Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm A với liều lượng khác nhau và chế phẩm B lên tiêu tốn thức ăn của các nghiệm thức được trình bày qua bảng 4.2.
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của việc bổ sung các chế phẩm A, B lên tiêu tốn thức ăn của các nghiệm thức Chỉ tiêu NT1 NT2 NT3 ĐC P SEM TTTĂ, g/gà/ngày 99,04b 102,53a 100,41ab 101,32ab 0,027 3,76 HSCHTĂ, g/trứng 120,55b 129,14a 123,51ab 121,94b 0,009 24,59 HSCHTĂ, kg/kg trứng 2,36b 2,51a 2,40b 2,38b 0,002 0,01
Số lượng dưỡng chất ăn vào
ME, kcal/ngày 277,31b 287,08a 281,15ab 283.70ab 0,031 31,40 Protein, g/ngày 17,73b 18,35a 17,97ab 18,14ab 0,026 0,12
Ghi chú: TTTĂ: Tiêu tốn thức ăn, HSCHTĂ: Hệ số chuyển hóa thức ăn.
Tiêu tốn thức ăn (TTTĂ) là một chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm theo phương thức công nghiệp. Thông qua chỉ tiêu này, có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của đàn gia cầm, chất lượng thức ăn và trình độ nuôi dưỡng, chăm sóc. Dựa vào tiêu tốn thức ăn và năng suất mỗi đàn gia cầm, người ta tính được tiêu tốn và chi phí thức ăn cho một đơn vị sản phẩm chăn nuôi. Vì vậy chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn có một ý nghĩa rất quan trọng trong nghiên cứu cũng như trong sản xuất của ngành chăn
Tiêu tốn thức ăn (g/gà/ngày): bổ sung chế phẩm A với liều 200 ml/30 L nước uống (NT2: 102,53 g/con/ngày) có khuynh hướng làm tăng tiêu tốn thức ăn hay nói cách khác là làm tăng khả năng ăn của gà so với mức bổ sung 100 ml/30 L nước uống (NT1: 99,04 g/con/ngày), tuy nhiên so với đối chứng (ĐC: 101,32 g/con/ngày) và bổ sung chế phẩm B với liều 100 ml/30 L nước uống (NT3: 100,41 g/con/ngày) thì không có sự khác biệt có ý nghĩa (P < 0,05)(Bảng 4.2).
So với tiêu chuẩn về tiêu tốn thức ăn của gà Hisex Brown trong giai đoạn từ 20 – 32 tuần tuổi của công ty Emivest (2010) đưa ra thì tất cả các nghiệm thức đều thấp hơn khuyến cáo. Tuy nhiên mức năng lượng trao đồi trong khẩu phần và tiêu tốn thức ăn của các nghiệm thức lại gần như phù hợp với nhu cầu của gà theo NRC (1994) ở mức năng lượng trao đổi là 2800 kcal/kg trong khẩu phần tương ứng có mức tiêu tốn thức ăn 100 g/con/ngày (NRC, 1994) (Bảng 2.7). Có thể việc bổ sung các chế phẩm vitamin, khoáng và acid amin vào trong nước uống đã góp phần làm tăng tính ngon miệng và giúp cho gà chống stress để duy trì ổn định tiêu tốn thức ăn, trong thành phần chế phẩm A có chứa các vitamin và các acid amin có tác dụng làm tăng tính thèm ăn và giúp tăng tính ngon miệng như: vitamin B2 (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 1999); vitamin B1 (Nguyễn Duy Hoan, 1999); L-Leucine, L-Isoleucine, L- Methionine những acid amin này nếu thiếu sẽ làm giảm tính thèm ăn của gia cầm (Nguyễn Duy Hoan, 2010). Tương tự trong chế phẩm B cũng có chứa các vitamin B1, B2, L-Methionine, ngoài ra trong chế phẩm B còn có những vitamin khác có tác dụng tương tự như vitamin A (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 1999), bên cạnh đó vitamin A còn có tác dụng chống stress (Barroeta, Davin and Baucells, 2012). Trong thành phần của chế phẩm B còn có hai vitamin khác có tác dụng phòng chống stress đó là vitamin C (Bùi Xuân Mến, 2008; Huỳnh Kim Diệu, 2012) và vitamin E, trong nghiên cứu của ÇIFTÇI, NIHAT ERTAS And GÜLER (2005), các tác giả đã kết luận rằng bổ sung những vitamin chống oxy hóa (vitamin C, vitamin E và kết hợp vitamin C + vitamin E) vào trong khẩu phần của gà Leghorn có thể làm giảm bớt stress nhiệt. Ngoài ra vitamin C còn cần thiết cho việc điều hòa sản xuất hormone corticosterone (Sahin et al, 2002 trích dẫn từ Barroeta, Davin and Baucells, 2012), mà hormone corticosterone có vai trò kích thích các quá trình thành lập kháng thể, giúp cho cơ thể chống lại những bất lợi từ môi trường như: nhiệt, sự lạnh, thần kinh căng thẳng, sự mệt nhọc… (Nguyễn Thị Kim Đông, 2007).
