Thành phần năng suất

Một phần của tài liệu chọn dòng thuần phẩm chất tốt từ thế hệ f6 của thl om5629xtp6 (Trang 38)

Bảng 3.4 Số bông/bụi, hạt chắc /bông, tỷ lệ chắc/bông, trọng lượng 1000 hạt của các cá thể cây F7 STT Tên Cá thể Số bông/ bụi Tổng số chồi Ẩm độ (%) TL hạt chắc/bông (%) TL 1000 hạt (g) 1 THL 13-01-01-05-04-1-1 12 17 11.6 85.4 22.9 2 THL 13-01-01-05-04-1-2 11 17 11.9 89.8 30.7 3 THL 13-01-01-05-04-1-3 10 14 11.9 86.9 29.5 4 THL 13-01-01-05-04-1-4 17 22 11.4 84.0 30.1 5 THL 13-01-01-05-04-1-5 15 20 11.9 88.8 30.7 6 THL 13-01-01-05-04-1-6 15 17 12.2 83.5 29.5 7 THL 13-01-01-05-04-1-7 10 10 11.6 80.8 29.2 8 THL 13-01-01-05-04-1-8 12 15 12.2 80.1 28.5 9 THL 13-01-01-05-04-1-9 10 13 12.2 88.0 29.7 10 THL 13-08-02-02-01-2-1 11 12 11.5 81.8 32.6 11 THL 13-08-02-02-01-2-2 9 13 11.2 88.2 32.0 12 THL 13-08-02-02-01-2-3 13 15 11.3 77.6 30.4 13 THL 13-08-02-02-01-2-4 10 14 12.9 87.5 28.2 14 THL 13-08-02-02-01-2-5 19 23 11.6 80.4 31.6 15 THL 13-08-02-02-01-2-6 11 17 11.3 81.0 30.2

26

Số bông/ bụi

Từ kết quả Bảng 3.4 cho thấy số bông/bụi biến thiên từ 9-19 bông. Trong đó cá thể THL 13-08-02-02-01-2-5 có số bông cao nhất (19 bông) và thấp nhất là cá thể THL 13-08-02-02-01-2-2 (9 bông). Số bông trên bụi của các cá thể được chọn đều cao, đây là một nhân tố quan trọng trong việc hình thành năng suất.

Tỷ lệ hạt chắc

Số hạt chắc trên bông biến thiên 112-167 hạt, tương đối cao hơn các vụ trước. Điều này cũng có thể lý giải được vì tỷ lệ hạt chắc phụ thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh (Nguyễn Ngọc Đệ, 2007). Tỷ lệ hạt chắc/bông dao động từ 77.6-89.8% , đây là con số khá lý tưởng để cho năng suất cao. Vì theo Nguyễn Ngọc Đệ, 2008 để năng suất cao thì tỷ lệ hạt chắc phải trên 80%.

Trọng lượng 1000 hạt

Trọng lượng 1000 hạt biến thiên trong khoảng 22.9-31.6g (Bảng 3.4). Đây là con số khá cao so với hầu hết các loại lúa (20-30g) và biến động không đáng kể so với các vụ trước. Điều này có thể lý giải được vì đặc tính trọng lượng 1000 hạt ít chịu tác động bởi điều kiện môi trường, có hệ số di truyền cao và phụ thuộc hoàn toàn vào giống (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997).

