ sâu khai thác từ 60-150m. Về chất lượng nhìn chung hiện trạng nước ngầm từ tầng II đến tầng IV đều tốt, không bị nhiễm mặn, thuộc nhóm nước mềm.

3.2.1.5 Tài nguyên rừng

Nguồn: Ban chủ nhiệm Địa chí – Cục thống kê tỉnh Cà Mau

Hình 3.10 Rừng tràm U Minh

Nguồn: Ban chủ nhiệm Địa chí – Cục thống kê tỉnh Cà Mau

Theo Báo cáo diện tích rừng và đất lâm nghiệp tháng 02/2010 của Chi cục Kiểm Lâm Cà Mau: diện tích có rừng của huyện U Minh là 29.852,49 ha. Rừng ở huyện U Minh gồm 2 hệ sinh thái rừng:

Rừng ngập mặn

Là dải rừng phòng hộ ven biển (phía ngoài đê biển), đây là rừng phòng hộ rất xung yếu, có ý nghĩa quan trọng đối với phòng hộ nói chung, trước hết là phòng hộ đê biển. Theo quan điểm chỉ đạo của Chính phủ, “quy hoạch hệ thống đê biển phải xem trồng rừng ngập mặn là giải pháp phi công trình đảm bảo an toàn”.

Tuy nhiên, diện tích rừng phòng hộ ven đê biển của huyện U Minh (cũng như của toàn tỉnh Cà Mau) bị suy giảm do tác động của con người và do bị sóng làm sạt lở mất rừng. Chiều dày dải rừng phòng hộ không đồng đều, có nơi còn khoảng 500m, nhưng có những nơi còn rất mỏng (có chỗ biển lở lấn sát ven đê, không còn rừng). Diện tích rừng phòng hộ ven biển của huyện U Minh phát triển không nhiều, một số đoạn ven biển bị mất rừng (đoạn từ Lung Ranh đến Hương Mai), diện tích rừng phòng hộ năm 1999 là 430 ha, đã tăng lên 444,3 ha năm 2009, trong đó có 146,6 ha rừng tự nhiên hỗn giao và 297,7 ha rừng trồng.

Rừng tràm

Diện tích rừng tràm (có rừng) của huyện U Minh vẫn được duy trì ở mức gần 30.000 ha, bao gồm rừng đặc dụng (vườn quốc gia U Minh hạ) và rừng sản xuất. Theo số liệu kiểm kê rừng tháng 02/2010 của Chi cục Kiểm Lâm Cà Mau, diện tích rừng tràm là 29.408,19 ha (so với năm 1999 là 29.837 ha), bao gồm: rừng đặc dụng 4.151,51 ha và rừng sản xuất 25.256,68 ha. Độ che phủ rừng trên địa bàn huyện đạt tỷ lệ 39% (toàn tỉnh 19%).

Đối với rừng đặc dụng thuộc vườn quốc gia U Minh hạ có diện tích tự nhiên 8.286 ha, trong đó có 4.231,67 ha thuộc địa bàn huyện U Minh, còn lại thuộc huyện Trần Văn Thời. Nhưng đối với rừng sản xuất hiện chủ yếu là rừng trồng quảng canh, trữ lượng thấp, có nhiều hộ dân sinh sống và canh tác nông nghiệp xen kẽ trong rừng, nguy cơ cháy rừng cao, phát sinh mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển rừng và cây lúa, do bao giữ nước lâu ngày để chống cháy nên cây tràm có những dấu hiện bị thoái hóa rễ; hiệu quả sản xuất nghề rừng thấp, đời sống khó khăn.

Như vậy, về tài nguyên rừng của huyện U Minh có giá trị cao về mặt bảo tồn đa dạng sinh học, phòng hộ, bảo vệ môi trường, nằm trong khu dự trữ sinh quyển thế giới, có khả năng thu hút đầu tư, du lịch sinh thái (nhất là khu vực

vườn quốc gia U Minh hạ). Nhưng đặc điểm của rừng tràm là rất dễ cháy, khi bị cháy thường cháy lan nhanh và khó chữa (nhất là điều kiện mùa khô tập trung kéo dài), vùng rừng U Minh hạ cũng đang là vùng có nhiều khó khăn, tập trung nhiều hộ nghèo, hạ tầng vùng rừng còn hạn chế, phải đầu tư rất nhiều về vốn, lao động để phòng cháy, chữa cháy rừng, đang là nhiệm vụ và thách thức lớn đối với huyện. Vì vậy, mặc dù tỉnh Cà Mau nói chung và huyện U Minh nói riêng đều xác định lâm nghiệp là một trong những thế mạnh của địa phương, nhưng mức độ đóng góp của kinh tế rừng vào tăng trưởng kinh tế huyện, kinh tế tỉnh Cà Mau là rất thấp, chất lượng, trữ lượng rừng bị suy giảm.

