Thực trạng chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNoPTNT chi nhánh tỉnh yên bái (Trang 74 - 80)

Từ việc xây dựng các tiêu chí chủ yếu để đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng ở chương 1, kết hợp với kết quả nghiên cứu ở chương hai đã trình bày. Ta có thể thực hiện phân tích và đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Yên Bái như sau:

Nhóm tiêu chí liên quan đến việc xây dựng, tuân thủ quy trình và sự phù hợp trong tổ chức, quản lý hoạt động thẩm định tín dụng đối với các DNVVN

- Qua phân tích ở trên ta thấy, chi nhánh đã lựa chọn phương pháp cho mình để thực hiện thẩm định. Mặt khác, chi nhánh luôn chỉ đạo cán bộ thẩm định thực hiện đúng quy trình thẩm định mà chi nhánh đã ban hành, và cán bộ thẩm định luôn có ý thức và cố gắng để thực hiện đúng theo quy trình thẩm định. Do đó, tiêu chí 1 và 2, 3 được đánh giá kết quả là a.

- Đối với tiêu chí 4 và 5, được đánh giá là b. Vì, hiện nay chi nhánh vẫn đang triển khai thẩm định theo cấp bậc và có sự thẩm định chéo trong việc thực hiện thẩm định. Vì vậy, quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ thẩm định tuy đã được phân chia nhưng vẫn chưa được cụ thể và rõ ràng.

Nhóm tiêu chí về năng lực cán bộ thẩm định

Theo số liệu tình hình cán bộ thực hiện thẩm định tín dụng chuyên trách và không chuyên trách (cán bộ tín dụng) ngày 31/12/2012 của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Yên Bái ta có tình hình phân bổ cán bộ thực hiện công tác thẩm định tín dụng như bảng 2.7.

Từ số liệu thống kê ở bảng 2.7 ta sẽ tính được các tiêu chí sau: - Tỷ lệ cán bộ thẩm định chuyên trách: Tỷ lệ cán bộ thẩm định tín dụng chuyên tránh 12 160 = *100% = 7,5%

Như vậy, tiêu chí 6 này ở dưới mức 25%. Do đó, tiêu chí này được đánh giá là phương án d.

- Tỷ lệ cán bộ thẩm định có trình độ đại học trở lên là 82,5%. Do đó tiêu chí 7 thuộc vào phương án a.

Tỷ lệ cán bộ thẩm định tín dụng có trình độđại học trở lên

132 160

Bng 2.7: Phân công cán b thc hin công tác thm định tín dng ĐVT: Người STT Bộ phận công tác Số lượng Trong đó Có trình độ đại học và trên đại học Trình độ cao đẳng trở xuống Kinh nghiệm thẩm định trên 5 năm Kinh nghiệm thẩm định dưới 5 năm Chuyên trách Bán chuyên trách 1 Hội sở 6 6 0 3 3 1 5 2 Phòng thẩm định 2 2 0 2 0 2 0 3 Chi nhánh TP 23 23 0 19 4 1 22 4 Chi nhánh TP2 20 18 2 17 3 2 18 5 Chi nhánh thị xã Nghĩa Lộ 10 10 0 7 3 1 9

6 Chi nhánh huyện Yên Bình 24 16 8 18 6 1 23

7 Chi nhánh huyện Trấn Yên 21 16 5 17 4 1 20

8 Chi nhánh huyện Văn Yên 16 12 4 9 7 1 15

9 Chi nhánh huyện Lục Yên 21 16 5 14 7 1 20

10 Chi nhánh huyện Văn Trấn 10 7 3 5 5 1 9

11 Chi nhánh huyện Trạm Tấu 3 3 0 3 0 0 3

12 Chi nhánh Huyện MCC 4 3 1 3 1 0 4

Tổng cộng 160 132 28 117 43 12 148

- Tỷ lệ cán bộ thẩm định có kinh nghiệm trên 5 năm là 73,12%. Vì vậy, tiêu chí 8 đánh giá phương án a.

Nhóm tiêu chí về thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định

Hiện nay, chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Yên Bái khi thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng, chi nhánh sẽ tiến hành thẩm định, phân tích trước khi quyết định có cấp tín dụng cho khách hàng hay không. Nguồn thông tin của chi nhánh tỉnh Yên Bái chủ yếu được lấy từ khách hàng cung cấp, ngân hàng NO&PTNT Việt Nam, ngoài ra chi nhánh tỉnh Yên Bái còn tham khảo qua trung tâm CIC cung cấp và kết hợp với kinh nghiệm của cán bộ thẩm định để quyết định. Tuy nhiên, hiện nay các thông tin về đầu ra của sản phẩm như: Giá sản phẩm, nhu cầu thị hiếu, mẫu mã của sản phẩm… đều chưa đầy đủ và đủ tin cậy, chưa có cơ sởđể so sánh, đánh giá một cách khoa học... Do đó tiêu chí 9 và 10 của nhóm này được đánh giá và xếp loại b.

Nhóm tiêu chí liên quan đến việc thực hiện các nội dung thẩm định

Hiện nay, trong quá trình thực hiện thẩm định tín dụng của các DNVVN, chi nhánh có thực hiện việc thẩm định tư cách pháp lý của DNVVN. Vì vậy, tiêu chí 11 được đánh giá là loại a.

