Theo Bùi Thanh Hà (2005) thì acid amin gồm hai nhóm chính: acid amin thay thế và acid amin không thay thế. Acid amin thay thế là những acid amin mà cơ thể gia cầm có thể tự tổng hợp được có khoảng 13 acid amin từ các sản phẩm trung gian trong quá trình trao đổi acid amin, acid béo và từ hợp chất có chứa amino. Acid amin không thay thế hay còn gọi là các acid amin thiết yếu, là nhóm mà cơ thể động vật không thể tự tổng hợp được mà buộc phải cung cấp từ thức ăn.
Theo Robert Blair (2008) có 22 acid amin khác nhau trong cơ thể gia cầm, 10 acid amin trong số đó là acid amin thiết yếu (arginine, methionine, histidine, phenylalanine, isoleucine, leucine, lysine, threonine, tryptophan và valine) những acid amin này gia cầm không thể tổng hợp mà phải cung cấp từ thức ăn, những acid amin khác thì gia cầm có thể tự tổng hợp được.
2.3.1 Lysine
Theo Nguyễn Duy Hoan và ctv (1999) cho rằng lysine là một trong 10 acid amin thiết yếu, quan trọng nhất đối với cơ thể gia cầm. Nó có tác dụng làm tăng sinh trưởng, tăng sức sản xuất trứng, cần thiết cho tổng hợp nucleproteit hồng cầu cho sự trao đổi bình thường của azot, tạo sắc tố melanin của lông, da. Nếu thiếu lysine sẽ làm đình trệ sự phát triển, giảm năng suất trứng, thịt của gia cầm, làm giảm lượng hồng cầu, huyết sắc tố và tốc độ
2.3.2 Methionine
Methionine là loại acid amin có chứa lưu huỳnh (S), nó cũng là một trong những acid amin quan trọng nhất, cùng với lysine, hai acid amin này có giới hạn thứ nhất trong khẩu phần gia cầm có chứa protein nguồn gốc thực vật. Methionine có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của gia cầm, đến chức năng gan và tuyến tụy, có tác dụng điều hoà trao đổi lipid ,chống mỡ hóa gan, tham gia tạo nên serine. Choline và cysteine cần thiết cho sinh sản của tế bào sinh sản (cả tế bào trứng và tinh trùng), nếu thiếu methionine làm cho gia cầm mất tính thèm ăn, thoái hóa cơ, thiếu máu, nhiễm mỡ gan, rụng lông, giảm phân giải chất độc thải ra trong quá trình trao đổi chất.