27

3.2.3. Một số chỉ tiêu phẩm chất của các cá thể được chọn Chiều dài, chiều rộng và hình dạng hạt gạo (mm)

Bảng 3.5 Phân loại chiều dài và dạng hạt gạo của các cá được chọn

STT Tên cá thể Dài (mm) Rộng (mm) D/R Phân dạng 1 THL 13-01-01-05-04-1-1 7.8 2.1 3.7 Thon dài 2 THL 13-01-01-05-04-1-2 7.7 2.1 3.7 Thon dài 3 THL 13-01-01-05-04-1-3 7.8 2.1 3.7 Thon dài 4 THL 13-01-01-05-04-1-4 7.5 2.0 3.8 Thon dài 5 THL 13-01-01-05-04-1-5 7.7 2.2 3.5 Thon dài 6 THL 13-01-01-05-04-1-6 7.4 2.2 3.4 Thon dài 7 THL 13-01-01-05-04-1-7 7.7 2.2 3.5 Thon dài 8 THL 13-01-01-05-04-1-8 7.8 2.3 3.4 Thon dài 9 THL 13-01-01-05-04-1-9 7.9 2.1 3.8 Thon dài 10 THL 13-08-02-02-01-2-1 7.9 2.1 3.8 Thon dài 11 THL 13-08-02-02-01-2-2 8.1 2.2 3.7 Thon dài 12 THL 13-08-02-02-01-2-3 7.7 2.1 3.7 Thon dài 13 THL 13-08-02-02-01-2-4 7.6 2.1 3.6 Thon dài 14 THL 13-08-02-02-01-2-5 7.7 2.3 3.3 Thon dài 15 THL 13-08-02-02-01-2-6 7.7 2.2 3.5 Thon dài

Chiều dài hạt gạo ở mức rất cao, dao dộng từ 7.4-8.1 mm (Bảng 3.5), thuộc nhóm phân loại hạt rất dài. Chiều rộng dao động thấp từ 2-2.3 mm. Đây là tính trạng ổn định nhất, nó ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường nên sự khác biệt giữa các thế hệ là không đáng kể. Tất cả thuộc dạng thon dài (tỷ lệ dài/rộng hạt >3,0) theo bảng phân loại chiều dài và hình dạng hạt của Tiêu chuẩn Việt Nam, 2001. Qua đó cho thấy tất cả các cá thể được đánh giá đều đạt tiêu chuẩn cho xuất khẩu (>7mm) theo nhận định của Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang (2000).

28

Hình 3.1. Chiều dài và chiều rộng hạt gạo của một số cá thể đại diện

Tính thơm được đánh giá sơ bộ bằng cảm quan.

Bảng 3.6 Kết quả trắc nghiệm mùi thơm bằng cảm quan của 15 dòng ở thế hệ F7

STT Dòng Thơm Thơm nhẹ Không thơm

1 THL 13-01-01-05-04-1-1 1 5 _ 2 THL 13-01-01-05-04-1-2 _ _ 6 3 THL 13-01-01-05-04-1-3 _ 5 1 4 THL 13-01-01-05-04-1-4 _ _ 6 5 THL 13-01-01-05-04-1-5 _ 1 5 6 THL 13-01-01-05-04-1-6 _ _ 6 7 THL 13-01-01-05-04-1-7 4 2 _ 8 THL 13-01-01-05-04-1-8 _ _ 6 9 THL 13-01-01-05-04-1-9 _ _ 6 10 THL 13-08-02-02-01-2-1 _ _ 6 11 THL 13-08-02-02-01-2-2 _ _ 6 12 THL 13-08-02-02-01-2-3 _ _ 6 13 THL 13-08-02-02-01-2-4 1 5 _ 14 THL 13-08-02-02-01-2-5 2 4 _ 15 THL 13-08-02-02-01-2-6 _ _ 6

29

Từ kết quả đánh giá ta thấy trong 15 dòng được chọn có 5 dòng thơm nhẹ đến thơm. Đó là các dòng THL 13-01-01-05-04-1-1, THL 13-01-01-05-04-1- 3, THL 13-01-01-05-04-1-7, THL 13-08-02-02-01-2-4, THL 13-08-02-02-01- 2-5. Các dòng này sẽ được chọn và tiến hành phân tích các chỉ tiêu phẩm chất hạt gạo, thử mặn.

