Thực trạng cho vay và thẩm định chất lượng tín dụng đối với doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNoPTNT chi nhánh tỉnh yên bái (Trang 61 - 74)

2.2.1.1. Tình hình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Yên Bái

Trong những năm gần đây, tình hình dư nợ của DNVVN có xu hướng tăng, cụ thể là: năm 2009 tổng dư nợ của DNVVN là 842.8 tỷđồng sang đến năm 2010 con số này là 1.068 tỷđồng, tăng hơn so với năm 2009 là 26,72%, nhưng đến năm 2012, do lãi suất tăng cao, khủng hoảng kinh tế của thế giới ảnh hưởng đến nền kinh tế của Việt Nam, làm cho dư nợ của DNVVN tăng không đáng kể, tăng hơn so với năm 2011 là 39 tỷđồng đạt tỷ trọng 3,37% (xem đồ thị 2.4).

Bng 2.5 Tình hình “N xu” ca DNVVN ti chi nhánh tnh Yên Bái ĐVT: Tỷ đồng Tiêu chí Năm Tăng, giảm tương đối (%) 2009 2010 2011 2012 10/09 11/10 12/11 Tổng dư nợ 2.411 2.921 3.083 3.365 21,15 5,54 -28.70 Dư nợ của DNVVN 842.8 1.068 1.156 1.195 26,72 8,24 3,37 1. Nợ cần chú ý của DNVVN 28.02 33.45 40.32 43.40 19.38 20.54 7.64 2. Nợ xấu của DNVVN 20 23 46 51 15 85.84 10,86 A. Nợ xấu của DNVVN theo thành phần kinh tế - DNVVN quốc doanh 7 9 15 13 28,57 20.73 -13,33 - DNVVN ngoài quốc doanh 13 14 31 38 7,69 125.38 22,58 B. Nợ xấu của DNV&N theo tài sản bảo đảm - Có tài sản bảo đảm 15 17 35 13 13,33 173.87 -62,86 - Không có tài sản bảo đảm 5 6 11 38 20 -42.39 245,45 3. Nợ cần chú ý/Dư nợ của DNVVN (%) 3,32 3,13 3,46 3,63 -0,19 0,33 0,17 4. Nợ xấu/Dư nợ của DNVVN(%) 2.37 2,15 3,97 4,26 -0,22 1,82 0,29

Cùng với xu hướng tăng dư nợ của các DNVVN thì tỷ lệ nợ cần chú ý của các DNVVN cũng có xu hướng tăng. Cụ thể, năm 2009 dư nợ cần chú ý của DNVVN là 28.02 tỷđồng, sang đến năm 2010 là 33.45 tỷđồng, năm 2011 là 40.32 tỷ đồng và năm 2012 dư nợ cần chú ý tăng lên đến 43,4 tỷ đồng, tăng hơn so với năm 2009 là 15.38 tỷ đồng. Đây là điều mà chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Yên Bái cần chú ý trong thời gian tới.

Một tiêu chí quan trọng cần được đề cập đến là, tỷ lệ “nợ xấu” của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Yên Bái đang có xu hướng tăng lên. Khi nợ xấu tăng lên điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đang dần mất khả năng thanh toán, dẫn đến rủi ro tín dụng tăng cao, và còn làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Trong những năm qua, nợ xấu của DNVVN có xu hướng tăng dần, cụ thể năm 2009 nợ xấu của DNVVN là 20 tỷđồng nhưng đến năm 2012 con số này đã lên đến 51 tỷđồng, tăng hơn so với năm 2009 là 31 tỷđồng.

Nếu nợ xấu được xét theo thành phần kinh tế thì các DNVVN ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ cao hơn so với các DNVVN quốc doanh. Cụ thể, năm 2009 tỷ lệ nợ xấu của hai nhóm đối tượng này là: 13 ; 7 tỷ đồng, sang đến năm 2012 tỷ lệ tương ứng là: 38 ; 13 tỷ đồng. Như vậy, trong những năm tới chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Yên Bái cần phải chú ý đến tỷ lệ nợ xấu của các loại hình doanh nghiệp này để có biện pháp thu hồi và xử lý nợ thích hợp.

