Trên cơ sở lý luận tín dụng xuất nhập khẩu của các NHTM trong chương 1, chương 2 đã đi sâu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của SGD I - NHNo&PTNTVN qua các khía cạnh:
. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNTVN và của SGD I
. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua và triển vọng trong tương lai
. Thực trạng hoạt động tín dụng nhập khẩu của SGDI - NHNo&PTNTVN
Bằng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của Sở giao dịch I- NHNo&PTNTVN đã được nghiên cứu, phân tích trên cơ sở số liệu về nguồn vốn huy động, doanh số cho vay, tình hình thu nợ và dư nợ, quy trình hoạt động, các hình thức cung cấp tín dụng.
Từ đó, ta thấy được những kết quả và tồn tại của hoạt động này tại Sở giao dịch I.
1. Việc đầu tư tín dụng xuất nhập khẩu chưa tương xứng với quy mô hoạt động của Sở giao dịch I một doanh nghiệp được xếp hạng I, có nguồn vốn lớn, nằm trên địa bàn thủ đô có nhiều lợi thế về thu hút nguồn vốn, về con người, môi trường…
2. Sở giao dịch I vẫn chưa quan tâm đến vấn đề này, tiềm ẩn tư tưởng kinh doanh nội tệ đơn thuần, huy động vốn lớn chuyển về Ngân hàng Trung ương để điều hoà vốn cho các tỉnh, các chi nhánh. Do vậy, đến những năm gần đây (năm 1998) Sở I mới mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong khi đã chuyển hoạt động kinh doanh sang cơ chế thị trường từ những năm đầu của thập kỷ 90.
3. Năm 2001 và 2002 Sở I đã quan tâm đến công tác tiếp thị, mở rộng thị phần, có chính sách ưu đãi về phí, lĩa suet cho các dơn vị có hàng nhập .
4. Rủi ro trong thanh toán quốc tế, trong tín dụng đặc biệt là tín dụng xuất nhập khẩu lớn, một số cán bộ còn e dè, chưa mạnh dạn đầu tư. Bên cạnh đó một số chính sách của Nhà nước chưa thực sự ưu tiên cho các khách hàng xuất khẩu nên hạn chế lớn đến việc đầu tư.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH I –NHNO & PTNT VN.
Đường lối kinh tế của Đảng ta là: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững.
Xuất phát từ đường lối kinh tế của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010 khẳng định định hướng phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam :
" Nhà nước có chính sách khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển mạnh những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế; giảm mạnh xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm chế biến và tỷ lệ nội địa hoá cho sản phẩm; nâng dần tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng trí tuệ, hàm lượng công nghệ cao.
Xây dựng các quỹ hỗ trợ xuất khẩu, nhất là đối với hàng nông sản. Khuyến khích sử dụng hàng hoá, thiết bị sản xuất trong nước…Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tiến tới cân bằng xuất nhập. Thực hiện chính sách bảo hộ có lựa chọn, có thời hạn đối với các sản phẩm sản xuất trong nước. Phát triển du lịch quốc tế, xuất khẩu lao động và các dịch vụ thu ngoại tệ khác.
Chủ động và tích cực thâm nhập thị trường quốc tế, chú trọng thị trường các trung tâm kinh tế thế giới, duy trì và mở rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội mở thị trường mới. Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, xúa tiến thương mại, thông tin thị trường bằng nhiều phương tiện và tổ chức thích hợp. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hoạt động môi giới, khai thác thị trường quốc tế".
Chiến lược cũng đưa ra định hướng cụ thể cho hoạt động xuất khẩu của từng ngành:
Đối với ngành nông nghiệp : " Đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt 9 - 10 tỷ USD, trong đó thuỷ sản chiếm khoảng 3,5 tỷ USD".
Đối với ngành công nghiệp :" Đến năm 2010, giá trị xuất khẩu công nghiệp chiếm 70- 75% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tỷ lệ nội địa hoá trong sản xuất xe cơ giới, máy và thiết bị đạt 60- 70%; công nghiệp điện tử thông tin trở thành ngành mũi nhọn; chế biến hầu hết nông sản xuất khẩu; công nghiệp hàng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu trong nước và tăng nhanh xuất khẩu".
Đối với các ngành dịch vụ: " Phát triển mạnh thương mại, nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động để mở rộng thị trường trong nước và hội nhập quốc tế có hiệu quả. Phát triển thương mại điện tử. Nhà nước, các hiệp hội, các doanh nghiệp phối hợp tìm kiếm, mở rộng thị trường cho sản phẩm Việt Nam".
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005 là bước quan trọng trong việc thực hiện chiến lược 10 năm 2001- 2010. Hoàn thành kế hoạch này sẽ góp phần thực hiện tốt Chiến lược 10 năm đã đề ra. Kế hoach này đã đưa ra định hướng phát triển kinh tế đối ngoại mà đặc biêt là hoạt động xuất nhập khẩu như sau:
" Tăng nhanh tổng kim ngạch xuất khẩu, bảo đảm nhập khẩu những vật tư, thiết bị chủ yếu, có tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh. tạo thị trường ổn định cho một số mặt hàng nông sản thực phẩm và hàng công nghiệp có khả năng cạnh tranh; tìm kiếm thị trường cho mặt hàng xuất khẩu mới. Nâng cao chất lượng các mặt hàng
xuất khẩu, tăng thêm thị phần ở các thị trường truyền thống, tiếp cận và mở mạnh các thị trường mới.
Tiếp tục đầu tư, nâng cao chất lượng để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như dầu thô, gạo, cà phê, cao su, hàng thuỷ sản, dệt may, da giầy, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng điện tử và linh kiện điện tử, phần mềm máy tính...Đẩy mạnh xuất khẩu lao động".
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005 cũng đưa ra những chỉ tiêu định hướng cần thực hiện sau:
Bảng 6 : Kế hoạch tăng kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2001- 2005
Chỉ tiêu Tỷ trọng Tốc độ tăng bình quân hàng năm
Hàng xuất khẩu