TỔNG QUAN VỀ TỈNH CÀ MAU

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo ở huyện u minh tỉnh cà mau (Trang 32)

3.1.1 Tổng quan về tỉnh Cà Mau

Nguồn: Ban chủ nhiệm Địa chí – Cục thống kê tỉnh Cà Mau

Hình 3.1 Mũi Cà Mau

Cà Mau là tỉnh cực Nam của Việt Nam, thuộc khu vực đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, được tái lập vào ngày 01/01/1997. Lãnh thổ gồm 2 phần: phần đất liền và phần chủ quyền.

Phần đất liền: diện tích 5294,87 km2, xếp thứ 2 và bằng 12,97% diện tích khu vực đồng bằng sông Cửu Long, bằng 1,58% diện tích cả nước. Trong đó diện tích đất nuôi trồng thủy sản trên 266.735 ha, đất trồng lúa 129.204 ha, đất lâm nghiệp 103.723 ha.

Vùng biển: vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam do tỉnh Cà Mau quản lý có diện tích 71.000 km2 trong đó có các đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Buông và Hòn Đá Bạc.

Phía Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang, ba hướng còn lại giáp biển; có 9 đơn vị hành chính bao gồm: thành phố Cà Mau; các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Thới Bình, Trần Văn Thời, Năm Căn, Ngọc Hiển, Phú Tân, U Minh. Trong đó, thành phố Cà Mau là trung tâm kinh tế, văn hoá của tỉnh.

Nguồn: Ban chủ nhiệm Địa chí – Cục thống kê tỉnh Cà Mau

Hình 3.2 Rừng ngập mặn Cà Mau

Cà Mau nằm trên bán đảo, có vị trí địa lý khá đặc biệt với ba mặt tiếp giáp biển. Mũi Cà Mau là nơi duy nhất trên đất liền có thể ngắm được mặt trời mọc lên từ mặt biển Đông vào buổi sáng và lặn xuống mặt biển Tây vào buổi chiều. Cà Mau nằm ở trung tâm vùng biển của các nước Đông Nam Á nên rất thuận lợi trong việc giao lưu, hợp tác kinh tế giữa các nước trong khu vực.

Nguồn: Ban chủ nhiệm Địa chí – Cục thống kê tỉnh Cà Mau

Cà Mau là cùng đồng bằng có nhiều sông rạch, có địa hình thấp, bằng phẳng và thường xuyên bị ngập nước. Phần lớn đất đai ở Cà Mau là cùng đất trẻ do phù sa bồi lắng, tích tụ qua nhiều năm tạo thành nên rất màu mỡ và thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản, trồng lúa, trồng rừng ngập mặn, ngập lợ.

Nguồn: Ban chủ nhiệm Địa chí – Cục thống kê tỉnh Cà Mau

Hình 3.4 Sương sớm trên cánh đồng

Cà Mau là tỉnh đồng bằng ven viển, khí hậu Cà Mau ôn hòa thuộc vùng cận xích đạo, nhiệt đới gió mùa nên có 2 mùa mưa, nắng rõ rệt.

Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 26,60 C đến 27,70 C. Với chế độ gió mùa vừa chịu ảnh hưởng của đặc trưng cho vùng nhiệt đới lại vừa chịu ảnh hưởng của các cơ chế gió mùa khu vực Đông Nam Á nên hằng năm có 2 màu gió là gió mùa đông và gió mùa hạ. Thời tiết, khí hậu ở Cà Mau thuận lợi cho phát triển ngư- nông-lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn.

Nguồn: Ban chủ nhiệm Địa chí – Cục thống kê tỉnh Cà Mau

Hình 3.5 Vào mùa

Nguồn: Ban chủ nhiệm Địa chí – Cục thống kê tỉnh Cà Mau

3.1.2 Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của tỉnh Cà Mau

3.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế

Theo báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) tỉnh Cà Mau năm 2014 của sở kế hoạch và đầu tư thì tình hình kinh tế tỉnh Cà Mau tăng trưởng ổn định và duy trì ở mức cao, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) 9 tháng đầu năm 2014 đạt 19.135 tỷ đồng, tăng 8,1% (tương đương cùng kỳ năm 2013 và cao hơn cùng kỳ năm 2012)12. Trong đó, khu vực ngư, nông, lâm nghiệp tăng 6%; công nghiệp, xây dựng tăng 9,4%; dịch vụ tăng 9,2%13.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng khu vực như nông lâm nghiệp chiếm 35,4% (chỉ tiêu 36%); khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 35,6% (chỉ tiêu 35,2%); khu vực dịch vụ chiếm 29% (chỉ tiêu 28,8%).

Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội đạt 6.389 tỷ đồng, bằng 62% kế hoạch tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2013.

Bảng 3.1 Số liệu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011- 01/10/2014

Đơn vị tính: %

Khu vực kinh tế Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 01/10/2014

1. Ngư, nông, lâm nghiệp

38,78 37,1 37,3 35,4

2. Công nghiệp, xây dựng 36,72 36,9 35,5 35,6 3. Thương mại, dịch vụ 24,5 26 27,2 29 Tổng cộng 100 100 100 100

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Cà Mau năm 2014

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của tỉnh Cà Mau đang chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng khu vực ngư, nông, lâm nghiệp; tăng tỷ trọng khu vực thương mại, dịch vụ. Cụ thể như sau, năm 2013 tỷ trọng ngành ngư nông lâm nghiệp có giảm so với năm 2011, song lại giảm không đáng kể, giảm 3,82% so với năm 2011, tăng 0,54% so với năm 2012. Tương tự khu vực ngư

12 GDP 9 tháng đầu năm 2013 tăng 8,1% và 9 tháng đầu năm 2012 tăng 7%

13

Cùng kỳ năm 2013, khu vực ngư – nông – lâm nghiệp tăng 4%; công nghiệp, xây dựng tăng 9,1%; dịch vụ tăng 11,4%.

nông lâm nghiệp, khu vực công nghiệp xây dựng năm 2013 cũng giảm so với năm 2011 là 3,32%, và giảm so với năm 2012 là 3,79%. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2013 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng, đồng thời do công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế bước đầu được triển khai chưa đồng bộ và còn gặp nhiều khó khăn như về vốn, kỹ thuật sản xuất, thông tin về dịch chuyển cơ cấu,…Bên cạnh đó, dấu hiệu khả quan đáng quan tâm là tỷ trọng khu vực thương mại, dịch vụ năm 2013 tăng 11,02% so với năm 2011, tăng 4,62% so với năm 2012 chủ yếu là do sự quan tâm, hỗ trợ mạnh mẽ từ chính quyền địa phương, Nhà Nước đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực này, thêm vào đó là giá trị của các ngành, lĩnh vực thương mại, dịch vụ luôn lớn hơn trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy được mặc dù tỷ trọng khu vực ngư, nông, lâm nghiệp có giảm, song tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế vẫn là cao nhất, nông, lâm nghiệp có giảm, song tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế vẫn là cao nhất, chiếm gần 40%. Điều này cho thấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Cà Mau vẫn còn duy trì theo hướng nông nghiệp, thủy sản vì vậy mà việc đầu tư vào lĩnh vực này càng phải được xem trọng.

3.1.2.1 Ngư, nông, lâm nghiệp

Theo báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) tỉnh Cà Mau năm 2014 của sở kế hoạch và đầu tư thì tình hình kinh tế tỉnh Cà Mau thì tình hình việc sản xuất ngư, nông, lâm nghiệp của tỉnh 9 tháng đầu năm 2014 phát triển ổn định. Cụ thể như sau:

Thủy sản

Diện tích nuôi tôm công nghiệp, nuôi quảng canh cải tiến phát triển nhanh, năng suất thu hoạch đạt khá. Đồng thời việc khai thác biển đạt năng suất khá góp phần tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác so với cùng kỳ. Cụ thể như sau: diện tích nuôi tôm công nghiệp đạt 7.911 ha (tăng 1.919 ha so với cuối năm 2013, vượt 911 ha so với kế hoạch). Năng suất tôm sú công nghiệp 5-6 tấn/ha, tôm thẻ công nghiệp 7-10 tấn/ha, quảng canh cải tiến 400-500kg/ha.

Tổng sản lượng thủy sản 9 tháng đầu năm 2014 đạt 382.230 tấn, bằng 83,6% so với kế hoạch, tăng 10,2% so với cùng kỳ.

Nông nghiệp

Nhìn chung việc sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, năng suất lúa thu hoạch bình quân đạt 4,6 tấn/ha. Sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn

trong 9 tháng đầu năm 2014 được 5.452 ha (tăng 782 ha so với cùng kỳ năm 2013), năng suất bình quân đạt 5,7 tấn/ha (tăng 1 tấn/ha so với sản xuất bình thường). Mô hình này đang được nông dân tích cực hưởng ứng do mang lại hiệu quả thiết thực, xu hướng sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng trong thời gian tới.

