Mô tả gia đình và cuộc sống của hộ nghèo và cận nghèo huyện

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo ở huyện u minh tỉnh cà mau (Trang 59)

4.1.2.1 Mô tả khái quát

Qua kết quả khảo sát 160 hộ trong huyện, đồng thời kết hợp với việc lược khảo tài liệu ở phần cơ sở thực tiễn, những thông tin chung về chủ hộ bao gồm: giới tính, trình độ học vấn, độ tuổi chủ hộ và nghề nghiệp của chủ hộ được tác giả được trình bày như sau:

Giới tính của chủ hộ

Bảng 4.2 Phân bố giới tính của chủ hộ của hộ nghèo và cận nghèo ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau năm 2014

STT Giới tính chủ hộ Tần số Tỷ trọng (%)

1 Nam 115 71,88

2 Nữ 45 28,12

Tổng cộng 160 100

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của nhóm nghiên cứu năm 2014

Từ bảng 4.2 cho ta thấy được đa số chủ hộ đều là nam giới chiếm tới 71,88%, còn nữ giới chỉ chiếm 28,12% trên tổng 160 hộ được khảo sát. Điều này thể hiện nét truyền thống của người Việt Nam, chủ hộ thường là nam giới. Họ đại diện cho gia đình giải quyết các vấn đề từ tổ chức sản xuất, thu gom

sản phẩm, vận chuyển bán cho nơi tiêu thụ, làm thuê…Bên cạnh đó còn mở rộng sản xuất góp phần tạo ra nhiều nguồn thu nhập cho hộ gia đình.

Trình độ học vấn của chủ hộ

Trình độ học vấn là một khía cạnh rất quan trọng để đánh giá chất lượng của nguồn nhân lực. Một nguồn nhân lực được xem là có chất lượng cao khi trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, kỹ năng lao động thành thạo. Qua kết quả khảo sát thực tế cho thấy, trình độ học vấn của chủ hộ đóng vai trò rất quan trọng, là người hầu như thường đưa ra các quyết định trong sản xuất, kinh doanh cũng như chi tiêu của hộ vì vậy trình độ học vấn giúp chủ hộ nắm bắt được những kiến thức mới, nó còn là một công cụ giúp giúp chủ hộ tiếp cận được những tri thức mới, nâng cao khả năng tư duy sáng tạo của chủ hộ. Trong nghiên cứu này trình độ học vấn được đo lường bằng số năm đến trường của chủ hộ:

Mù chữ (nhận giá trị 0) Cấp 1: từ lớp 1 đến lớp 5 Cấp 2: từ lớp 6 đến lớp 9 Cấp 3: từ lớp 10 đến lớp 12 Cao đẳng, đại học: trên lớp 12

Bảng 4.3 Trình độ học vấn của chủ hộ của hộ nghèo và cận nghèo ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau năm 2014

Trình độ học vấn Tần số Tỷ trọng (%) Mù chữ 7 4,38 Cấp 1 70 43,75 Cấp 2 78 48,75 Cấp 3 4 2,5 Cao đẳng/ đại học 1 0,62 Tổng cộng 160 100 Trình độ học vấn cao nhất 14 Trình độ học vấn thấp nhất 0 Trình độ học vấn trung bình 5,56

Thực tế điều tra ở các hộ ở huyện U Minh cho thấy, tỷ lệ chủ hộ có trình độ cấp 2 chiếm cao nhất 48,75%, 43,75% tỷ lệ chủ hộ có trình độ cấp 1. Tỷ lệ chủ hộ mù chữ, học cấp 3 và học cao đẳng đại học khá thấp lần lượt là 4,38%, 2,5%, 0,62%, trong đó chỉ có 1 chủ hộ là có trình độ trung cấp, 7 chủ hộ không biết chữ trong 160 chủ hộ được phỏng vấn. Đa phần chủ hộ có trình độ học vấn thấp, trung bình chỉ ở vào khoảng lớp 5, lớp 6 là do trước đây điều kiện đi lại ở nông thôn khá khó khăn, không có trường học gần nhà thêm vào đó là gánh nặng chi phí học hành và gia đình cũng mất đi một thành viên có khả năng lao động nếu đi học, vì vậy mà đa số hộ dân được khảo sát cho con nghỉ học để ở nhà giúp đỡ công việc gia đình hay làm thuê, làm công nhân ở các nhà máy, xí nghiệp để tăng thu nhập cho gia đình khi đến tuổi lao động. Nhìn chung, trình độ học vấn của chủ hộ của những hộ nghèo và cận nghèo ở huyện chưa cao, đây là một nhân tố cản trở rất lớn đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, tiếp cận việc làm, tạo thêm thu nhập cho hộ gia đình cũng như ảnh hưởng nhiều đến việc phát triển nguồn nhân lực của địa phương.