Hàm lượng protein, hàm lượng amylose của 5 dòng được chọn

Bảng 3.7: Hàm lượng protein, hàm lượng amylose của các dòng được chọn

STT Tên cá thể Protein (%) Amylose (%) Phân nhóm

Amylose 1 THL 13-01-01-05-04-1-1 5,5 16,32 Thấp 2 THL 13-01-01-05-04-1-3 6,63 15,75 Thấp 3 THL 13-01-01-05-04-1-7 7,3 14,29 Thấp 4 THL 13-08-02-02-01-2-4 4,44 15,87 Thấp 5 THL 13-08-02-02-01-2-5 7,43 17,31 Thấp Hàm lượng protein

Hàm lượng protein các cá thể ở thế hệ F7 dao động từ 4.44-7.43%. Có 2 cá thể có hàm lượng protein cao >7% là THL 13-08-02-02-01-2-5 (TB 7,43%) và THL 13-01-01-05-04-1-7 (TB 7.3%). Hầu hết các cá thể còn ở thế hệ này đều có hàm lượng protein trung bình đến khá . Trong công tác chọn giống bên cạnh việc chọn các giống lúa mềm cơm thì chỉ tiêu về hàm lượng protein đạt mức trung bình đến khá cũng là vấn đề rất được quan tâm.

Hàm lượng amylose

Hàm lượng amylose của các cá thể ở thế hệ F7 biến thiên từ 14.29- 17.31%. Trong đó cá thể THL 13-01-01-05-04-1-7 có hàm lượng amylose thấp nhất (14.29%), cá thể THL 13-08-02-02-01-2-5 có hàm lượng amylose cao nhất (17.31%). Theo hệ thống đánh giá chuẩn hàm lượng amylose cho lúa (IRRI, 1998) thì hàm lượng amylose của các cá thể được chọn ở thế hệ F7 đều thuộc nhóm thấp (10-19%). So với thế hệ F5 (hạt F6) thì hàm lượng amylose có phần thấp hơn. Điều này có thể giải thích được vì hàm lượng amylose của một giống lúa phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện nhiệt độ và điều kiện canh tác. Hàm lượng amylose có thể thay đổi từ nơi này đến nơi khác và từ vụ này sang vụ khác, hoặc tăng trong quá trình bảo quản, nhưng thường không vượt quá 6% (Jennings et al., 1979).

30

Độ bền thể gel

Hình 3.2 Độ bền thể gel của các cá thể đại diện

Độ bền thể gel là chỉ tiêu đánh giá độ mềm dẻo của cơm. Đa phần các cá thể có độ bền gel ở cấp 1-3 thuộc nhóm rất mềm đến mềm. Kết quả trên khá phù hợp với kết quả hàm lượng amylose có trong các cá thể đã được thể hiện ở Bảng 3.7. Gạo có gel mềm thường tương ứng với hàm lượng amylose thấp, gạo mềm cơm hơn (Vương Đình Tuấn, 2001).

Nhiệt trở hồ Hình 3.3. Nhiệt trở hồ của một cá thể THL 13-01-01-05-04-1-1 THL 13-01-01-05-04-1-7 THL 13-08-02-02-01-2-5

31

Nhiệt trở hồ của các cá thể được đánh giá tương đương ở cấp 6-7 thuộc nhóm thấp (theo bảng phân cấp về nhiệt trở hồ của IRRI 1986). Theo Juliano (1967), nhiệt trở hồ và thời gian nấu gạo chín thành cơm có tương quan thuận vì thế các cá thể có nhiệt trở hồ cấp 7 khi nấu sẽ tốn ít thời gian hơn so với các cá thể còn lại. Đây là đặc tính đáp ứng nhu cầu tiết kiệm thời gian của người tiêu dùng hiện nay. Theo Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang (2000), hàm lượng amylose và độ trở hồ có sự tương quan không chặt nên không thể đánh giá một cách chính xác về giữa hàm lượng amylose và độ trở hồ của các cá thể.

