Nhằm góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với các DNVVN của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Yên Bái trong thời gian tới thì ngân hàng No&PTNT Việt Nam cần chú trọng đến một sốđiểm sau:
- Bãi bỏ hình thức ép chi nhánh phải nhận những nguồn lực kém chất lượng, từng bước tạo điều kiện cho chi nhánh tự tuyển dụng và xắp xếp cán bộ nhân viên trong chi nhánh.
- Quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ cho toàn bộ các cán bộ, nhân viên của chi nhánh nói chung và các cán bộ thẩm định của chi nhánh nói riêng. Qua đó nhằm trang bị thêm kiến thức mới, trang bị lại kiến thức cũ cho những đối tượng này. Mặt khác, cần tăng cường tổ chức các buổi hội thảo, thảo luận hay tổ chức các cuộc thi cán bộ tín dụng (cán bộ thẩm định) giỏi giữa các chi nhánh với nhau, nhằm khích lệ tinh thần tự học của các chi nhánh, và qua đó các chi nhánh có thể học hỏi thêm kinh nghiệm của nhau.
- Cần cập nhận, tổng hợp và lưu giữ các thông tin liên quan đến các ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp, để có thể bổ trợ thêm cho việc thu thập và xử lý thông tin của các Chi nhánh.
- NHNo&PTNT Việt Nam nên thành lập ban DNVVN tại Hội sở chính và các phòng DNVVN tại các Chi nhánh và giao cho các phòng ban này nhiệm vụ cung cấp dịch vụ Ngân hàng cho các DNVVN như là các khách hàng bán lẻ. Ban DNVVN tại hội sở chính sẽ có trách nhiệm báo cáo với một Phó tổng giám đốc. Ban này sẽ có những chức năng tương tự như những ban khác tại hội sở chính như chịu trách nhiệm xây dựng chính sách và thủ tục cho các DNVVN, xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách hàng năm của ban, quản lý và phát triển nhân sự của ban, tham gia các khoá đào tạo của NHNo&PTNT Việt Nam, báo cáo khi được yêu cầu. Ngoài ra ban này cón có các chức năng khác liên quan đến đối tượng khách hàng DNVVN, cụ thể là:
+ Tham gia vào việc thiết kế và cập nhật sản phẩm mới cho DNVVN.
+ Thụ lý và thẩm định các khoản cho vay, bảo lãnh đối với DNVVN vượt quá quyền hạn của Chi nhánh.
+ Giám sát việc thực hiện các chính sách và thực hiện liên quan đến đối tượng khách hàng vừa và nhỏ tại tất cả các đơn vị của NHNo&PTNT Việt Nam và đề xuất các biện pháp xử lý hoặc khắc phục trong trường hợp không tuân thủ.
+ Định kỳ và đột xuất xem xét lại hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của các DNVVN.
+ Phòng khách hàng DNVVN sẽ được thành lập tại các Chi nhánh, sẽ cung cấp tất cả các sản phẩm, dịch vụ của NHNo&PTNT Việt Nam dành cho các DNVVN. Trong thời gian đầu mô hình này cần được thực hiện thí điểm tại ít nhất 2 Chi nhánh trong vòng 8 tháng. Trong 8 tháng này NHNo&PTNT Việt Nam sẽ thực hiện đánh giá thường xuyên hoạt động kinh doanh đối với DNVVN, hoàn thiện các quy trình và chuẩn bị cho việc thành lập phòng DNVVN tại tất cả các Chi nhánh.
Để thực hiện hoạt động kinh doanh với khách hàng DNVVN một cách thận trọng, NHNo&PTNT Việt Nam cần đảm bảo sự tách biệt hợp lý giữa các chức năng thương mại (cấp chi nhánh gồm có nhân viên quầy giao dịch và cán bộ phòng DNVVN), quản lý rủi ro và các hoạt động quản lý khoản cho vay. Các chức năng quản lý rủi ro và quản lý khoản cho vay trình bầy sau đây áp dụng đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, việc đề cập cụ thể ở đây là để làm rõ hơn chức năng của phòng DNVVN.
Đối với quản lý rủi ro, những chức năng sau nếu liên quan đến DNVVN cần được gắn kết với hoạt động của Hội sở chính và báo cáo với Phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro và giám sát tín dụng.
+ Nghiên cứu và đề xuất các chính sách, thủ tục thực hiện tín dụng, quản lý rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường, quản lý tài sản và các khoản nợ không sinh lời ( cho DNVVN ), phối hợp với các phòng ban khác.
+ Xây dựng và thực hiện xếp hạng rủi ro hệ thống, công cụ quản lý rủi ro khác như quản lý danh mục, báo cáo về rủi ro, hệ thống thông tin quản lý tín dụng.
+ Xây dựng và đề xuất các giới hạn rủi ro + Định giá khoản vay
+ Giám sát danh mục cho vay đối với DNVVN của Ngân hàng để đảm bảo quản lý tập trung, xác định những chỗ có vấn đề và những rủi ro mới.
+ Kết hợp thu thập và cung cấp thông tin đối với DNVVN cho các đơn vị kinh doanh các cán bộ quản lý danh mục tín dụng.