Nói đến tác dụng chống stress thì thỉnh thoảng vitamin B1 còn được gọi là “anti - stress vitamin” bởi vì nó có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và cải thiện hoạt động của cơ thể để chống lại điều kiện stress (University of Maryland Medical Center, 2013).
Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ) là một chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi gia cầm, trong chăn nuôi gia cầm ở nước ta, hệ số chuyển hóa thức ăn chính là tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị sản phẩm. Xác định hệ số chuyển hóa thức ăn là cơ sở để tính chi phí thức ăn, một chỉ tiêu quan trọng để xác định giá thành sản phẩm và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm.
Kết quả thí nghiệm cho thấy việc bổ sung chế phẩm vitamin, khoáng và acid amin đã ảnh hưởng đến hệ số chuyển hóa thức ăn (g/trứng) của các nghiệm thức, HSCHTĂ g/trứng cao nhất ở NT2 (129,14 g), kế đến là NT3 (123,51 g), ĐC (121,94 g) và thấp nhất là NT1 (120,55 g) (P < 0,05) (Bảng 4.2). HSCHTĂ của NT2 và NT3 cao hơn so với đối chứng là do tỷ lệ đẻ của NT2 (86,55%) thấp hơn so với đối chứng (87,43%) là 0,88% còn NT3 (86,24%) thấp hơn đối chứng 1,19% và NT1 có hệ số chuyển hóa thức ăn thấp hơn đối chứng do tỷ lệ đẻ cao hơn đối chứng 0,68%. Kết quả này thấp hơn so với thông tin của Bùi Xuân Mến (2008) về HSCHTĂ của giống gà Hisex Brown (149 g/trứng) do đàn gà thí nghiệm ăn ít hơn.
Hệ số chuyển hóa thức ăn (kg TĂ/kg trứng): hệ số chuyển hóa thức ăn giữa các nghiệm thức có sự sai khác và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) (Bảng 4.2), điều này cho thấy việc bổ sung chế phẩm các vitamin, khoáng và acid amin đã ảnh hưởng đến hệ số chuyển hóa thức ăn (kg TĂ/kg trứng). Theo đó hệ số chuyển hóa thức ăn (kg TĂ/kg trứng) cao nhất ở NT2 (2,51) kế đến là NT3 (2,40), ĐC (2,38) và thấp nhất là NT1 (2,36) kết quả này ở NT1 tương đương với thông tin của Bùi Xuân Mến (2008) về hệ số chuyển hóa thức ăn của gà Hisex Brown (2,36). Do tiêu tốn thức ăn (g/gà/ngày) của NT1 là thấp nhất trong tất cả các nghiệm thức và tỷ lệ đẻ cao nhất nên hệ số chuyển hóa thức ăn của NT1 là thấp nhất, ngược lại ở NT2 có tiêu tốn thức ăn (g/gà/ngày) cao nhất nhưng tỷ lệ đẻ lại thấp nên NT2 có hệ số chuyển hóa thức ăn cao nhất trong tất cả các nghiệm thức. Đối với NT3 tuy tiêu tốn thức ăn (g/gà/ngày) thấp hơn so với ĐC và NT2 nhưng NT3 có tỷ lệ đẻ thấp nhất trong tất cả các nghiệm thức nên hệ số chuyển hóa thức ăn của NT3 khá cao sau NT2.