Bảng 3.8 Độ trở hồ và độ bền thể gel của các cá thể chọn lọc Tên cá thể Độ bền thể gel Độ trở hồ Cấp Phân nhóm Cấp Phân nhóm THL 13-01-01-05-04-1-1 1 Rất mềm 7 Thấp THL 13-01-01-05-04-1-3 1 Rất mềm 7 Thấp THL 13-01-01-05-04-1-7 1 Rất mềm 7 Thấp THL 13-08-02-02-01-2-4 3 Mềm 7 Thấp THL 13-08-02-02-01-2-5 3 Mềm 7 Thấp

3.2.4 Đánh giá khả năng chịu mặn của các cá thể được tuyển chọn

Sau 10 ngày tính từ ngày cho nước muối vào khay đến ngày chuẩn nhiễm IR28 chết hoàn toàn. Tiến hành đánh giá dựa vào tiêu chuẩn đánh giá mức chống chịu mặn theo IRRI (1997)

Bảng 3.9: Đánh giá khả năng chống chịu mặn của các cá thể được chọn ở nồng độ 8‰ và 10‰ Dòng Nồng độ 8‰ Nồng độ 10‰ Mức phản ứng Cấp Mức phản ứng Cấp IR28 RN 9 RN 9 Sỏi CC 3 CCTB 5 THL 13-01-01-05-04-1-1 CCTB 5 CCTB 5 THL 13-01-01-05-04-1-3 CC 3 CC 3 THL 13-01-01-05-04-1-7 CC 3 CC 3 THL 13-08-02-02-01-2-4 CC 3 CCTB 5 THL 13-08-02-02-01-2-5 CC 3 CC 3

*mức phản ứng: rất nhiễm (RN), nhiễm (N),chống chịu trung bình (CCTB), chống chịu (CC),

32

Qua bảng kết quả 3.9 ta nhận thấy ở nồng độ 8‰ tỷ lệ sống của các dòng rất cao, trong đó chỉ có 1 dòng phát triển kém là THL 13-01-01-05-04-1-1 được đánh giá ở mức chống chịu trung bình (cấp 5), còn lại ở mức chống chịu (cấp 3).Ở nồng độ 10‰ sức chống chịu giảm tuy nhiên vẫn có khả năng thích nghi là các dòng THL 13-01-01-05-04-1-3, THL 13-01-01-05-04-1-7, THL 13-08-02-02-01-2-5. Như vậy qua kết quả thanh lọc mặn ở giai đoạn mạ với 2 nồng độ 8‰ và 10‰ ta chọn ra được các dòng lai ưu tú có khả năng chống chịu mặn tốt ở 8‰ và có thể chống chịu mặn với nồng độ lên đến 10‰.

Hình 3.4 khả năng chống chịu mặn của các cá thể được chọn ở nồng độ 10‰

IR28 (CN), Sỏi (CK), THL 13-01-01-05-04-1-1(1), THL 13-01-01-05-04-1-3 (2), THL 13-01- 01-05-04-1-7 (3), THL 13-08-02-02-01-2-4 (4), THL 13-08-02-02-01-2-5 (5)

33

3.2.5 Điện di protein thành phần (Albumin)

Hình 3.1 Phổ điện di protein thành phần (Albumin)

* marker(1), đối chứng Nhật (2), THL 13-01-01-05-04-1-1(3), THL 13-01-01-05-04-1- 3 (4), THL 13-01-01-05-04-1-7 (5), THL 13-08-02-02-01-2-4 (6), THL 13-08-02-02-01-2-5 (7).

Kết quả điện di cho thấy sự ăn màu đậm nhạt khác nhau giữa các dòng so với giống đối chứng Nhật. Có sự khác biệt khá rõ ở giống không thơm Nhật và dòng lúa đã được đánh giá thơm bằng cảm quan của THL OM5629xTP6 ở band được đánh dấu (*). Từ đó chúng ta chọn được các dòng 4 5 6 7 có band đậm nhất và tiến hành ước lượng trọng lượng phân tử của polypeptide đó. Dựa vào giếng 1 có chuỗi polypeptide đã được xác định trọng lượng, ta tính được hệ số linh động tương đối Rf và thiết lập được phương trình hồi quy tuyến tính M=5,03-2,99Rf với hệ số tương quan correl = -0,97

