Đánh giá mức độ đa dạng hóa ngành nghề của hộ nghèo và cận nghèo

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo ở huyện u minh tỉnh cà mau (Trang 75)

Có nhiều định nghĩa đã được đề cập về đa dạng hóa thu nhập. Trong luận văn này thì đa dạng hóa là sự gia tăng nguồn thu nhập trong cơ cấu tổng thu nhập hoặc sự cân bằng trong các nguồn thu nhập khác nhau của hộ gia đình.

Đa dạng hóa thu nhập có thể nói là một biện pháp quản lý rủi ro của hộ nghèo và cận nghèo để đối phó với thời tiết thất thường và tiềm năng thấp của sản xuất nông nghiệp do diện tích đất sản xuất của họ khá thấp. Bên cạnh đó, việc đa dạng hóa thu nhập còn khá quan trọng nhất là đối với các hộ gia đình nghèo và cận nghèo không có đất sản xuất, họ phải dựa vào nguồn thu nhập từ việc làm thuê những công việc đơn giản, phổ thông để kiếm tiền.

Bảng 4.10 Số hoạt động tạo thu nhập và nguồn lực của hộ nghèo và cận nghèo ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau năm 2014

Số hoạt động Số quan sát Nhân khẩu Tỷ lệ lao động Diện tích Thu nhập (Hộ) (%) (Người) (%) (m2) 1000 đồng/hộ 1 45 28,13 3,80 0,48 576,00 16.386 2 72 45,00 4,17 0,56 2307,58 19.418 3 37 23,13 4,41 0,59 4566,68 22.007 4 6 3,74 4,50 0,61 4261,00 22.450 Trung bình 4,22 0,56 2927,82 20.065,25

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của nhóm nghiên cứu năm 2014

Qua khảo sát 160 hộ trên địa bàn nghiên cứu, kết quả ở bảng 4.10 cho thấy mức độ đa dạng hóa của hộ nghèo và cận nghèo còn khá khiêm tốn, hầu hết các thành viên trong hộ chỉ tham gia tối đa 4 hoạt động tạo thu nhập. Trong đó, những hộ có 2 hoạt động tạo thu nhập chiếm tỷ lệ cao nhất là 45%, và thấp nhất là hộ có 4 hoạt động với một tỷ lệ khá khiêm tốn là 3,74%. Duy trì mức tỷ lệ trung bình là hộ có 1 và 3 hoạt động tạo thu nhập với tỷ lệ lần lượt là 28,13% và 23,13%. Nhìn chung, nguồn lực của các hộ gia đình như số nhân khẩu, tỷ lệ lao động và diện tích đất sản xuất đều tỷ lệ thuận với hoạt

động tạo thu nhập và nguồn thu nhập chính của hộ, thu nhập của hộ gia đình có xu hướng tăng dần cùng với việc hộ tham gia càng nhiều hoạt động, tỷ lệ lao động và diện tích tích càng tăng. Trong đó, diện tích đất được xem là yếu tố quan trọng trong việc đa dạng hóa thu nhập của hộ nghèo và cận nghèo bởi đặc điểm tự nhiên của địa bàn nghiên cứu chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.

Bảng 4.11 Mức độ đa dạng hóa và thu nhập của hộ nghèo và cận nghèo ở huyện U Minh năm 2014

Số hoạt động

SID Thu nhập Thu nhập từ phi nông nghiệp Ngàn đồng/hộ/năm Ngàn đồng/hộ/năm (%) 1 0,00 16.386 14.965 91,33 2 0,32 19.418 14.855 76,50 3 0,55 22.007 10.890 49,49 4 0,67 22.450 11.000 49,00 Trung bình 0,39 20.065,25 12.927,5 66,58

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của nhóm nghiên cứu năm 2014