Có sự sai khác về lượng ME ăn vào (kcal/ngày) (P < 0,05) (Bảng 4.2). Mức ME ăn vào của các nghiệm thức, cao nhất là NT2 (287,08 kcal/ngày), kế đến là ĐC (283,70 kcal/ngày), NT3 (281,15 kcal/ngày) và thấp nhất là NT1 (277,31 kcal/ngày). Điều này do ảnh hưởng của tiêu tốn thức ăn (g/gà/ngày) ở các nghiệm thức thí nghiệm, Mức năng lượng ăn vào của các nghiệm thức đều thấp hơn so với tiêu chuẩn của Emivest (300,75 kcal/ngày) trong đó thấp nhất là NT1 (277,31 kcal/ngày), cao nhất là NT2 (287,08 kcal/ngày) (Bảng 4.1).
Tương tự như ME, lượng protein ăn vào (g/ngày): cao nhất là NT2 (18,35 g/ngày), tiếp theo là ĐC (18,14 g/ngày), NT3 (17,97 g/ngày) và thấp nhất là NT1 (17,73 g/ngày). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) (Bảng 4.2). So với nhu cầu tiêu chuẩn của Emivest (18,10 g) thì NT1 (17,73 g) có mức protein ăn vào thấp hơn và thấp nhất trong các nghiệm thức, NT2 (18,35 g) có mức protein ăn vào cao hơn nhu cầu và cao nhất trong các nghiệm thức (Bảng 4.1).
4.2.3 Ảnh hƣởng của việc bổ sung chế phẩm thí nghiệm lên năng suất trứng
Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm A và B lên năng suất: tỷ lệ đẻ (%), khối lượng trứng (g) được trình bày qua bảng 4.3.
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm A và B lên năng suất trứng
Nghiệm thức NT1 NT2 NT3 ĐC P SEM
Tỷ lệ đẻ, % 88,11a 86,55b 86,24b 87,43ab 0,004 1,25
Ghi chú: các số trung bình trong cùng một hàng mang chữ số mũ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Tỷ lệ đẻ (%): Tỷ lệ đẻ của gà ở các nghiệm thức lần lượt như sau: NT1 là 88,11%, NT2 là 86,55%, NT3 là 86,24% và ĐC là 87,43%. Trong đó cao nhất là nghiệm thức NT1, thấp nhất là NT3. Tỷ lệ đẻ giữa các nghiệm thức khác biệt nhau không đáng kể nhưng có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Tỷ lệ đẻ của việc bổ sung chế phẩm A với liều lượng 100 ml/30 L nước uống cao hơn so với chế phẩm A pha với liều 200 ml/30 L nước uống (86,55%) và cao hơn so với tỷ lệ đẻ của gà giống Hisex Brown của công ty Emivest (2010) 87,46%. Tuy nhiên kết quả này lại thấp hơn so với kết quả thí nghiệm bổ sung tỏi và mỡ cá tra của Nguyễn Thị Bích Điệp (2011) từ 86,86 - 93,43% do gà trong thí nghiệm của Nguyễn Thị Bích Điệp ăn nhiều hơn gà trong thí nghiệm này nên năng suất cao hơn (109,90 - 117,74 g).
Phân tích theo giai đoạn tuần tuổi (Bảng 4.4), NT1 bổ sung chế phẩm A với liều lượng 100 ml/30 L nước uống đã làm tăng tỷ lệ đẻ ở tuần 24 đến tuần 28 cũng là lúc bắt đầu lần pha thuốc thứ 3, NT2 bổ sung chế phẩm A với liều 200 ml/30 L nước uống làm tỷ lệ đẻ tăng nhẹ từ tuần 26 đến tuần 28 so với đối chứng, NT3 bổ sung chế phẩm B với liều 100 ml/30 L nước uống làm tỷ lệ đẻ cao hơn chuẩn Emivest ở tuần 20 - 21 và cao hơn đối chứng ở tuần 30.
Nhìn theo kết quả toàn thí nghiệm thì NT1 có tỷ lệ đẻ cao hơn đối chứng, NT2 và NT3 thấp hơn đối chứng, nhưng có thể thấy việc bổ sung chế phẩm A với liều 200 ml/30 L nước uống và chế phẩm B với liều 100 ml/30 L nước uống cũng đã có tác động làm tăng tỷ lệ đẻ ở những tuần tuổi nhất định.