+ Hỗ trợ kinh doanh trong việc xác định và giải quyết các khoản vay có vấn đềđối với DNVVN
Về quản lý khoản vay, những chức năng sau nếu liên quan đến các DNVVN cần phải gắn kết với hoạt động của Hội sở chính và báo cáo với Phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm về giám sát hoạt động
+ Xây dựng hạn mức cho vay
+ Đăng ký và lưu giữ an toàn các tài liệu gốc và tài sản thế chấp + Xác định giá trị giới hạn giải ngân cho khoản vay
+ Bảo quản tài liệu và nhật ký tài sản thế chấp + Xây dựng báo cáo về vượt hạn mức hàng ngày + Phát lệnh yêu cầu về hoàn trả khoản vay
KẾT LUẬN
Thẩm định tín dụng là một vấn đề hết sức phức tạp và tác động mạnh mẽ tới sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Khi công tác thẩm định có hiệu quả, chất lượng phản ánh quyết định tài trợ vốn của ngân hàng là đúng đắn, mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng và khách hàng, góp phần quảng bá thương hiệu của ngân hàng thêm vững mạnh trên thị trường. Nhưng nếu công tác thẩm định gặp phải những vướng mắc, sai sót dẫn đến những quyết định đầu tư sai lầm thì thiệt hại đầu tiên là ngân hàng phải gánh chịu: ngân hàng không thu hồi được khoản cho vay, làm giảm uy tín của ngân hàng, gây tiếng xấu, có thể làm cho khách hàng gửi tiền có tâm lý hoang mang lo sợ, không an tâm vào ngân hàng và dẫn đến tình trạng mất khách hàng.
Việc nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng của các DNVVN sẽ góp phần làm giảm bớt rủi ro tín dụng đối với các DNVVN và nhằm từng bước nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh NHNO&PTNT tỉnh Yên Bái trong thời gian tới. Không chỉ thế nó còn góp phần năng tăng hiệu quả đồng vốn vay trong quá trình thực hiện sản xuất, kinh doanh của các DNVVN trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Qua nghiên cứu thực tế cho thấy, công tác thẩm định tín dụng đối với các DNVVN tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Yên Bái vẫn còn nhiều vấn đề cần được bổ sung và hoàn thiện. Đề tài cũng chỉ ra được những mặt đã làm được (như: Chi nhánh rất nỗ lực và quyết tâm thực hiện nâng cao chất lượng đối với công tác thẩm định tín dụng nói chung và thẩm định tín dụng đối với các DNVVN nói riêng, hay chi nhánh cũng đã có những tiền đề thuận nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong tương lai…) và những mặt chưa làm được (tỷ lệ nợ cần chú ý, nợ xấu còn ở mức cao, nguồn nhân lực, công nghệ thông tin phụ trợ cho việc thẩm định tín dụng còn hạn chế…) trong công tác thẩm định tín dụng đối với các DNVVN. Đề tài cũng đưa ra một hệ thống giải pháp và kiến nghịđối với các cấp, ban ngành có liên qua. Vì vậy, trong thời gian tới chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Yên Bái cần có kế hoạch để thực hiện đồng bộ các giải pháp mà đề tài đã chỉ ra nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với các DNVVN, góp phần làm giảm thiểu rủi ro tín dụng và những mất mát có thể xảy đến với chi nhánh và với cả các DNVVN đang và sẽ có quan hệ tín dụng với Ngân hàng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ (2001), Nghịđịnh số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001.
2. Chính phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch đảm bảo.
3. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NXB đại học kinh tế Quốc Dân - Hà Nội.
4. TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính.
5. TS. Nguyễn Minh Kiều (2008), Hướng dẫn thực hành nghiệp vụ cấp tín dụng và thẩm định tín dụng, NXB Thống kê.
6. GS.TS. Nguyễn Văn Nam, PGS.TS. Vương Trọng Nghĩa (2000), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của thống đốc ngân hàng nhà nước, về ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, ban hành theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005.
9. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2005),
Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNO&PTNT ngày 03/02/2005 của Thống đốc NHNO&PTNT về việc sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, ban hành theo QĐ số 1627/2001/QĐ-NHNO&PTNT
ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
10. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2005), Sổ tay tín dụng của NHNO&PTNT Việt Nam (2004).
11. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2007),
Quyết định số 1300/QĐ-HĐQT-TDHộ ngày 03/12/2007.
12. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2010),
Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHộ ngày 15/6/2010
13. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2012),
Quyết định số 469/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30 tháng 3 năm 2012.
14. NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Yên Bái (2009, 2010, 2011, 2012), Báo cáo tổng kết hoạt động, bảng cân đối kế toán.
15. NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Yên Bái (2009, 2010, 2011, 2012), Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh..
16. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Luật các tổ chức tín dụng, NXB Chính trị quốc gia.
17. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật doanh nghiệp 2005, có hiệu lực 1/7/2006.
18. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật dân sự 2005 có hiệu lực 1/1/2006.
19. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật doanh nghiệp Nhà nước 2003, hiệu lực 1/7/2004.