Khi nghiên cứu thực tế thẩm định của chi nhánh tỉnh Yên Bái về thẩm định mục đích sử dụng vốn vay của doanh nghiệp, thì được biết, chi nhánh luôn quán triệt rõ phải cho vay đúng mục địch sử dụng và phải hợp pháp. Vì vậy, tiêu chí 12 được đánh giá là a.

Như phân tích ở trên ta thấy, chi nhánh rất quan tâm và chú trọng phân tích tình hình tài chính của DNVVN, bằng việc dùng một số chỉ tiêu đểđánh giá khả năng tài chính của DNVVN. Vì vậy, tiêu chí 13 được đánh giá và xếp loại a.

Tỷ lệ cán bộ thẩm định tín dụng có kinh nghiệm trên 5 năm 117 160 = *100% = 73,12%

Với sự quy định rõ ràng của chi nhánh về thẩm định là phải xem xét cơ cấu huy động vốn của doanh nghiệp có tối ưu hay không. Do đó, tiêu chí 14 được đánh giá là loại a.

Hiện nay, việc đánh giá và ước lượng về các yếu tố đầu vào và đầu ra của phương án sản xuất kinh doanh của DNVVN còn chưa chính xác và có tính thuyết phục cao, vẫn tiềm ẩn rủi ro cho chi nhánh. Vì vậy, tiêu chí 15 chỉđược đánh giá là loại b.

Qua nghiên cứu thực tế mức độđánh giá của cán bộ thẩm định về các rủi ro có thể xảy đến với chi nhánh, ta thấy việc đánh giá này chỉ mang tính định tính, dựa vào đánh giá chủ quan và kinh nghiệm của các cán bộ thẩm định. Vì vậy, tiêu chí 16 đánh giá các rủi ro có thể xảy ra được xếp vào phương án c. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về tỷ lệ dư nợ ngắn hạn DNVVN có bảo đảm bằng tài sản của chi nhánh trong năm 2008 là:

Với kết quả là 1,09%, tiêu chí 17 được đánh giá là phương án d.

Nhóm tiêu chí phản ánh sự phù hợp của kết quả thẩm định với thực hiện phương án sản xuất kinh doanh

Nhóm tiêu chí này phản ánh một cách rõ nét nhất chất lượng công tác thẩm định cho vay đối với các DNVVN của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Yên Bái trong thời gian qua. Đây cũng là tiêu chí để kiểm nghiệm trên thực tế với việc thẩm định các phương án sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn và thực hiện nghĩa vụ trả nợ của các DNVVN, cụ thể là:

- Về tỷ lệ nợ cần chú ý của DNVVN: Với phân tích ở trên ta thấy tỷ lệ cần chú ý có xu hướng tăng lên và năm 2012 được coi là mức tăng lớn nhất của chi nhánh

Tỷ lệ nợ xấu của DNVVN có bảo đảm bằng tài sản/Dư nợ của DNVVN 13 1.195 = *100% = 1,09%

NHNo&PTNT tỉnh Yên Bái. Theo số liệu thống kê của chi nhánh ta có:

Với kết quả này, tiêu chí 18 được đánh giá là phương án a. - Đối với tỷ lệ nợ xấu của DNVVN

Theo mức chuẩn mà ngân hàng Nhà nước khuyến cáo tỷ lệ “nợ xấu” của ngân hàng chỉ nên ở dưới mức 5%. Trong năm 2012 vừa qua, chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Yên Bái đã có tỷ lệ nợ xấu tương đối cao (4,26%), với kết quả này, tiêu chí 19 được đánh giá là phương án a.

Nhóm tiêu chí khác

- Thời gian thực hiện thẩm định

Với năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, Ban lãnh đạo chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Yên Bái luôn chỉđạo các nhân viên thực hiện việc thẩm định tín dụng đúng thời gian quy định và với mức nhanh nhất có thể để giúp cho doanh nghiệp chủ động về vốn và thời gian, để thực hiện tốt phương án kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, phương án đánh giá của tiêu chí 20 là a.

- Về chi phí thẩm định

Qua nghiên cứu thực tế ở chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Yên Bái cho thấy, khi chi nhánh thực hiện thẩm định thì các DNVVN không phải mất bất kì một khoản chi phí nào, dù có được chi nhánh chấp nhận hay không được chi nhánh chấp nhận cho vay. Do đó phương án đánh giá của tiêu chí 21 là a.

Ngoài các tiêu chí vừa được phân tích và được tính ở trên, còn có nhiều loại Tỷ lệ nợ xấu của DNVVN 51 1.195 = *100% = 4,26% Tỷ lệ dư nợ cần chú ý của DNVVN 43.4 1.195 = *100% =3,63%

tiêu chí khác liên quan đến chất lượng thẩm định tín dụng. Tuy nhiên, các tiêu chí ở trên là các tiêu chí cơ bản và quan trọng nhất để làm căn cứ đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Yên Bái trong thời gian qua.

2.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH TỈNH YÊN BÁI

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNoPTNT chi nhánh tỉnh yên bái (Trang 74 - 80)