Lúa mùa đến nay đã gieo trồng được 7.153 ha; lúa - tôm 3.310,8 ha; lúa lấp vụ 2 gieo trồng được 988 ha. Lúa hè thu đang trong giai đoạn thu hoạch, đến nay đã thu hoạch được 30.411 ha, đạt 82,88% diện tích xuống giống, năng suất thu hoạch ước đạt 47 tạ/ha. Rau màu xuống giống được 5.307,8 ha, tăng 7,7% so cùng kỳ; thu hoạch được 4.591,2 ha, tăng 14% so cùng kỳ.

Sơ bộ về lúa vụ hè thu: tổng diện tích gieo trồng lúa vụ hè thu đến tháng 10 năm 2014 ước đạt 36.692 ha, tăng 3,36% so cùng kỳ, đạt 103,36% kế hoạch. Năng suất gieo trồng bình quân ước đạt 47,01 tạ/ha, tăng 3,66% so cùng kỳ; sản lượng ước đạt 172.472 tấn, tăng 7,14% so cùng kỳ.

Chăn nuôi

Nhìn chung đến thời điểm hiện tại thì tình hình dịch bệnh trên gia cầm, gia súc được kiểm soát khá tốt, không để lây lan (kịp thời phát hiện xử lý 7 ổ dịch cúm gia cầm, tiêu hủy 2.520 con; bệnh heo tai xanh 6 con). Tuy nhiên chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển chậm hơn nhu cầu của tỉnh. Cụ thể như sau:

Tổng đàn heo tinh đến tháng 9/2014 là 148.500 con, giảm 17,73% so cùng kỳ. Sản phẩm thịt lợn hơi xuất chuồng 9 tháng ước đạt 21.257 tấn, giảm 5,42% so cùng kỳ. Nguyên nhân tổng đàn và sản phẩm lợn giảm là do lượng lợn giống chất lượng tốt thiếu hụt không cung ứng đủ cho người chăn nuôi. Hơn nữa, giá lợn giống khá cao dao động từ 1,2 - 1,4 triệu đồng/con. Bên cạnh đó, giá thức ăn tăng cao làm cho người chăn nuôi không có lãi dẫn đến nhiều hộ dân không tiếp tục đầu tư vào chăn nuôi. Mặt khác, do sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản kết hợp nên môi trường nước một số huyện không phù hợp cho đàn lợn phát triển.

Đàn gia cầm: 1.560 nghìn con, giảm 5,45%; trong đó đàn gà 710 nghìn con, giảm 7,79% so cùng kỳ. Đàn gia cầm giảm là do từ giữa tháng 01 đến cuối tháng 02 toàn tỉnh đã xảy ra 07 ổ dịch cúm gia cầm (chủ yếu là đàn vịt). Hơn nữa, vào mùa mưa thời tiết không thuận lợi cho đàn gà phát triển. Tình hình chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh chủ yếu nuôi theo hình thức nhỏ, lẻ khi gia cầm mắc bệnh một số hộ dân không báo cho chính quyền địa phương mà tự ý bán gia cầm bị chết hay vứt xác bừa bãi ra kênh, rạch làm cho dịch

bệnh lây lan sang các hộ lân cận. Từ đó, một số hộ dân không mạnh dạn đầu tư tái đàn dẫn đến tổng đàn gia cầm giảm.

Lâm nghiệp

Công tác trồng rừng, quản l ý và bảo vệ rừng có bước chuyển biến khá tốt.

Từ đầu năm đến nay đã trồng được 1844 ha rừng, trong đó trồng mới 561 ha, vược 12% kế hoạch. Phong trào trồng rừng thâm canh (chủ yếu là cây keo lai và cây tràm) gắn với chế biến lâm sản đang được các doanh nghiệp và hộ dân quan tâm, đến nay đã trồng được 7.700 ha hiện rừng đang phát triển rất tốt, dự báo sẽ đem lại hiệu quả cao.

Về công tác phòng chống cháy rừng (PCCCR) vào mùa khô năm 2014 được sự quan tâm của các sở, ban, ngành cùng chính quyền địa phương các cấp và ý thức PCCCR của quần chúng nhân dân được nâng lên. Nhìn chung, công tác PCCCR đã được các lực lượng làm rất tốt với phương châm 4 tại chỗ, trực chỉ huy, phương tiện quan sát kịp thời, công tác tuần tra sát sao, chặt chẽ và quyết tâm đã đem đến một mùa khô cơ bản an toàn. Từ đầu năm đến nay toàn tỉnh đã xảy ra 2 vụ cháy rừng ở xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ với diện tích cháy là 0,92 ha. Nguyên nhân xác định do dân khai thác mật ong trái phép gây ra.