Mức độ đa dạng hóa thu nhập của hộ nghèo và cận nghèo đo lường thông qua chỉ số Simpson được trình bày ở bảng 4.11 cho thấy mức độ đa dạng bình quân của 160 hộ ở mức thấp chỉ khoảng 0,39 cao nhất là 0,67 và thấp nhất là 0,00 với những hộ chỉ có 1 hoạt động tạo thu nhập và chỉ số này tỷ lệ thuận với thu nhập của hộ. Những hộ có mức thu nhập cao, có nhiều nguồn thu nhập thì chỉ số Simpson cũng tăng theo. Đồng thời, từ kết quả ở bảng 4.11 cũng cho ta thấy được sự đa dạng hóa các hoạt động tạo thu nhập của hộ nghèo và cận nghèo hầu hết là từ các hoạt động nông nghiệp khi chỉ số SID và tổng thu nhập tăng thì tỷ lệ thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp càng giảm. Điều này thể hiện qua việc khi chỉ số SID = 0,00 thì tỷ lệ thu nhập của các hoạt động phi nông nghiệp trong tổng thu nhập của hộ là 91,33%, khi chỉ số SID tăng dần lên cao nhất là SID = 0,67 thì tỷ trọng này chỉ chiếm 49%. Đây cũng là điều dễ dàng thấy được vì những hộ nghèo và cận nghèo đa số là không có đất sản xuất nên chủ yếu là tham gia vào thị trường lao động như làm thuê nhận tiền công là chủ yếu, việc đa dạng hóa thu nhập theo hướng kinh doanh còn rất hạn chế (chủ yếu là bán bánh dạo, quán ăn nhỏ) do lĩnh vực này cần nguồn vốn cũng như kinh nghiệm, quan hệ thị trường,..trong khi những hộ nghèo và cận nghèo với mức thu nhập bình quân khá thấp, đa số không đáp ứng nổi những yêu cầu trên. Nên việc tham gia vào thị trường lao động dễ tiếp cận hơn do tận dụng thời gian nông nhàn, những công việc đơn giản ít kinh nghiệm cũng như

tay nghề, không đòi hỏi trình độ học vấn cao,…ở ngay nơi sinh sống và đặc biệt tạo thu nhập nhanh như phụ hồ, cất nhà, nạo vét ao, ruộng phục vụ cho nuôi tôm, công nhân,…nhưng đây là những hoạt động đem lại nguồn thu nhập khá thấp. Bên cạnh đó, do đặc điểm tự nhiên quy định nên đa số những hộ có mức độ đa dạng hóa tương đối cao là những hộ có các hoạt động tạo thu nhập theo hướng nông nghiệp vì vậy mà những hoạt động tạo thu nhập của những hộ này chỉ gói gọn trong việc trồng lúa, nuôi tôm, chăn nuôi heo gà vịt, trồng hoa màu,… Những hoạt động phi nông nghiệp rất hạn chế do thiếu vốn và kỹ thuật như đã đề cập ở trên.

Tóm lại, mức độ đa dạng hóa thu nhập của những hộ nghèo và cận nghèo ở huyện U Minh còn khá thấp chỉ ở mức 0,39. Mức độ đa dạng hóa càng tăng thì thu nhập của hộ càng tăng. Trong đó điều đáng chú ý là khi mức độ đa dạng hóa càng tăng thì tỷ lệ nguồn thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp càng giảm cho ta thấy được tầm quan trọng của diện tích đất sản xuất là yếu tố đặc trưng gắn liền với nguồn thu nhập chính của hộ nghèo và cận nghèo.

4.2 MÔ HÌNH HỒI QUY VÀ GIẢI THÍCH KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUY

Việc xác định các nhân tố tác động đến thu nhập/người/tháng của hộ nghèo và cận nghèo là căn cứ quan trọng để đề xuất giải pháp nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho những hộ này. Mô hình hồi quy tuyến tính được sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập/người/tháng của hộ nghèo và cận nghèo ở huyện U Minh.

Sử dụng phần mềm SPSS để hỗ trợ phân tích số liệu thu thập được 160 hộ nghèo và cận nghèo trong vùng nghiên cứu, ta có kết quả hồi quy sau:

Bảng 4.12 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính Biến Kí hiệu Hằng số B Hệ số Beta Giá trị Sig VIF Hằng số 326,375 0,000

Tuổi bình phương của

chủ hộ X1 -0,015 -0,285 0,000 1,258 Trình độ học vấn của chủ hộ X2 2,004 0,068 0,380 1,216 Số nhân khẩu X3 5,896 0,108 0,149 1,143 Tỷ lệ lao động X4 82,107 0,209 0,005 1,108 Diện tích đất sản xuất X5 0,007 0,238 0,006 1,536 Số hoạt động tạo thu

nhập X6

14,194 0,145 0,093 1,515

Vay vốn D7 -9,527 -0,59 0,412 1,054

Tham gia tổ chức đoàn

thể địa phương D8 -10,411 -0,62 0,409 1,175 Hệ số Sig. 0,000 Hệ số R2 0,269 Hệ số R2 hiệu chỉnh 0,231 Durbin-Watson 0,795

Nguồn: kết quả phân tích SPSS từ số liệu được khảo sát thực tế năm 2014

Từ kết quả bảng 4.10 cho thấy mô hình hồi quy có hệ số Sig. = 0,00 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa α = 5% nên mô hình hồi quy có ý nghĩa, phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được, tức là các biến độc lậy có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y.