Nếu xét theo nợ xấu theo tài sản bảo đảm thì, năm 2009 nợ xấu không có tài sản bảo đảm là 5 tỷđồng và sang đến năm 2012 tỷ lệ này tăng lên 38 tỷđồng. Còn nợ xấu có tài sản bảo đảm là 15 tỷđồng năm 2009 và có xu hướng tăng dần, nhưng sang đến năm 2012 lại giảm và đạt ở mức 13 tỷđồng. Điều này cho thấy rằng trong năm 2012 chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Yên Bái đã tiến hành phát mại và xử lý một số tài sản thế chấp của DN để thu hồi nợ nên dẫn đến nợ xấu có bảo đảm bằng tài sản của DN trong năm 2012 đã giảm xuống. Bên cạnh đó Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Yên Bái đã ngày càng có ý thức hơn về các tài sản cho vay và yêu cầu doanh nghiệp phải có tài sản bảo đảm gắn liền với vốn vay từ ngân hàng, để nâng trách

nhiệm trả nợ của doanh nghiệp trong quá trình sử dụng vốn vay.

Với sự tăng nhanh hơn của “nợ xấu” so với tổng dư nợ của các DNVVN đã làm cho giá trị của tiêu chí Nợ xấu/Dư nợ của DNVVN tăng lên, cụ thể năm 2009 tiêu chí này chỉ đạt ở mức 2,37%, nhưng đến năm 2012 tiêu chí này đã tăng lên đến 4,26%. Đây là dấu hiệu không tốt đối với chi nhánh trong việc cho vay đối với các DNVVN.

2.2.1.2. Thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Yên Bái

Phương pháp thẩm định

Hiện nay, để phục vụ cho việc thẩm định tín dụng nói chung và thẩm định tín dụng đối với các DNVVN nói riêng, chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Yên Bái đã sử dụng phương pháp thẩm định trực tiếp, và sử dụng hệ thống các chỉ số tài chính để từ đó đánh giá được tình hình tài chính, phương án sản xuất kinh doanh của DNVVN.

Quy trình thẩm định

Trong thời gian qua ngoài việc đã ban hành quy trình tín dụng chung, Chi nhánh cũng đã ban hành quy trình thẩm định tín dụng rõ ràng, cụ thể đến từng cán bộ tín dụng của chi nhánh. Quy trình thẩm định của chi nhánh đang được áp dụng theo quy trình thẩm định chung mà NHNo&PTNT quy định (xem sơ đồ 2.2). Quy trình thẩm định bao gồm các hoạt động như: Cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng, lập hồ sơ, thu thập thông tin, tiến hành thẩm định (hoặc có cả cán bộ chuyên thẩm định cũng tham gia thẩm định), viết báo cáo tình hình và đưa ra ý kiến, sau đó trình lên cấp trên xét duyệt.

Sơđồ 2.2: Quy trình thm định tín dng ca NHNo&PTNT tnh Yên Bái

Trình tự thực hiện quy trình thẩm định

- Bước 1: Trưởng phòng tín dụng và trưởng phòng thẩm định sẽ tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp và xem xét hồ sơ xin vay của doanh nghiệp xem có hợp lệ, đúng pháp luật và yêu cầu của chi nhánh hay không. Nếu hộ sơ chưa đủ điều kiện về pháp lý thì yêu cầu doanh nghiệp phải bổ sung. Nếu hồ sơđủđiều kiện thì sẽ tiếp nhận và phân công cán bộ tín dụng đi thẩm định. Trong một số trường hợp thì sẽ có cả cán bộ chuyên trách thẩm định đi thẩm định chéo.

- Bước 2: Trên cơ sở các quy định của chi nhánh, cán bộ thẩm định sẽ

thu thập thông tin có liên quan đến thẩm định, và hồ sơ cần thiết để phục vụ cho việc thẩm định, và tiến hành thẩm định.

- Bước 3: Sau khi thẩm định, cán bộ thẩm định lập báo cáo thẩm định theo quy định, trong báo cáo phải nêu rõ có cho vay hay không cho vay, lý do cụ thể để trình trưởng phòng thẩm định xem xét.

- Bước 4: Trưởng phòng thẩm định có trách nhiệm kiểm tra, xem xét tờ trình c a cán b th m nh, n u th y thi u, ho c không phù h p thì ph i yêu c u cán b

Xem xét hồ sơ vay của khách hàng

Thu thập thông tin bổ sung cần thiết Thẩm định các nội dung cần thiết Nộp báo cáo kết quả thẩm định lên cấp trên Quyết định cấp tín dụng hay không

thẩm định bổ sung. Khi hồ sơ đầy đủ với yêu cầu, và nếu chấp nhân cho vay thì trưởng phòng sẽ ký vào bản kết quả thẩm định và báo cáo đề nghị cấp cao hơn phê duyệt cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Còn nếu không chấp nhận cho vay thì sẽ trả lời doanh nghiệp.

