Thành tựu & hạn chế trong hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I.

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại Nghiên cứu vận dụng tại Sở giao dịch INHNo&PTNT VN (Trang 34 - 38)

dịch I.

2.3.5.1. Thành tựu

Sở đã chủ động tìm kiếm khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ thanh toán quốc tế mở rộng dịch vụ thanh toán quốc tế để tạo cơ sở cho mở rộng tín dụng xuất nhập khẩu. Để mở rộng thị phần và đa dạng các hình thức đầu tư, trong năm 2001-2002, Sở đã tiếp cận các công ty của Tổng công ty 90 - 91 để thẩm định và cho vay vốn.

Sở cũng tiến hành phân tích thực trạng tín dụng hàng năm, phân loại nợ, phân loại khách hàng để có chính sách ưu đãi, mở rộng đầu tư... Sở đã có thêm nhiều khách

hàng mới có nhu cầu vốn lớn để thu mua chế biến hàng xuất khẩu và nhập khẩu nguyên vật liệu.

Chủ động tìm các giải pháp để thu hút vốn : Thực hiện các hình thức thu hút đa dạng như tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu... Đặc biệt Sở giao dịch I đã hình thành một tổ nghiên cứu diễn biến thị trường vốn trên địa bàn Hà Nội ( qua khảo sát thực tế và kết hợp chặt với tổ nghiên cứu thị trường giá cả của ban thời sự VTV1 Đài truyền hình Việt Nam, Ban biên tập thông tin thương mại ngân hàng thuộc phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) và thế giới (qua Internet)nhắm bắt kịp thời diễn biến phức tạp của thị trường để đưa ra những quyết định kịp thời (9h sáng hàng ngày Sở giao dịch I phát hành biểu lãi suất huy động và cho vay của tất cả các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội và giá cả thị trường và đôla, vàng để nội bộ tham khảo).

Trả lãi huy động linh hoạt : Trả lãi trước, sau, bậc thang. Đặc biệt mỗi khi chủ động phát hành kỳ phiếu trước các ngân hàng bạn. Tính toán kỹ tỷ trọng tiền gửi tiêt kiệm, kỳ phiếu đến hạn phải nhỏ nhất để tránh rủi ro đảo tiền gửi của khách hàng, tránh tình trạng ”gậy ông đập lưng ông” trong huy động vốn.

Huy động vốn vào chiều tối là sản phẩm thu hút vốn có hiệu quả của Sở giao dịch I trong thời gian qua, đánh đúng vào tâm lý người gửi, đặc biệt là những người làm việc thực sự vào giờ hành chính và những hộ buôn bán không có thời gian rảnh trong giờ hành chính để gửi tiền...

Thực hiện việc cho vay, huy động vốn tại nhà, tại trụ sở cơ quan nếu khách hàng yêu cầu; Giảm chi phí thanh toán thu hút nguồn tiền gửi thanh toán của khách hàng truyền thống.

Thường xuyên bám sát khách hàng có nguồn vốn lớn để có chính sách ưu đãi phù hợp.

Coi trọng công tác tiếp thị: Cử cán bộ thường xuyên tiếp cận với các Tổng công ty. Đã thành lập phòng “Chăm sóc khách hàng” thực hiện nghiên cứu chi tiết khách hàng.Nhập dữ liệu hồ sơ vi tính đầy đủ của khách hàng có quan hệ với Sở giao dịch I .

Mở rộng thị phần đa dạng hoá các hình thức đầu tư. Tiếp cận và đầu tư vốn cho một số Công ty Tài chính thuộc Tổng công ty 90-91, cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên. Đặc biệt, Sở giao dịch I đã áp dụng có kết quả thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, mạnh dạn nghiên cứu nghiệp vụ cho thuê tài chính (Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/05/2001 của Chính phủ...

Sở đã áp dụng hình thức huy động đa dạng (tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu...), thực hiện trả lãi huy động linh hoạt nên nguồn vốn huy động tại Sở năm 2002 tăng mạnh. Việc nguồn vốn huy động dồi dào sẽ tạo điều kiện để Sở thực hiện cho vay xuất nhập khẩu.

Sở tích cực xử lý nợ quá bằng cách phân công cán bộ cho vay trực tiếp bám sát các đơn vị có nợ quá hạn để đôn đốc thu nợ và có biện pháp xử lý theo chế tài tín dụng. Bên cạnh đó, Sở còn thành lập các nhóm để thực hiện thu hồi nợ quá hạn, theo dõi và đôn đốc thu nợ đến hạn. Chính vì vậy mà trong năm 2002, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của Sở giảm xuống.

2.3.5.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của Sở còn một số hạn chế nhất định làm ảnh hưởng phần nào đến sự phát triển hoạt động tín dụng tại Sở trong thời gian qua. Những mặt chưa được trong hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại Sở thể hiện:

NHNo đã có hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất nhưng triển khai còn chưa sâu rộng, chưa có chiến lược cụ thể. Nguyên nhân một phần là do Sở chưa chủ động trong cân đối ngoại tệ và nguyên nhân khách quan là do sự biến động tỷ giá ngoại tệ trong thời gian qua làm cho ngân hàng e ngại khi thực hiện nghiệp vụ này.

Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại Sở khối lượng còn thấp và hình thức chưa phong phú. Doanh số cho vay xuất nhập khẩu trung, dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ,

không đáng kể. Hoạt động tín dụng xuất khẩu của Sở I chưa nhiều nên khối lượng thanh toán hàng xuất qua Sở còn thấp. Tại Sở hiện nay chủ yếu là tín dụng nhập khẩu. Khách hàng được Sở cung cấp tín dụng xuất nhập khẩu chưa đa dạng, chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước nên Sở dễ bị sức ép từ phía khách hàng về lãi suất, phí thanh toán. Mặt khác, việc tập trung dư nợ vào một số ít khách hàng sẽ không có lợi cho phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu ở Sở còn chưa có chiến lược cụ thể. Việc khai thác nguồn ngoại tệ phục vụ cho tín dụng và thanh toán còn hạn chế. Sở cũng chưa có bộ phận riêng làm nghiệp vụ tín dụng xuất nhập khẩu mà nghiệp vụ còn lẫn vào bộ phận thanh toán và tín dụng nói chung. Điều này sẽ làm cho sở gặp khó khăn trong việc phát triển hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu.

Công tác tiếp thị đã được Sở quan tâm nhưng kết quả chưa cao vì việc thực hiện marketing chưa đều khắp cơ sở.

Trên đây là một số hạn chế trong hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I. Trong thời gian tới, khi được sự hỗ trợ của NHNo&PTNTVN, của NHNN và Chính phủ thì hoạt động này tại Sở chắc chắn sẽ phát triển hơn nhiều.

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại Nghiên cứu vận dụng tại Sở giao dịch INHNo&PTNT VN (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w