Hệ số R2 hiệu chỉnh mô hình khoảng 23,1% có nghĩa là 23,1% sự biến thiên của biến thu nhập/người/tháng phụ thuộc vào các biến được đưa vào mô hình, phần còn lại chịu ảnh hưởng của nhân tố khác.

Hệ số phóng đại phương sai của mô hình VIF của cả 8 yếu tố đều nhỏ hơn 10, ta có thể kết luận mô hình không xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến (Trọng và Ngọc, 2008).

Hệ số Durbin-Watson của mô hình là 0,795, chứng tỏ mô hình không có hiện tượng tự tương quan (Trọng và Ngọc, 2008).

Kết quả phân tích còn cho thấy, trong 8 biến đưa vào mô hình thì mô hình có 4 biến có ý nghĩa thống kê (Sig. < 10%) và 4 biến không có ý nghĩa, đó là biến tham gia hội đoàn thể và tình trạng vay vốn của hộ, số nhân khẩu và trình độ học vấn của chủ hộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dựa vào kết quả phân tích hồi qui tuyến tính của mô hình cho thấy, trong 4 biến có ý nghĩa thống kê (Sig. < 10%) thì có 3 biến tác động cùng chiều với biến thu nhập/người/tháng của hộ và 1 biến tác động nghịch chiều. cụ thể như sau:

Biến tuổi bình phương của chủ hộ có hệ số Sig. = 0,000 và β1 = -0,015, với mức ý nghĩa 1% thì tuổi bình phương có tương quan nghịch với thu nhập/người/tháng, nghĩa là nếu trong các điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi khi tuổi của chủ hộ tăng lên 1 tuổi thì thu nhập/người/tháng giảm xuống 0,015 ngàn đồng, hay nói cách khác độ tuổi của chủ hộ càng cao thì thu nhập/người/tháng càng giảm. Mặc dù kết quả này không giống với hầu hết các nghiên cứu trước đây nhưng sự khác biệt này có thể do đặc thù về điều kiện kinh tế-xã hội và đối tượng nghiên cứu ở địa phương. Điều này được giải thích thực tế là do đa số những hộ nghèo và cận nghèo ở huyện U Minh đều không có đất đai sản xuất, làm thuê, làm mướn chủ yếu sử dụng sức lao động chân tay để tạo ra thu nhập. Khi chủ hộ còn trẻ, còn sức khỏe có khả năng tham gia vào nhiều hoạt động sinh kế thì thu nhập/người/tháng sẽ tăng nếu tuổi tăng lên, nhưng khi đến một độ tuổi cao nhất định, sức khỏe không còn như trước thậm chí là bệnh tật do còn trẻ làm việc quá cực nhọc từ đó mà thu nhập sẽ hạn chế so với lúc sức khỏe còn tốt.

Biến tỷ lệ lao động của hộ gia đình có hệ số Sig. = 0,005 và β4 = 82,107, với mức ý nghĩa 1% thì biến tỷ lệ lao động có tương quan thuận với thu nhập/người/tháng, nghĩa là khi tỷ lệ lao động tăng lên 1 đơn vị lao động trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì thu nhập/người/tháng sẽ tăng lên 82,107 ngàn đồng. Kết quả này giống với kết quả của hầu hết các nghiên cứu trước đây. Tỷ lệ lao động thể hiện số lao động thực của hộ gia đình, khi tỷ lệ lao động tăng cũng có nghĩa có thêm lao động làm việc tạo ra thu nhập cho hộ gia đình.

Biến diện tích đất sản xuất có có hệ số Sig. = 0,006 và β5 = 0,007 với mức ý nghĩa 1% thì biến diện tích đất sản xuất có tương quan thuận với thu nhập/người/tháng của hộ gia đình, nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì khi diện tích đất tăng lên 1m2 thì thu nhập/người/tháng tăng lên

0,007 ngàn đồng. Kết quả này giống với kết quả của hầu hết các nghiên cứu trước đây. Thực tế trên địa bàn cho thấy đất đai là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình sản xuất do điều kiện tự nhiên ở huyện U Minh thuận lợi cho trồng lúa và nuôi tôm. Diện tích đất sản xuất càng nhiều, hộ gia đình càng có điều kiện thuận lợi đa dạng hóa các hoạt động sinh kế cũng như lựa chọn hoạt động sinh kế phù hợp với điều kiện của hộ gia đình nhất.