Độ tuổi của chủ hộ

Độ tuổi của người lao động cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng lao động cũng như hình thức lao động. Đặc biệt lao động ở nông thôn thì cần nguồn lao động trẻ, có sức khỏe tốt bởi vì hầu hết những công việc ở nông thôn thường là những việc làm nặng nhọc. Chủ hộ là người trụ cột trong gia đình, quyết định mọi việc trong gia đình vì thế độ tuổi của chủ hộ sẽ có ảnh hưởng đến việc lựa chọn sinh kế của hộ.

Bảng 4.4 Phân bố độ tuổi của chủ hộ của hộ nghèo và cận nghèo ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau năm 2014

Khoản mục Đơn vị tính Giá trị

Tuổi trung bình của chủ hộ Tuổi 48,73

Tuổi cao nhất của chủ hộ Tuổi 90

Tuổi thấp nhất của chủ hộ Tuổi 22

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của nhóm nghiên cứu năm 2014

Từ bảng 4.4 cho thấy độ tuổi nhỏ nhất của chủ hộ của những hộ nghèo và cận nghèo ở huyện U Minh là 22 tuổi, độ tuổi lớn nhất là 90 tuổi, trong đó có đến 23,12% chủ hộ có độ tuổi trên 60 (Phụ lục 1) đây là độ tuổi mà chủ hộ thường ít tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất mà chỉ đóng vai trò là chỉ đạo hay quản lý cho hộ gia đình. Bên cạnh đó ta cũng thấy được độ tuổi trung

bình của chủ hộ là vào khoảng 48 hoặc 49 tuổi cho thấy được đa số chủ hộ đều ở tuổi trung niên, đây là độ tuổi không những có sức khỏe mà còn có sức sáng tạo nhiều hơn trong lao động đồng thời dồi dào kinh nghiệm trong việc quản lý và lựa chọn sinh kế cho gia đình. Song đa số hộ nghèo và cận nghèo ở huyện không có đất sản xuất thì ở độ tuổi này rất khó tìm việc trong các doanh nghiệp nên hầu hết các chủ hộ không có đất sản xuất đều làm thuê thời vụ ở địa phương hoặc nơi khác để tạo ra thêm thu nhập cho gia đình.

Nghề nghiệp của chủ hộ

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của nhóm nghiên cứu năm 2014

Hình 4.3 Cơ cấu nghề nghiệp của chủ hộ của hộ nghèo và cận nghèo ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau năm 2014

Dựa trên kết quả điều tra thấy được, mặc dù là hộ gia đình sống ở nông thôn, song do không có đất canh tác hoặc có với diệt tích đất khá ít (theo số liệu điều tra trực tiếp của nhóm nghiên cứu năm 2014 có đến 41,88% hộ được phỏng vấn không có đất sản xuất và diện tích đất sản xuất trung bình là 2.416m2 _Ở phần thống kê nguồn lực đất đai) nên nghề làm thuê chiếm tỷ lệ cao nhất với 40,63%, đa số chủ hộ làm thuê những công việc thời vụ ở địa phương như: làm hồ, sửa nhà, nạo vét ao tôm, đi biển, làm công nhân ở nhà máy xí nghiệp,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặc dù đất đai để sản xuất tương đối thấp song do ở nông thôn nên nghề làm ruộng/ nuôi tôm là nghề chiếm tỷ lệ cao thứ 2 với 31,88%. U Minh là một trong bốn vùng ngọt hóa của tỉnh Cà Mau bao gồm huyện U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời và một phần của thành phố Cà Mau chuyên sản xuất lúa, song theo theo báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện U Minh tỉnh Cà Mau thì huyện U Minh đã và đang sản xuất trên diện rộng luân canh một vụ lúa, nuôi một vụ tôm trên đất nông nghiệp mang lại hiệu quả khá cao, có nơi 1 năm sản xuất 2 vụ lúa, 1 vụ tôm.

31,88

0

40,63 3,75

15,63 8,11 Làm ruộng/ Nuôi tôm

Cán bộ công chức, viên chức Làm thuê Chăn nuôi Nội trợ Khác (đan lát, đưa đò, bán củi,…)

Các nghề còn lại như nội trợ cũng chiếm một tỷ lệ khá cao là 15,63%, đa số đây là những chủ hộ là nữ lớn tuổi, việc sản xuất chủ yếu do con cái làm. Bên cạnh đó, do trục trặc về giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân (một số người chồng không có giấy chứng minh nhân dân, hay từ vùng khác chuyển tới) nên để vợ đứng tên làm chủ hộ. Đồng thời, có một bộ phận nhỏ chủ hộ do lớn tuổi không còn sức lao động nữa cũng được tác giả liệt kê vào nhóm nghề nghiệp này.