Bảng 4.4 Tỷ lệ đẻ (%) của các nghiệm thức qua các tuần tuổi Tuần tuổi Chuẩn Emivest Nghiệm thức NT1 NT2 NT3 ĐC 20 36,0 38,11 33,77 37,96 40,79 21 66,0 75,52 70,62 69,31 72,16 22 88,0 89,28 87,60 85,22 89,15 23 93,0 93,67 92,52 91,55 93,96 24 94,5 95,51 93,87 94,03 94,87 25 95,5 95,70 94,57 93,63 97,47 26 95,5 94,90 94,53 93,10 93,99 27 95,5 94,45 93,95 92,88 93,59 28 95,5 94,80 93,78 93,32 93,63 29 94,7 93,17 91,96 91,74 92,25 30 94,5 93,64 92,55 93,13 92,87 31 94,3 93,62 92,93 92,30 92,69 32 94,1 93,03 92,49 93,00 92,19
4.2.4 Ảnh hƣởng của việc bổ sung chế phẩm lên chất lƣợng trứng
Để có thể thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng về nhiều mặt, thì chất lượng chính là yếu tố hàng đầu, quyết định sản phẩm đó có thu hút người tiêu dùng hay không. Chính vì vậy chất lượng trứng đóng vai trò rất quan trọng
Chất lượng trứng được đánh giá qua các chỉ tiêu như: Khối lượng trứng (g), chỉ số hình dáng (%), màu lòng đỏ, tỷ lệ vỏ trứng (%), tỷ lệ lòng đỏ (%) và tỷ lệ lòng trắng (%). Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm A và B lên chất lượng trứng được trình bày qua bảng 4.5.
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm A và B lên chất lượng trứng
Chỉ tiêu NT1 NT2 NT3 ĐC P SEM
Khối lượng trứng, g/quả 57,11a 56,78a 58,78a 52,11b 0,001 24,53
CSHD, % 79,20 79,73 78,00 80,63 0,47 3,64
Tỷ lệ vỏ, % 15,04 15,67 14,94 15,39 0,76 0,34
TLLĐ, % 22,22 23,32 22,92 23,59 0,41 1,07
TLLT, % 62,74 61,01 62,13 61,01 0,48 2,22
Màu lòng đỏ 7,78 8,22 8,22 7,89 0.06 0,16
Ghi chú: các số trung bình trong cùng một hàng mang chữ số mũ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (P < 0,05); CSHD: Chỉ ố hình dáng; TLLĐ: Tỷ lệ lòng đỏ; TLLT: Tỷ lệ lòng trắng.
Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy việc bổ sung các vitamin, khoáng và acid amin ở hai chế phẩm A và B đã làm ảnh hưởng đến khối lượng trứng của các nghiệm thức ở thời điểm tỷ lệ đẻ đạt 90%.
Khối lượng trứng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng trứng và sản lượng trứng tuyệt đối của gia cầm. Hai giống gà có sản lượng trứng giống nhau nhưng khối lượng trứng khác nhau thì tổng khối lượng trứng rất khác nhau, do đó ảnh hưởng đến thu nhập, sản lượng và giá cả (Bùi Hữu Đoàn và ctv, 2011).
Khối lượng trứng của các nghiệm thức khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) với khối lượng trứng cao nhất là NT3 (58,78 g), kế đến là NT1 (57,11 g), NT2 (56,78 g) và thấp nhất là ĐC (52,11 g). Kết quả này thấp hơn so với tiêu chuẩn của công ty Emivest, tuy nhiên sự chênh lệch này không đáng kể. Ta thấy việc bổ sung chế phẩm vitamin, khoáng và acid amin đã làm tăng khối lượng trứng của các nghiệm thức cao hơn so với đối chứng, trong đó khối lượng trứng ở NT3 là cao nhất.
