Nhóm hàng tiêu dùng 100%

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại Nghiên cứu vận dụng tại Sở giao dịch INHNo&PTNT VN (Trang 41 - 45)

30% 43% 27% 16% 16,2% 22% 6,2% Hàng nhập khẩu - Nhóm hàng máy móc, thiết bị và phụ tùng - Nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu

- Nhóm hàng tiêu dùng 100% 100% 32,6% 63,5% 3,9% 100% 17,2% 13,9% 0%

(Nguồn: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX).

Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001- 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2001-2005 là những căn cứ quan trọng để NHNo&PTNT VN nói chung và SGD I nói riêng định hướng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng mình.

3.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI SỞ GIAO DỊCH I - NHNO&PTNT VIỆTNAM NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU. NAM NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU.

Sau một thời gian thực tập tại SGDI - NHNo&PTNTVN, em xin đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hơn nữa hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I như sau:

3.1.1. Giải pháp thu hút nguồn vốn

Nguồn vốn luôn đóng một vai trò quan trọng đối với hoạt động của SGD I, nó là cơ sở để phát triển hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng.

Trong thời gian qua, nguồn vốn huy động tại Sở không ngừng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, do giá USD không ngừng tăng trong suốt năm 2002 và những tháng đầu năm 2003 làm cho nhu cầu vay VND tăng mà Sở khó có thể đáp ứng. Thêm vào đó, đang có sự cạnh tranh gay gắt về nguồn vốn huy động ở các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội làm cho các ngân hàng không ngừng tăng lãi suất huy động của mình để thu hút khách hàng. Để có thể cạnh tranh được với các ngân hàng khác thì Sở I không chỉ tăng lãi suất huy động mà còn phải không ngừng đa dạng hoá các hình thức huy động vốn bằng cách xử lý linh hoạt lãi suất, thời hạn gửi, miễn phí dịch vụ, cung cấp thông tin, tư vấn khách hàng và nhiều dịch vụ chăm sóc khách hàng khác.

3.1.1.1. Đa dạng hoá hình thức huy động vốn.

Sở phải nhanh chóng đa dạng các dịch vụ huy động nguồn vốn như : tiền gửi

thanh toán, kỳ phiếu, huy động bằng nhiều loại ngoại tệ khác ngoài USD, huy động tiết kiệm bằng vàng, đến tận nhà khách hàng hoặc cơ quan khách hàng thu tiền để

phục vụ những khách hàng không có nhiều thì giờ để đến ngân hàng gửi tiền., có dịch vụ huy động tiết kiệm ngoài giờ với lãi suất thấp hơn hoặc có một khoản phí nhỏ...

Thêm vào đó, Sở cũng đa dạng hoá các hình thức trả lãi : trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi bậc thang...

Sở cũng cần cung cấp thêm các dịch vụ bổ trợ để tăng thêm giá trị sản phẩm như : triển khai trương trình cung cấp thông tin về theo yêu cầu của khách hàng về số

dư tiền gửi, tiền vay, hoạt động tài khoản của khách hàng, lãi suất, tình hình tỷ giá, giá cả trong ngoài nước...

Thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và cung cấp thêm các dịch vụ bổ trợ sẽ giúp Sở có thêm nhiều nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ phục vụ cho hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu.

3.1.1.2. Biện pháp thu hút nguồn ngoại tệ.

Hiện nay, hoạt động kinh doanh ngoại tệ chủ yếu tại Sở là để phục vụ cho nhu cầu mở L/C, chuyển tiền và nhờ thu của khách hàng. Để đáp ứng tốt nhu cầu này, trong thời gian tới, Sở cần tăng cường hoạt động mua bán ngoại tệ để phục vụ cho hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại Sở:

- Với doanh nghiệp xuất khẩu thu ngoại tệ, ngân hàng nên khuyến khích họ bán lại số ngoại tệ chưa dùng cho ngân hàng và sẽ cho họ hưởng lãi suất ưu đãi khi vay lại ngoại tệ để thanh toán.

- Tham gia tích cực vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Thị trường liên ngân hàng là thị trường mua bán ngoại tệ giữa các NHTM được phép kinh doanh ngoại tệ với mục đích điều hoà nguồn ngoại tệ giữa nơi thừa và nơi thiếu. Việc tham gia vào thị trường này sẽ giúp Sở bổ sung được nguồn vốn khi cần thiết nhằm đáp ứng đầy đủ và nhanh nhất nhu cầu tín dụng phục vụ xuất nhập khẩu tại Sở.

