KHÁI QUÁT VỀ NHNO &PTNT CHI NHÁNH TỈNH YÊN BÁI

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNoPTNT chi nhánh tỉnh yên bái (Trang 46)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển chi nhánh

Vào những năm 1980 do hậu quả của hơn 30 năm chiến tranh, chính sách cấm vận của Mỹ, cùng với cơ chế tập trung bao cấp, nền kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng, sản suất trì trệ, đời sống nhân dân gặp khó khăn.

Trước bối cảnh đó, Đảng ta đã khởi xướng và lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước thông qua Đại hội VI (tháng 12/1986). Trong đó đổi mới hoạt động ngành Ngân hàng được coi là mũi đột phá trong sự nghiệp đổi mới.

Ngày 26/3/1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghịđịnh số 53/HĐBT hình thành ngân hàng 2 cấp, phân định rõ ranh giới chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước và kinh doanh tiền tệ tín dụng của các Ngân hàng thương mại; Thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng phát triển nông nghiệp. Đây là bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự ra đời của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

Chi nhánh Ngân hàng Phát triển nông nghiệp tỉnh Hoàng Liên Sơn (tiền thân của NHNo&PTNT tỉnh Yên Bái ngày nay) được thành lập theo quyết định số 63/NH - QĐ ngày 07 tháng 7 năm 1988 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là đơn vị thành viên đại diện pháp nhân của Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam.

Được thành lập trên cơ sở kế thừa và tiếp nhận phần lớn bộ máy của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hoàng Liên Sơn và toàn bộ 15 chi nhánh Ngân

hàng nhà nước huyện, thị. Bộ máy điều hành ở chi nhánh Ngân hàng Phát triển nông nghiệp tỉnh gồm các cán bộ chủ yếu là của Phòng Tín dụng nông nghiệp và một số cán bộ từ các Phòng, Ban chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, Quỹ tiết kiệm tỉnh.

Ngày 12 tháng 8 năm 1991 kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá VIII đã quyết định chia tỉnh Hoàng Liên Sơn thành 2 tỉnh Yên Bái và Lao Cai. Trên cơ sở đó Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Yên Bái được thành lập theo Quyết định số 33/ NH-QĐ ngày 30 tháng 8 năm 1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.

Từ khi thành lập đến nay Ngân hàng phát triển nông nghiệp đã trải qua 3 lần đổi tên cho phù hợp yêu cầu nhiệm vụ từng thời kỳ:

- Giai đoạn từ 1988-1996 có tên là: Ngân hàng phát triển nông nghiệp

- Giai đoạn từ 1991-1996: Ngày 14 tháng 11 năm 1990 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ra quyết định số 400/CT chuyển ngân hàng chuyên doanh Phát triển Nông nghiệp Việt Nam theo Nghịđịnh số 53-HĐBT thành Ngân hàng thương mại Quốc doanh lấy tên là Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.

Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với các thành phần kinh tế, chủ yếu là trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp. Đánh dấu thời kỳ Ngân hàng Nông nghiệp chính thức ra “ở riêng”.

- Giai đoạn từ năm 1997 đến nay: theo Quyết định số 280/QĐ-NHNN ngày 15/10/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đổi tên thành NH No&PTNT Việt Nam. Ngoài chức năng vốn có của Ngân hàng thương mại, NH No&PTNT được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước..

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy và nhiệm vụ của các phòng ban

Hiện nay, cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Yên Bái được thể hiện qua sơđồ 2.1. Đứng đầu là giám đốc chi nhánh, sau đó là ba Phó giám đốc phục trách ba mảng công việc khác nhau của chi nhánh và các chi nhánh cấp III trực thuộc. Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban cụ thể như sau:

Phòng tín dụng * Chức năng:

Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân, tổ chức để huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ , xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của NHNN và hướng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam.

* Nhiệm vụ:

+ Khai thác nguồn vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ khách hàng là các cá nhân và tổ chức.

+ Hỗ trợ, tiếp thị khách hàng, phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác để tiếp thị các sản phẩm dịch vụ mới, bán chéo sản phẩm dịch vụ, chăm sóc khách hàng.

+ Thực hiện nghiệp vụ cho vay, thu nợ, bảo lãnh và xử lý các giao dịch đối với khách hàng.

Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ

* Chức năng:

Phòng kiểm tra, kiểm toán nộ bộ có chức năng là kiểm tra giám sát việc chấp hành quy định nghiệp vụ kinh doanh của pháp luật và của ngân hàng Nhà nước, giám sát việc chấp hành các quy định của NHNo&PTNT Việt Nam về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.

* Nhiệm vụ:

an toàn trong hoạt động tiền tệ, hoạt động tín dụng, các dịch vụ khác của Ngân hàng. + Giám sát, kiểm tra việc chấp hành các quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật, của NHNo&PTNT Việt Nam, Ngân hàng Nhà Nước.

+ Kiểm tra độ chính xác của các báo cáo tài chính, báo cáo cân đối kế toán, việc tuân thủ các nguyên tắc chếđộ về chính sách, quy định kế toán theo quy định của Nhà nước và Ngân hàng.