Kết quả ở NT3 phù hợp với nghiên cứu bổ sung vitamin A vào khẩu phần của gà đẻ với các mức độ 1250 IU/kg, 2500 IU/kg, 5000 IU/kg và 10000 IU/kg thức ăn kết quả cho thấy việc bổ sung các mức độ vitamin A đều có khối lượng trứng cao hơn so với nghiệm thức không bổ sung (Richter et al, 1990 trích dẫn từ Barroeta, Davin and Baucells, 2012); phù hợp với nghiên cứu bổ sung vitamin C vào khẩu phần của gà đẻ, ở cả hai mức độ bổ sung 1000 ppm và 2000 ppm đều cho kết quả khối lượng trứng cao hơn so với nghiệm thức không bổ sung (Ahmed et al, 2008 trích dẫn bởi Barroeta, Davin and Baucells, 2012) và nghiên cứu của Krisnan and Scheiderler (2010) bổ sung choline và folic acid vào khẩu phần của gà leghorn, kết quả cho thấy mức bổ sung 500 ppm choline làm tăng khối lượng trứng (59,7 g) cao hơn đối chứng (59,3 g), nhưng kết quả này ngược lại với nghiên cứu của Müller et al
(2009) bổ sung trên gà Hyline, kết quả của Müller et al (2009) cho thấy bổ sung vitamin K đã làm giảm khối lượng trứng ở mức độ 2 mg/kg, 8 mg/kg và 32 mg/kg có khối lượng trứng lần lượt là 68,36 g, 68,03 g và 67,71 g thấp hơn so với nghiệm thức không bổ sung (68,68 g). Trong thành phần của chế phẩm B có bao gổm những vitamin này, có thể việc bổ sung các vitamin đã làm tăng khối lượng trứng ở NT3.
Sự thiếu hụt các acid amin cũng ảnh hưởng tới khối lượng trứng, khi thiếu 35 - 40% sẽ làm giảm khối lượng trứng (ISA, 2009), kết quả những nghiên cứu của Joly (1995, 1997, 1999, 2001, 2003) dẫn theo ISA (2009) cho thấy rằng khối lượng trứng giảm do thiếu các acid amin (khi các acid amin thiếu khoảng 30 - 35%); trong nghiên cứu của Huyghebaert et al (1991) trên Threonine ở giống gà Isa Brown thương phẩm giai đoạn 34 – 38 tuần tuổi, kết quả thu được mức độ thu nhận Threonine (mg/ngày) càng cao thì khối lượng trứng càng tăng với mức tối ưu là 447 mg/ngày khối lượng trứng đat 59,2 g, ở mức cao hơn 478 mg/ngày thì khối lượng trứng tăng (60,0 g) nhưng tỷ lệ đẻ giảm 0,7%. Một nghiên cứu khác của Bonecamk et al (2010) trên gà Lohman LSL giai đoạn từ 24 đến 60 tuần tuổi, có mức ME ăn vào 280 kcal/gà/ngày, kết quả của Bonecamk et al (2010) cho thấy lượng Lysine ăn vào tăng dần từ 550 mg/gà/ngày đến 800 mg/gà/ngày tương ứng khối lượng trứng tăng dần từ 55 g đến 61,9 g. Sự thiếu hụt của các mức độ Threonine hay các acid amin khác vào gần cuối giai đoạn đẻ làm ảnh hưởng không tốt đến năng suất, tỷ lệ đẻ, hệ số chuyển hoá thức ăn và khối lượng trứng (ISA, 2009) như vậy việc bổ sung các acid amin vào các nghiệm thức đã góp phần làm tăng khối lượng
Điều này rất có ý nghĩa kinh tế vì bình thường những trứng có khối lượng trứng bình thường có giá thấp hơn so với những trứng có khối lượng lớn hơn (Bùi Xuân Mến, 2008).
Qua bảng 4.5 có thể thấy chỉ số hình dáng của các nghiệm thức bổ sung chế phẩm A và B không có sự khác biệt với đối chứng (P > 0,05). Trong đó cao nhất là ĐC (80,63%), kế đến là NT2 (79,73%), NT1 (79,20%) và thấp nhất là NT3 (78,00%). Nhìn chung thì chỉ số hình dáng của các nghiệm thức bổ sung vitamin, khoáng và acid amin đều nằm trong chỉ tiêu trứng có chất lượng tốt và cao hơn của Nguyễn Đức Hưng (2006) (73 - 75%) và Bùi Hữu Đoàn (2009) (71 - 76%), theo Bùi Xuân Mến (2008) thì chỉ số hình dáng đạt 75% là trứng bình thường, chỉ số hình dáng nằm trong khoảng 71 - 76% là chuẩn, tốt (Bùi Hữu Đoàn, 2009). Kết quả này cho thấy việc bổ sung chế phẩm A ở cả 2 liều lượng 100 ml/30 L nước uống và 200 ml/30 L nước uống và chế phẩm B có xu hướng làm tăng chiều rộng của quả trứng, làm cho quả trứng tròn hơn.
Mức độ màu của lòng đỏ trứng là một trong những tiêu chuẩn quan trọng đối với sự tiêu thụ trứng của người tiêu dùng (De Groote, 1964 trích dẫn từ