Các nghề nghiệp còn lại chăn nuôi chiếm 3,75% đa số là chăn nuôi gia cầm như gà, vịt bên cạnh đó còn chăn nuôi heo; làm các ngành nghề khác chiếm 8,11% đây là nhóm nghề tập hợp những nghề nhỏ lẻ không phổ biến trong huyện như: bán củi, đưa đò, bán bánh cam, bánh mì ở chợ, thợ cắt tóc, một số chủ hộ là nữ thường làm nghề đan lát nhất là ở xã Nguyễn Phích,…

Nhìn chung, đa số chủ hộ ở vùng nghiên cứu có các đặc điểm như sau: đa số chủ hộ là nam giới chiếm 71,88% với độ tuổi trung bình khá cao 48,73%. Do diện tích đất sản xuất khá thấp nên tỷ lệ nghề làm thuê trong chủ hộ được phỏng vấn chiếm tỷ lệ cao nhất. Bên cạnh đó với trình độ học vấn trung bình khá thấp chỉ ở khoảng lớp 5 dẫn đến khả năng tiếp cận, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ gặp nhiều khó khăn.

4.1.2.2 Phân tích nguồn lực của hộ nghèo và cận nghèo ở huyện U Minh

Nguồn lực về đất đai

Đất đai là nhân tố cơ bản để sản xuất mà nhất là đối với các hộ gia đình ở nông thôn vì thế mà nó là một nguồn lực quý giá giúp cho người dân phát triển kinh tế. Đất sản xuất bao gồm đất trồng lúa, đất chuyên màu, đất trồng cây ăn trái, đất nuôi trồng thủy sản,…

Bảng 4.5 Diện tích đất canh tác của hộ nghèo và cận nghèo ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau năm 2014

Tình trạng đất canh tác Tần số Tỷ lệ (%) Không có đất sản xuất 67 41,88 0< diện tích <3000m2 38 23,75 3000m2 <= diện tích <5000m2 22 13,75 >=5000 m2 33 20,62 Tổng cộng 160 100 Diện tích đất sản xuất lớn nhất (m2 ) 12960

Diện tích đất sản xuất trung bình (m2

) 2416

Diện tích đất sản xuất nhỏ nhất (m2) 0

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của nhóm nghiên cứu năm 2014

Theo nguồn điều tra thực tế thì hầu hết đất sản xuất của hộ nghèo và cận nghèo ở huyện U Minh đều là đất trồng lúa, nuôi tôm. Trong đó số hộ không có đất sản xuất chiếm tỷ lệ lớn nhất 41,88%, tiếp đó là số hộ có diện tích đất nhỏ hơn 3000m2 chiếm tỷ lệ lớn thứ 2 với 23,75% đa số những hộ này do diện tích đất canh tác sản xuất khá thấp nên chỉ trồng các loại cây ăn quả, rau cải, chăn nuôi heo, gà, vịt phục vụ cho nhu cầu ăn uống trong gia đình. Số hộ có diện tích đất từ 3000m2 đến 5000m2 chiếm 13,75% và 20,62% là tỷ lệ của nhóm hộ có diện tích đất lớn hơn 5000m2 đây là những hộ có diện tích đất tương đối chủ yếu là xen canh trồng lúa và nuôi tôm.

Bên cạnh đó từ bảng 4.5 ta thấy được, các hộ gia đình nghèo và cận nghèo ở huyện U Minh có diện tích đất lớn nhất là 12960m2 và diện tích đất trung bình là 2416m2 . Nhìn chung, diện tích đất sản xuất của các hộ gia đình này tương đối thấp gây khó khăn trong việc cơ giới hóa để giảm chi phí sản xuất nhằm tăng thêm thu nhập cho hộ. Song do diện tích đất sản xuất hạn chế lại là động lực làm cho hộ phải tìm cách đa dạng nguồn tạo thu nhập mà không sử dụng đến đất nông nghiệp như những hoạt động phi nông nghiệp là buôn bán, hoặc đi làm thuê chẳng hạn và có thể từ những hoạt động này mà thu nhập của họ lại được cải thiện.