Biến số hoạt động tạo ra thu nhập có hệ số Sig. = 0,093 và β6 = 14,194 với mức ý nghĩa 1% thì biến số hoạt động tạo ra thu nhập có tương quan thuận với thu nhập/người/tháng của hộ gia đình, nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì khi biến số hoạt động tạo ra thu nhập tăng lên 1 hoạt động thì thu nhập/người/tháng tăng lên 14,194 ngàn đồng. Kết quả này giống với kết quả của hầu hết các nghiên cứu trước đây. Từ điều kiện thực tế cho thấy do không có nhiều đất đai để sản xuất nên việc đa dạng hóa thu nhập là điều cần thiết cho hộ nghèo và cận nghèo ở đây, hộ càng có nhiều hoạt động sinh kế thì càng tạo ra nhiều thu nhập, đồng thời cũng làm giảm bớt rủi ro do ngoại cảnh khách quan đem lại vì đây là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất do không có hoặc hạn chế các phương tiện phục vụ cho sản xuất.

Còn lại 4 biến trong mô hình là trình độ học vấn của chủ hộ, số nhân khẩu trong hộ, tham gia tổ chức đoàn thể địa phương và vay vốn không có ý nghĩa về mặt thống kê do có hệ số Sig. > 10%. Từ điều kiện thực tế ở địa phương mà có thể giải thích rằng, do hộ nghèo và cận nghèo chủ yếu sống bằng nghề làm thuê, làm mướn, các hoạt động sản xuất đơn giản, không đòi hỏi nhiều kỹ năng và trình độ mà chủ yếu là dựa vào sức khỏe, làm việc chân tay. Thêm vào đó nếu hộ nghèo và cận nghèo có diện tích trồng trọt, chăn nuôi diện tích cũng rất thấp, khó áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp hay tiến bộ khoa học kỹ thuật, chủ yếu sản xuất theo tập quán từ xưa đến nay nên trình độ học vấn của chủ hộ không có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó, nhu cầu vốn vay trong hộ nghèo và cận nghèo là rất cao, song do số lượng vốn vay hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất cộng thêm việc thiếu kiến thức về những vấn đề xung quanh hoạt động sinh kế mà việc sản xuất của hộ khi vay vốn về không mang lại hiệu quả thiết thực, đa số hộ phục vụ cho tiêu dùng nên khả năng mắc nợ là rất cao chưa kể đến việc gia tăng thu nhập, vì vậy mà biến vay vốn không có ý nghĩa về mặt thống kê. Việc tham gia vào hội đoàn thể ở địa phương đa số là để nhận được sự trợ cấp của xã hội, những nguồn này có số lượng tương đối thấp chỉ phục vụ cho nhu cầu chi tiêu hằng ngày, không có đủ để sản xuất kinh doanh, thêm vào đó ý thức tham gia của một số hộ chưa cao chỉ mang tính hình thức nên việc tham gia vào các đoàn thể địa phương không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Như vậy theo kết quả của mô hình hồi quy ta thấy có 4 yếu tố ảnh hưởng đến tích cực đến thu nhập/người/tháng của hộ nghèo và cận nghèo là diện tích đất sản xuất, tỷ lệ lao động, và số hoạt động tạo thu nhập với mức ý nghĩa từ 1% đến 10%. Ngược lại, yếu tố tuổi bình phương của chủ hộ ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập/người/tháng.

Các yếu tố trình độ học vấn của chủ hộ, số nhân khẩu, vay vốn, tham gia vào hội đoàn thể địa phương không có ý nghĩa về mặt thống kê. Từ đó tác giả xây dựng được mô hình hồi quy như sau:

Y = 326,375 – 0,005 X1 + 82,107 X4 + 0,007 X5 + 14,194 X6 + ε

4.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CHO HỘ NGHÈO VÀ CẬN NGHÈO Ở HUYỆN U MINH TỈNH CÀ MAU NĂM 2014 NGHÈO Ở HUYỆN U MINH TỈNH CÀ MAU NĂM 2014

Từ kết quả phân tích thực trạng nguồn lực sẵn có, đời sống và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập/người/tháng của hộ nghèo và cận nghèo, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nghèo và cận nghèo như sau:

Nguồn lực đất đai là nguồn lực quan trọng để tạo thu nhập cho các hộ nghèo và cận nghèo bởi nghề nghiệp chủ yếu của họ là nuôi tôm và trồng lúa. Vì vậy mà khi có điều kiện thuận lợi thì các hộ nghèo và cận nghèo nên tiết kiệm, tích lũy tiền để mua đất. Tuy nhiên, việc tích lũy đất gặp khó khăn trong

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo ở huyện u minh tỉnh cà mau (Trang 75)