Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm vitamin, chất khoáng và acid amin lên năng suất và chất lượng trứng gà giống hisex brown giai đoạn 2032 tuần tuổi (Trang 57 - 59)

Hiệu quả kinh tế được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6 Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm

Nghiệm thức NT1 NT2 NT3 ĐC

Số ngày thí nghiệm, ngày 91 91 91 91

Số gà thí nghiệm, con 720 720 720 720 Tỷ lệ đẻ bình quân, % 88,11 86,55 86,24 87,43 Khối lượng trứng, g 52,64 52,68 52,75 52,54 Tiêu tốn thức ăn/gà/ngày, g 99,04 102,53 100,41 101,32 Tổng số lượng trứng 57.238 56.544 56.419 57.114 Số lượng thức ăn sử dụng, kg 6.435,95 6.699,77 6.569,17 6.619,37 Chi phí thức ăn, đồng 61.141.525 63.647.815 62.407.115 62.884.015 Chi phí chế phẩm bổ sung, đồng 600.000 1.200.000 600.000 0 Tổng chi phí, đồng 61.741.525 65.447.815 63.007.115 62.884.015 Tiền thu do bán trứng, đồng 103.028.400 101.779.200 101.554.200 102.805.200

Chênh lệch thu chi, đồng 41.286.875 36.331.385 38.547.085 39.921.185

Ghi chú: giá thức ăn hỗn hợp: 9500 đồng/kg; Giá chế phẩm A và B: 200.000 đồng/L; Giá trứng: 1800 đồng/trứng.

Chi phí thức ăn cho cả đợt thí nghiệm: chi phí thức ăn của NT2 (63.647.815 đồng) là cao nhất trong các nghiệm thức, kế đến là ĐC (62.884.015 đồng), NT3 (62.407.115 đồng) và thấp nhất là NT1 (61.141.525 đồng). Do tiêu tốn thức ăn g/con/ngày của NT2 là cao nhất nên chi phí thức ăn cao nhất.

Chênh lệch thu chi: so với ĐC thì NT1 có chênh lệch thu chi cao hơn và cao nhất trong tất cả các nghiệm thức, NT2 và NT3 thấp hơn ĐC, và NT2 có chênh lệch thu chi thấp nhất trong tất cả các nghiệm thức.

Chênh lệch thu chi của NT1 (41.286.875 đồng) là cao nhất trong các nghiệm thức. Tuy có thêm chi phí sử dụng chế phẩm A (100 ml/30 L nước uống) nhưng NT1 có tỷ lệ đẻ cao (88,11%) và tiêu tốn thức ăn g/con/ngày thấp (99,04 g). Kế đến là ĐC (39.921.185 đồng) tuy không tốn chi phí sử dụng chế phẩm nhưng ĐC có tỷ lệ đẻ (87,43%) thấp hơn so với NT1 (88,11%) và tiêu tốn thức ăn g/con/ngày (101,32 g) cao hơn so với NT1 (99,04 g).

Nghiệm thức bổ sung chế phẩm B (NT3) (38.547.085 đồng) tuy có tỷ lệ đẻ thấp nhất (86,24%) và tốn chi phí sử dụng chế phẩm nhưng NT3 có tiêu tốn thức ăn g/con/ngày (100,41 g) thấp hơn so với NT2 (102,53 g) nên chênh lệch thu chi của NT3 cao hơn so với NT2 (36.331.385 đồng).

Chênh lệch thu chi thấp nhất là NT2 (36.331.385 đồng). Do có tỷ lệ đẻ thấp (86,55%) và tiêu tốn thức ăn g/con/ngày (102,53 g) cao nhất trong các nghiệm thức.

Chênh lệch thu chi ở cả hai nghiệm thức NT3 và NT2 đều thấp hơn so với đối chứng do cả hai nghiệm thức đều tốn chi phí cho việc bổ sung chế phẩm, NT3 bổ sung chế phẩm B (600.000 đồng), NT2 bổ sung chế phẩm A (1.200.000 đồng) trong khi đó đối chứng không tốn chi phí này. Thêm vào đó tỷ lệ đẻ của hai nghiệm thức NT2 và NT3 thấp hơn so với ĐC dẫn đến tiền thu từ việc bán trứng thấp hơn ĐC.

Qua bảng hiệu quả kinh tế của thí nghiệm (Bảng 4.6) có thể thấy việc bổ sung chế phẩm A với liều 100 ml/30 L nước uống là có hiệu quả kinh tế nhất, do chi phí thức ăn thấp nhất, năng suất lại cao nhất trong các nghiệm thức.

Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm vitamin, chất khoáng và acid amin lên năng suất và chất lượng trứng gà giống hisex brown giai đoạn 2032 tuần tuổi (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)