+ Giải quyết các đơn thư, khiếu nại liên quan đến hoạt động của Chi nhánh trực thuộc, các phòng giao dịch trong phạm vi quyền hạn của mình theo sự phân cấp của Tổng Giám đốc Ngân hàng.

+ Thực hiện các báo cáo chuyên đề các báo cáo thường kỳ cũng như xây dựng chương trình làm việc kiểm tra định kỳđối với các phòng ban và các Ngân hàng cơ sở.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc NHNo&PTNT tỉnh Yên Bái phân công và chỉđạo.

Phòng điện toán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Chức năng:

Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của Chi nhánh.

* Nhiệm vụ:

+ Thực hiện quản lý về mặt công nghệ và kỹ thuật đối với toàn hệ thống công nghệ thông tin của Chi nhánh theo thẩm quyền được giao.

+ Quản lý hệ thống giao dịch trên máy, thực hiện đóng mở, đóng giao dịch Chi nhánh hàng ngày, nhận chuyển giao ứng dụng các dữ liệu tham số mới nhận từ NHNo&PTNT. Thiết lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao dịch, phối hợp với các phòng liên quan để đảm bảo thông suốt các hoạt động của Chi nhánh.

Phòng kế toán ngân quỹ

* Chức năng:

Thực hiện chức năng hạch toán kế toán và thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, cung cấp các dịch vụ Ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch theo quy định của Nhà nước và của NHNo&PTNT tỉnh Yên Bái. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy . Quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên, thực hiện tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng. Quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt, ứng và thu tiền cho các quỹ các điểm giao dịch và các Chi nhánh ngân hàng cấp 3.

* Nhiệm vụ:

+ Phối hợp với phòng thông tin điện toán quản lý hệ thống giao dịch trên máy. Thực hiện mởđóng giao dịch Chi nhánh hàng ngày. Nhận các dữ liệu tham số mới nhất từ NHNo&PTNT Việt Nam. Thiết lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao dịch.

+ Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng

+ Thực hiện công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử liên Ngân hàng.

+ Quản lý thông tin và khai thác thông tin

+ Thực hiện chức năng kiểm soát các giao dịch trong và ngoài quầy theo thẩm quyền, kiểm soát lưu trữ chứng từ, tổng hợp liệt kê các giao dịch, đối chiếu lập báo cáo và phân tích báo cáo cuối ngày của giao dịch viên; làm báo cáo, đóng nhật ký chứng từ theo quy định.

+ Quản lý an toàn kho quỹ ( an toàn về tiền mặt VNĐ và ngoại tệ, thẻ trắng, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp...) theo đúng quy định của NHNN và NHNo&PTNTVN.

Phòng nguồn vốn, kế hoạch tổng hợp

* Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt đọng kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động của Chi nhánh.

* Nhiệm vụ:

Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh xây dựng kế hoạch kinh doanh và giao chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh theo định kỳđến các đơn vị trong toàn Chi nhánh, theo dõi, phân tích, tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của các đơn vị trực thuộc và của toàn Chi nhánh theo chỉ đạo của ban Giám đốc, làm đầu mối tổng hợp báo cáo và lập báo cáo theo quy định.

Phòng hành chính nhân sự

* Chức năng:

Là phòng nghiệp vụ thục hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo cán bộ tại Chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước và quy định của NHNo&PTNTVN. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Thực hiện công tác bảo vệ, an ninh, an toàn trong toàn Chi nhánh.

* Nhiệm vụ:

+ Thực hiện quy định của Nhà nước và của NHNo&PTNT Việt Nam có liên quan đến chính sách cán bộ về tiền lương, BHXH, bảo hiểm y tế ...

+ Thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều đọng, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền của Chi nhánh.

+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ, nhân viên Chi nhánh. (Xem sơđồ 2.1)

Sơđồ 2.1: B máy t chc ca NHNo&PTNT chi nhánh tnh Yên Bái Phó giám đốc 1 Chi nhánh cấp 3 và các phòng giao dịch Phòng tín dụng Phó giám đốc 2 Phó giám đốc 3 Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ Phòng hành chính nhân sự Phòng điện toán Phòng kế toán, ngân quỹ Nguồn vốn kế hoạch tổng hợp Giám đốc

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Yên Bái

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Yên Bái là một chi nhánh thuộc NHNO&PTNT Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 63/NH-QĐ ngày 07 tháng 7 năm 1988 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Vào thời điểm hiện tại tổng số lao động của toàn chi nhánh là 427 người. Trong đó nam giới là: 185 người chiếm tỷ lệ 43,3 %; Nữ giới là 242 người chiếm tỷ lệ 56,7%; Về trình độ chuyên môn: Cao học 2 người ( 0,5% ); Đại học và cao đẳng 311 người (72,8%); Trung cấp 72 người (16,9%); Nhân viên kỹ thuật là 39 người (9,1%). Trong những năm vừa qua, chi nhánh đã phát huy mọi khả năng có thể để đạt được kế hoạch đã đặt ra, và đã đạt được một số kết quả khả quan trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Tình hình huy động vốn được thể hiện qua bảng 2.1. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng 2.1 ta thấy được nguồn vốn được huy động tăng dần qua các năm gần đây, cụ thể là: Năm 2009 tổng nguồn vốn huy động chỉ đạt 1.451 tỷ đồng, nhưng sang đến năm 2011 đã đạt được 1.950 tỷđồng tăng hơn so với năm 2009 là 499 tỷđồng tương ứng tăng 34,4%.