Từ kết quả trên ta thấy, các dòng THL 13-01-01-05-04-1-3 (4), THL 13- 01-01-05-04-1-7 (5), THL 13-08-02-02-01-2-4 (6), THL 13-08-02-02-01-2-5 (7) có band 18KDa đậm hơn so với các dòng còn lại và giống Nhật lại không có band này, điều này có thể giải thích là do các dòng khác nhau có các polypeptide khác nhau hoặc do sự khác biệt giữa giống lúa thơm và không thơm. Cần nghiên cứu trên nhiều đối tượng giống lúa thơm và đối chứng khác nhau để có kết luân chính xác về vấn đề này.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 225KDa 150KDa 100KDa 75KDa 50KDa 35KDa 25KDa 15KDa 10KDa *18KDa

34

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN

Sau 2 vụ trồng và tiến hành phân tích về các chỉ tiêu nông học, năng suất và phẩm chất đã chọn ra được 2 dòng của THL OM5629xTP6 vượt trội là: THL 13-01- 01-05-04-1-7 và THL 13-08-02-02-01-2-5 biểu hiện ở band thơm 18KDa. Cụ thể:

THL 13-01-01-05-04-1-7:

Hàm lượng protein 7,3% Hàm lượng amylose 14,29% Độ bền thể gel cấp 1

Phân dạng hạt thon dài

Thời gian sinh trưởng dao động 102 ngày Chịu mặn cấp 3 ở nồng độ 10‰.

THL 13-08-02-02-01-2-5

Hàm lượng protein 7,43% Hàm lượng amylose 17,31% Độ bền thể gel cấp 3

Phân dạng hạt thon dài

Thời gian sinh trưởng dao động 102 ngày Chịu mặn cấp 3 ở nồng độ 10‰.

4.2 ĐỀ NGHỊ

Tiếp tục nghiên cứu các dòng được chọn ở vụ sau.

Tiến hành điện di albumin trên các giống đối chứng khác nhau, so sánh kết quả để xác định chính xác band tạo mùi thơm.

Làm nguồn vật liệu lai tạo để cải thiện phẩm chất của các giống hay dòng lúa khác.

35

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang (2000), Di truyền học phân tử, Những

nguyên tắc cơ bản trong giống cây trồng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang (2000), Một số vấn đề cần biết về gạo xuất

khẩu, Viện lúa ĐBSCL, 78 trang.

Bùi Chí Bửu (1998), “Sản xuất giống lúa có phẩm chất gạo tốt ở Đồng bằng sông Cửu Long”, Hội thảo chuyên đề Vàng lá gân xanh trên cam quýt

và Lúa gạo phẩm chất tốt, Cần Thơ, 5-1998, Trang 33-38.

Đinh Thế Lộc (2006), Giáo trình kỹ thuật trồng lúa, Nhà xuất bản Nông

Nghiệp Hà Nội, 222 trang.

Lê Duy Thành, Nguyễn Bình Nhự, Trần Thế Hanh, Nguyễn Thị Mỹ Yến (2013), Phương pháp và kỹ thuật nhân giống lúa, Giáo trình môn học, Bộ Nông Nghiệp và PTNT, 81 trang.

Lê Thị Dự (2000), Nghiên cứu và khai thác nguồn vật liệu khởi đầu trong công tác chọn tạo giống lúa cho vùng thâm canh ở Đồng Bằng Sông Cửa Long, Luận án Tiến sĩ khoa học Nông nghiệp, Viện KHKTNN

Việt Nam, Hà Nội.

Lê Xuân Thái (2003), So sánh và đánh giá tính ổn định năng suất và phẩm chất gạo của 8 giống lúa cao sản ở Đồng bằng sông Cửu Long, Luận

án Thạc sĩ, Đại Học Cần Thơ, 90 trang.

Mai Văn Quyền (1985), Những kiến thức cơ bản của khoa học trồng lúa, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội.

Nguyễn Đình Giao, Nguyễn Thiện Huyên, Nguyễn Hữu Tề và Hà Công Vượng (1997), Giáo trình cây lúa, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội,

Một phần của tài liệu chọn dòng thuần phẩm chất tốt từ thế hệ f6 của thl om5629xtp6 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)