3.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.2.2.1 Dân số và lao động

Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 01/4/2009 của Cục Thống kê Cà Mau, dân số của huyện U Minh là 98.972 người, so với dân số năm 1999 đã tăng thêm 15.076 người, so với năm 2005 tăng thêm 9.517 người. So với các huyện khác trong tỉnh Cà Mau thì dân số huyện U Minh tăng cao hơn, nguyên nhân có một phần do tăng cơ học (thu hút vào khu Khánh An, vào khu vực rừng U Minh). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện giảm dần (từ 1,6 – 1,3% theo từng năm giai đoạn 2005-2009), năm 2009 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,2%. Trên cơ sở tiếp tục thực hiện chương trình dân số, kế hoạch hóa gia đình, thực hiện giảm tỷ lệ sinh,… dự kiến tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2015 còn khoảng 1,15%; năm 2020 còn 1,1%. Từ đó mà dự báo dân số trung bình của huyện năm 2015 khoảng 110.000 người, năm 2020 khoảng 120.000 người.

U Minh là huyện có tỷ lệ người dân tộc thiểu số khá cao, chủ yếu là người Khmer, năm 2009 là 4.848 người, chiếm 4,86%; phân bố chủ yếu ở các xã Khánh Hòa, Khánh Hội, Khánh Lâm và Nguyễn Phích.

Tỷ lệ giới tính bắt đầu có xu hướng mất cân đối, tỷ lệ dân số nam cao hơn nữ, năm 2001 dân số nữ chiếm 49,24%; năm 2008 chiếm 49,85%; đến năm 2009 tỷ lệ dân số nữ chỉ còn chiếm 48,23% (theo số liệu của UBND huyện U Minh về kết quả điều tra dân số 1/4/2009).

Mật độ dân số trung bình của huyện năm 2009 đạt 128 người/km2 so với bình quân toàn tỉnh 260 người/km2. Dân số của huyện phân bố không đều, mật độ dân số ở thị trấn U Minh đạt 362 người/km2, nhưng ở các xã khu vực rừng mật độ dân số còn rất thấp, tại xã Khánh Thuận bình quân 68 người/km2

, xã Khánh An bình quân 98 người/km2

.

Số lao động trong độ tuổi của huyện năm 2009 là 55.538 người, chiếm 55,6% dân số của huyện, trong đó lao động nông nghiệp chiếm trên 84,7%, lao

động chuyên sản xuất công nghiệp xây dựng và dịch vụ chiếm 15,3%. Nhìn chung lao động của huyện là lao động trẻ, có thể lực tốt, nhưng trình độ còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, theo số liệu của UBND huyện thì tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2000 là 2,3% và năm 2009 chỉ chiếm khoảng 5% (so với toàn tỉnh Cà Mau là 26%). Đây là hạn chế phát triển khi chất lượng nguồn nhân lực còn rất thấp.

Nguồn lực lao động của huyện chưa được sử dụng đầy đủ, ngoài việc thời gian nông nhàn ở nông thôn còn lớn thì số lượng khá lớn lao động nữ của huyện (cũng như ở tỉnh Cà Mau) chủ yếu làm các việc nội trợ gia đình. Số lao động nữ tham gia làm việc trong các ngành kinh tế chỉ chiếm khoảng 32% đến 38%. Vì vậy cần tạo nhiều việc làm phù hợp để lao động nữ tham gia làm việc, có thu nhập, làm chủ cuộc sống.

3.2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện U Minh

Trên địa bàn huyện U Minh hiện có cụm công nghiệp Khí điện đạm Cà Mau do Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đầu tư xây dựng, đây là một trong những dự án trọng điểm của cả nước. Dự án đã có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Cà Mau và của cả vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long, góp

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo ở huyện u minh tỉnh cà mau (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)