Trong cơ cấu vốn huy động, tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng luôn có tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2009 tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng mới chỉ đạt là 913 tỷđồng chiếm tỷ trọng là 63%, nhưng sang đến năm 2011 đã lên tới 1.515 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 78%. Với sự tăng nhanh của nguồn tiền gửi này, sẽ là nguồn bổ sung quan trọng trong việc tài trợ cho nguồn vốn vay ngắn hạn của ngân hàng. Đứng thứ hai là khoản tiền gửi có kỳ hạn >= 12 tháng cũng có xu hướng tăng dần, cụ thể năm 2009 tiêu chí này đạt ở mức 233 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 16%, nhưng sang đến năm 2011 tiêu chí này đã đạt ở mức 146 tỷ đồng và tỷ trọng tương ứng là 7%. Sự tăng lên của nguồn tiền này có ý nghĩa quan trọng trong việc bổ sung vào nguồn vốn cho vay trung và dài hạn của của ngân hàng. Tuy nhiên tỷ trọng của nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn còn khá khiêm tốn nó ảnh hưởng đến khả năng tự chủ về mặt nguồn vốn của Ngân hàng.

Bng 2.1: Ngun vn theo thi hn huy động t năm 2009 - 2012 VT: Tỷ đồng Tiêu chí 2009 2010 2011 2012 Tăng, giảm tương đối (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng % Số tuyệt đối Tỷ trọng % Số tuyệt đối Tỷ trọng % Số tuyệt đối Tỷ trọng % 10/09 11/10 12/11 Tiền gửi không kỳ hạn 305 21 330 19 289 15 615 21 8.2 -12.4 112.8 Tiền gửi có kỳ hạn <12 tháng 913 63 1172 67 1515 78 2090 70 28.4 29.3 37.9 Tiền gửi có kỳ hạn >= 12 tháng 233 16 243 14 146 7 279 9 4.3 -39.9 92 Tổng nguồn vốn 1451 100 1745 100 1950 100 2984 100 20.3 11.7 53

Nếu phân loại nguồn vốn theo tính chất huy động, thì ta có bảng 2.2. Trong bảng 2.2 cho chúng ta thấy được năm 2009 tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất là 67,8%, tương ứng là 984 tỷ đồng, tiếp theo là tiền gửi của TCKT, XH chiếm 31,9% tương ứng là 463 tỷ đồng, và đứng cuối cùng là tiền gửi của các TCTD là 0,3%, tương ứng là 4 tỷđồng. Tiền gửi dân cư tăng dần qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Yên Bái. năm 2012 tiền gửi của dân cư tăng nhanh, do đó chiếm tỷ trọng lớn nhất đạt 82,9% tương ứng là 1.617, sau đó là tiền gửi của các TCKT, XH chiếm tỷ trọng là 16,8%, tương ứng 328 tỷ đồng và đứng cuối cùng là tiền gửi của các TCTD khác, chỉ chiếm tỷ trọng 0,3% tương ứng 5 tỷđồng. Nguyên nhân tỷ trọng tiền gửi dân cư tăng đột biến và chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nguồn vốn là do năm 2011 lãi suất huy động của ngân hàng tăng cao, đã làm cho người dân đổ xô tới ngân hàng để gửi tiền. Mặt khác, càng thể hiện rõ người dân ngày càng tin tưởng vào uy tín của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Yên Bái. Đây vừa là một thuận lợi và cũng vừa là một thách thức đối với Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Yên Bái. Thuận lợi là Ngân hàng có thể chủ động trong việc cấp tín dụng cho các thành phần kinh tế do có nguồn vốn ổn định và tăng trưởng đều qua các năm nhưng bên cạnh đó Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Yên Bái cũng chịu áp lực không nhỏ trong việc rủi ro lãi suất do Chi nhánh đã huy động một khối lượng nguồn vốn lớn với lãi suất cao trong một thời gian ngắn.

Bng 2.2: Phân loi ngun vn huy động t năm 2009 - 2012 ĐVT: Tỷ đồng Tiêu chí 2009 2010 2011 2012 Tăng, giảm tương đối (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng % Số tuyệt đối Tỷ trọng % Số tuyệt đối Tỷ trọng % Số tuyệt đối Tỷ trọng % 10/09 11/10 12/11 1.Tiền gửi dân cư 984 67,8 1.300 74,5 1.617 82,9 2.238 75 32,1 24,4 38,4

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNoPTNT chi nhánh tỉnh yên bái (Trang 46)