3.1.1.3. Mở rộng mạng lưới kinh doanh.

Việc mở rộng mạng lưới kinh doanh không những giúp Sở huy động vốn nhiều hơn và dễ dàng hơn mà còn giúp sản phẩm, dịch vụ đến được tay khách hàng và mục tiêu lợi nhuận của Sở trở thành hiện thực. Để cung ứng sản phẩm, dịch vụ của Sở đến từng khách hàng thì việc lựa chọn kênh phân phối nào cho phù hợp là điều cần thiết. Để thực hiện tốt việc phân phối sao cho khối lượng sản phẩm, dịch vụ cung ứng được nhiều mà không lãng phí nguồn nhân lực, Sở giao dịch I cần phải:

- Mở rộng thêm quy mô của Sở: Do đặc điểm của Sở là tín dụng xuất nhập khẩu

tập trung vào khách hàng là các DNNN và công ty lớn nên không cần mở thêm nhiều chi nhánh mà chỉ cần mở rộng thêm quy mô của Sở là vừa đủ.

- Mở rộng thêm các chi nhánh loại 4, các phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn nội tệ và ngoại tệ từ dân cư. Địa điểm của những quỹ tiết kiệm, phòng giao dịch này phải thuận tiện về giao thông và nằm ở những nơi dân cư đông đúc và có nhu cầu giao dịch với ngân hàng nhiều để giảm sự đi lại cho khách hàng.

3.1.1.4. Biện pháp khác.

- Sở cần nhanh chóng và tích cực thu hút thêm khách hàng là các công ty có nguồn tiền gửi lớn trên địa bàn Hà Nội. Bên cạnh đó, Sở cũng chú trọng tập trung vào khách hàng lớn là Tổng công ty, khách hàng có nguồn vốn, khách hàng có ngoại tệ để không bị mất khách hàng. Sở cũng cần chủ động bám sát các khách hàng lớn để có chính sách ưu đãi phù hợp nhằm giữ nguồn.

- Đối với tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp, ngoài việc được hưởng lãi suất như quy định, nếu doanh nghiệp nào có số dư tài khoản này lớn thì ngân hàng có thể khuyến mại bằng cách giảm phí dịch vụ thanh toán hoặc tặng quà...

3.1.2. Hoàn thiện và đa dạng hoá các hình thức tín dụng xuất nhậpkhẩu. khẩu.

Các hình thức tín dụng xuất nhập khẩu của Sở trong thời gian qua còn chưa đa dạng, phong phú. Hiện nay, tại SGD I có các hình thức tín dụng chủ yếu sau: mở L/C, cho vay ký quỹ L/C khi sửa đổi tăng giá trị L/C, cho vay thanh toán L/C, cho vay thu mua hàng xuất khẩu; trong đó, các hình thức tín dụng xuất khẩu rất hạn chế, chủ yếu là các hình thức tín dụng nhập khẩu. Hình thức chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất tuy đã có quy chế thực hiện nhưng hình thức tín dụng này tại Sở vẫn chưa được thực hiện tại Sở.

Trong thời gian tới, Sở có thể hoàn thiện và đa dạng hoá các hình thức tín dụng xuất nhập khẩu theo hướng :

3.1.2.1. Tín dụng xuất khẩu

* Nhanh chóng triển khai nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất

Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất là hình thức tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy tại Sở hiện nay đã có quy chế thực hiện hình thức chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất nhưng hình thức tín dụng này vẫn còn ít được thực hiện.

Để thu hút thêm nhiều khách hàng xuất khẩu đến với mình, Sở cần phải nhanh chóng mở rộng nghiệp vụ này và nếu cần Sở phải thuê các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm đào tạo thêm các cán bộ thanh toán và tín dụng liên quan đến nghiệp vụ này. Điều này sẽ giúp cho các cán bộ tín dụng thêm những kinh nghiệp cần thiết để phòng tránh rủi ro khi thực hiện nghiệp vụ này.

Khi các doanh nghiệp xuất khẩu muốn xin chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, Sở có thể chiết khấu theo một trong hai cách dưới đây:

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại Nghiên cứu vận dụng tại Sở giao dịch INHNo&PTNT VN (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w