Nguồn lực về cơ sở hạ tầng

Nếu xét về nguồn lực tự nhiên thì đây là yếu tố thuận lợi cho phát triển sinh kế của hộ dân ở đây nói chung và hộ nghèo, hộ cận nghèo nói riêng. Vì

huyện U Minh là nơi có hệ thống sông ngòi chằng chịt, thuận lợi cho giao thông đường thủy, khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi đồng thời có nguồn tài nguyên du lịch phong phú.

Cơ sở hạ tầng là yếu tố đáng quan tâm nhất do đây là nơi sinh sống và sản xuất của hộ gia đình. Qua khảo sát thực tế thì điều kiện cơ sở vật chất ở địa phương như sau:

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của nhóm nghiên cứu năm 2014

Hình 4.4 Điều kiện cơ sở hạ tầng theo ý kiến khảo sát của hộ nghèo và cận nghèo ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau năm 2014

Từ hình 4.2 cho thấy điều kiện cơ sở hạ tầng ở khu vực hộ nghèo và cận nghèo đa số ở mức hoàn thiện chiếm 68,13%. Trong thời gian qua chính quyền địa phương đã có khá nhiều chương trình hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, đường sá ở nông thôn được tu sửa và mở rộng rất nhiều. Theo kết quả khảo sát thực tế, đa số hộ nghèo và cận nghèo đều cho rằng điều kiện đường nông thôn đáp ứng khá tốt đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất của họ, các phương tiện sản xuất như xe gắn máy, xe đạp,…có thể đến nhà ngay cả trong mùa mưa. Điện lưới đã được sử dụng rộng rãi ở nông thôn, hệ thống điện được nhiều hộ đánh giá khá tốt. Từ khảo sát thực tế cho thấy có tới 72,5% hộ có điện kế trong nhà (Phụ lục 1). Việc tiếp cận với nguồn nước sạch cũng đã được cải thiện khá nhiều khi có 65% hộ gia đình được khảo sát có nước mạng hoặc nước giếng tự khoan để sử dụng (Phụ lục 1).

Bên cạnh đó vẫn còn có 31,87% hộ nghèo và cận nghèo đánh giá điều kiện đường sá ở nông thôn kém hoàn thiện, một số người còn đi lại bằng đường đất, cầu khỉ, thuyền bè tự chế, thậm chí có một số ấp ở xã Nguyễn Phích phải đi bằng xuồng máy nếu muốn tới nơi nên gặp không ít khó khăn về giao thông vào mùa mưa, mà nhất là khó khăn trong việc sản xuất khi nơi sản xuất sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm cách nhau khá xa trong khi đường sá đi lại

31,87

68,13 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kém Hoàn thiện

khó khăn gây trở ngại cho việc tìm đường tiêu thụ sản phẩm, qua khảo sát thực tế thì có một số hộ tự bỏ tiền ra tu sửa đoạn đường dẫn đến nhà mình để tiện cho việc đi lại cũng như sản xuất.

Nhìn chung, cơ sở hạ tầng ở huyện U Minh đang dần hoàn thiện song vẫn còn khá nhiều nơi có cơ sở hạ tầng kém cần có giải pháp xây dựng và tu sửa để tạo điều kiện thuận lợi hơn trong sản xuất từ đó góp phần nâng cao thu nhập của hộ nghèo và hộ cận nghèo.

Nguồn nhân lực của hộ gia đình nghèo và cận nghèo

Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn sinh kế bởi lẽ trong bất kì loại hình sản xuất nào thì yếu tố con người luôn là mối quan tâm hàng đầu. Con người là trung tâm, là nguồn vốn vô tận để tạo ra của cải vật chất. Vì vậy số nhân khẩu, tỷ lệ lao động của hộ nghèo và cận nghèo cũng là những yếu tố đáng quan tâm. Qua số liệu điều tra thực tế ta có các thống kê sau:

Số nhân khẩu của hộ

Bảng 4.6 Thống kê số nhân khẩu của hộ nghèo và cận nghèo huyện U Minh tỉnh Cà Mau năm 2014

Số nhân khẩu Tần số Tỷ lệ (%) Dưới 4 người 47 29,38 Từ 4 – 5 người 89 55,62 Từ 6 – 7 người 20 12,5 Trên 7 người 4 2,5 Tổng cộng 160 100

Số nhân khẩu nhiều nhất của hộ 10

Số nhân khẩu trung bình của hộ 1

Số nhân khẩu ít nhất của hộ 4

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của nhóm nghiên cứu năm 2014

Từ bảng 4.6 cho thấy, số hộ có số nhân khẩu từ 4 – 5 người chiếm tỷ lệ cao nhất 55,62% trong tổng 160 hộ được khảo sát. Tiếp theo là số hộ có số

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo ở huyện u minh tỉnh cà mau (Trang 59)