- Bước 5: Giám đốc hoặc các phó giám đốc phụ trách tín dụng Ngân hàng tỉnh và các Ngân hàng cấp huyện sau khi phê duyệt cho vay hoặc không cho vay, chuyển hồ sơ lại phòng thẩm định. Phòng thẩm định chuyển hồ sơ sang phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp, kiểm tra, xác nhận nguồn vốn cho vay. Khi phòng nguồn vốn kế hoạch xác nhận còn đủ vốn để cho vay thì sẽ chuyển lại phòng tín dụng thông báo với khách hàng chấp nhận cho vay.

Phân cấp thẩm định tín dụng đối với các DNVVN

Tiêu chí xếp loại doanh nghiệp của chi nhánh được thực hiện theo quy định số 126/NHNo&TD ngày 13/4/2004 của Tổng Giám đốc NHNO&PTNT Việt Nam, cụ thể là:

- Đối với doanh nghiệp loại C phải cho vay từng lần và phải có tài sản bảo đảm với các khoản vay.

- Đối với doanh nghiệp loại B có thể cho vay theo hạn mức tín dụng nhưng phải có tài sản bảo đảm đối với các khoản vay.

Các trường hợp khác do Giám đốc Chi nhánh cấp 1 quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Đối với việc phân cấp tín dụng đối với các DNVVN: Hiện nay, chi nhánh thực hiện phân cấp thẩm quyền mức quyết định cho vay được thể hiện qua bảng 2.6.

Qua bảng 2.6 ta thấy phân cấp tín dụng của chi nhánh được chi làm hai cấp. - Cấp 1, Giám đốc chi nhánh tỉnh có quyền quyết định đối với các khoản tín dụng đến 100 tỷ đồng áp dụng cho các loại doanh nghiệp được xếp hạng A, B, C. Bên cạnh đó, Phó giám đốc chi nhánh cấp 1 có quyền cấp 100 tỷ đối với doanh nghiệp loại A, 50 tỷđối với doanh nghiệp loại B và 30 tỷđối với các doanh nghiệp

loại C.

Bng 2.6: Phân cp thm quyn phán quyết cho vay đối vi DNVVN

ĐVT: Triệu đồng

STT Chi nhánh Mức thẩm quyền phán quyết

DN xếp loại A DN xếp loại B DN xếp loại C 1 Giám đốc chi nhánh cấp 1 100.000 50.000 30.000 2 Phó Giám đốc chi nhánh cấp 1 100.000 50.000 30.000 3 Giám đốc chi nhánh cấp 2 30.000 15.000 7.000 4 Trưởng phòng giao dịch 500 500 500

(Nguồn của NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Yên Bái)

- Cấp 2 là cấp do giám đốc chi nhánh cấp hai và các trưởng phòng giao dịch quyết ở mức thấp hơn so với mức quyết ở cấp 1. Cụ thể là, Giám đốc chi nhánh cấp 2 có quyền quyết mức cao nhất đối với doanh nghiệp loại A là 30 tỷ đồng, đối với doanh nghiệp loại B là 15 tỷ đồng, C là 7 tỷ đồng, còn trưởng phòng giao dịch có thể ký quyết định cho vay ở mức 500 triệu đồng đối với các doanh nghiệp được xếp loại A, B, C. Khi thẩm định thấy trong thẩm quyền thì cấp 2 sẽ tự quyết, còn nếu vượt quá thì sau khi thẩm định xong sẽ làm hồ sơ để báo cáo lên cấp trên quyết định.

Nội dung thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thẩm định về mặt pháp lý đối với DNVVN

Một trong những điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp khi đến tiếp cận với nguồn vốn tài trợ của ngân hàng là phải được thành lập và hoạt động theo giấy phép mà cơ quan có thẩm quyền cấp. Để xác định doanh nghiệp có đủ tư cách pháp lý hay không, ngân hàng sẽ tiến hành thu thập đầy đủ, các tài liệu, chứng từ pháp lý

của doanh nghiệp mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng, và thu thập thêm thông tin ngoài doanh nghiệp cung cấp. Theo luật doanh nghiệp được sửa đổi năm 2005 thì doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân) có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cơ quan quản lý nhà nước chấp nhận cấp giấy phép kinh doanh, còn doanh nghiệp tư nhân cũng có tư cách pháp lý kể từ ngày cấp giấy phép kinh doanh. Thông thường, để chứng minh tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, thường doanh nghiệp phải nộp cho chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Yên Bái những loại giấy tờ sau:

- Biên bản và quyết định thành lập doanh nghiệp.

- Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp (nếu có).

- Giấy chứng nhận kinh doanh, mã số thuế, giấy chứng nhận mẫu dấu. - Giấy xác nhận về mức vốn điều lệ, vốn pháp định của doanh nghiệp. - Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà, đất… của doanh nghiệp.

- Quyết định bổ nhiệm chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, kế toán trưởng… * Các loại giấy tờ này, nhằm mục đích cho chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Yên Bái thẩm định tư cách pháp lý của doanh nghiệp, cụ thể là:

+ Xem xét vốn pháp định, vốn điều lệ và ngành nghề kinh doanh có phù hợp với giấy phép mà doanh nghiệp được cấp hay không.

+ Thời gian hoạt động của doanh nghiệp được bao lâu, bao nhiêu lâu nữa thì kết thúc hoạt động của doanh nghiệp, và thời gian hoạt động còn lại có phù hợp với thời gian đề nghị vay vốn của doanh nghiệp hay không.

+ Trong điều lệ công ty sẽ quy định rõ ai là người đại diện hợp pháp được vay vốn của ngân hàng, và khi vay vốn có sự thay đổi người đại diện hay không.

+ Trụ sở của doanh nghiệp có đúng với địa điểm trên giấy phép kinh doanh hay không…

Tất cả các điều trên phải được thoả mãn thì chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Yên Bái mới đồng ý cấp tín dụng và chuyển sang thẩm định các nội dung tiếp theo.

Việc thẩm định tư cách pháp lý của DNVVN thường được thẩm định khá kỹ càng đối với các DNVVN đến vay tiền lần đầu, hoặc đối với DNVVN không có quan hệ vay, mượn thường xuyên với chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Yên Bái. Còn đối với DNVVN có quan hệ vay mượn thường xuyên với chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Yên Bái thì những lần sau vay sau Ngân hàng sẽ lấy thông tin tư cách pháp lý của DNVVN từ hồ sơ đã lưu tại ngân hàng, và nếu khi doanh nghiệp có gì thay đổi sẽ thông tin thêm cho chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Yên Bái để bổ sung vào hồ sơđã được lưu tại ngân hàng.

Thẩm định về mục đích sử dụng vốn của DNVVN

Căn cứ vào đơn đề nghị xin vay vốn và tình hình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, chi nhánh sẽ xem xét mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có thuộc vào lĩnh vực mà pháp luật nghiêm cấp không và có phù hợp với giấy phép kinh doanh không. Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Yên Bái chỉ chấp nhận đối với trường hợp mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp phù hợp với giấy phép đã đăng ký kinh doanh và không thuộc vào đối tượng mà pháp luật ngăn cấm.

Thẩm định khả năng tài chính của DNVVN

Sau khi doanh nghiệp đã cung cấp đủ các yêu cầu ở trên và được chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Yên Bái (sau đây sẽ gọi tắt là chi nhánh) chấp thuận, khi đó chi nhánh sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các tài liệu liên quan đến khả năng tài chính của doanh nghiệp, thông thường các tài liệu này bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán nhanh của hai kỳ gần nhất, và bảng cân đối kế toán của hai năm gần nhất.

- Bảng lưu chuyển tiền tệ, bảng kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong hai năm gần nhất.

- Bản kê chứng nhận chấp hành nghĩa vụ nộp thuếđối với nhà nước.

Tất cả các tài liệu trên doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính trung thực trước pháp luật hiện hành.

Trên cơ sở các báo cáo mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng, kết hợp với các thông tin thu thập từ trung tâm CIC, và các thông tin thu thập khác, cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định sẽ tiến hành đọc các tài liệu và đi sâu vào phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Khi thẩm định khả năng tài chính của doanh nghiệp nói chung và của DNVVN nói riêng, các chỉ số thường được chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Yên Bái dùng đểđánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp là:

- Khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. - Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp.

Chi nhánh chỉ chấp nhận điều kiện này khi các DNVVN có khả năng thanh toán tức thời và khả năng thanh toán lớn hơn 1.

- Tỷ suất tự tài trợ.

Khi phân tích chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ này nhằm xác định khả năng tự bảo

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNoPTNT chi nhánh tỉnh yên bái (Trang 61 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)