Xuất, nhập khẩu

Xuất khẩu: kim ngạch xuất khẩu tháng 9/2014 ước đạt 138,08 triệu USD, tăng 5,22% so tháng trước, tăng 21,18% so cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng ước đạt 997,51 triệu USD, đạt 89,06% kế hoạch, tăng 41,99% so cùng kỳ. Trong đó khối lượng hàng thủy sản xuất khẩu tháng 9/2014 ước đạt 12,46 nghìn tấn, tăng 7,95% tháng trước, tăng 25,18% so cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng khối lượng hàng thủy sản xuất khẩu ước đạt 83,15 nghìn tấn, tăng 24,09% so cùng kỳ.

Thị trường xuất khẩu chủ yếu trong tháng 9/2014 là: Mỹ, Nhật, Thị trường chung Châu Âu, Úc, Canada, Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thụy Sỹ.

Nhập khẩu: kim ngạch nhập khẩu tháng 9/2014 ước đạt 12,04 triệu USD, giảm 9,42% so tháng trước, tăng 2,9 lần so cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng ước đạt 122,71 triệu USD, tăng 2,7 lần so cùng kỳ. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là hỗn hợp gia vị, bột tẩm, hóa chất và nguyên liệu tôm chế biến.

3.2 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN U MINH 3.2.1 Điều kiện tự nhiên 3.2.1 Điều kiện tự nhiên

3.2.1.1 Vị trí địa

Nguồn: Ban chủ nhiệm Địa chí – Cục thống kê tỉnh Cà Mau

Hình 3.7 Rừng tràm U Minh

Theo số liệu thống kê của trên trang web của Uỷ ban nhân dân huyện thì U Minh nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Cà Mau, diện tích tự nhiên là 774,641km2, bằng 14,62% diện tích đất tự nhiên của tỉnh Cà Mau. Dân số là 92.312 người. Phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông giáp huyện Thới Bình, phía tây giáp Vịnh Thái Lan, phía nam giáp huyện Trần Văn Thời.

Về tổ chức hành chính, huyện U Minh được chia thành 7 xã và 1 thị trấn, bao gồm các xã Khánh An, Nguyễn Phích, Khánh Lâm, Khánh Hội, Khánh Tiến, Khánh Hòa, Khánh Thuận và thị trấn U Minh.

U Minh là vùng đồng bằng duyên hải, đất nhiễm mặn phèn nhiều, nhiều kênh, rạch. Đây cũng 1 trong 6 huyện ven biển của tỉnh Cà Mau, với chiều dài bờ biển 31km, có cửa biển Khánh Hội, Hương Mai nên có điều kiện hướng phát triển ra biển. Khu dự án khí điện đạm Cà Mau đã và đang được đầu tư xây dựng ở xã Khánh An đã trở thành một điểm phát triển, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Cà Mau, là tiền đề để phát triển các dự án quan trọng khác trên địa bàn huyện U Minh và các huyện kế cận.

Nguồn: Ban chủ nhiệm Địa chí – Cục thống kê tỉnh Cà Mau

Hình 3.8 Nghề gác kèo ong ở rừng U Minh

U Minh nổi tiếng với rừng U Minh ngập mặn. Giao thông đi lại của huyện chủ yếu là đường sông, đường bộ kém phát triển. Cùng với vùng U Minh Thượng, rừng U Minh được mọi người biết đến nhiều trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi. Địa bàn huyện này thuộc Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Theo Quyết định 492/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ huyện U Minh cũng như toàn bộ tỉnh Cà Mau đã được đưa vào địa bàn vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long vì vậy sẽ có những ưu tiên đầu tư phát triển. Tuy nhiên do toàn bộ huyện U Minh nằm trong vùng rừng tràm U Minh hạ, đã từng là địa bàn để bố trí định canh định cư cho những hộ nghèo, hiện đang là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và có nhiều hạn chế phát triển kinh tế do có những quan điểm khác nhau về bảo tồn – khai thác hệ sinh thái rừng tràm, phải tập trung cho nhiệm vụ phòng chống cháy rừng.

3.2.1.2 Các yếu tố khí hậu, thủy văn

Khí hậu

Huyện U Minh có đặc trưng phân mùa của khí hậu miền Tây Nam Bộ. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo ở huyện u minh tỉnh cà mau (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)