Phương pháp thanh lọc khả năng chịu mặn

Một phần của tài liệu chọn dòng thuần phẩm chất tốt từ thế hệ f6 của thl om5629xtp6 (Trang 31 - 32)

Bước 1: Hạt giống thử nghiệm phải được xử lý nhiệt trong 5 ngày trong

tủ sấy ở 50oC để phá vở miên trạng của hạt giống. Sau khi phá vở miên trạng, khử trùng hạt giống với thuốc diệt nấm và rửa sạch với nước cất. Đặt hạt tiệt trùng trong đĩa petri với giấy lọc ẩm và ủ ở nhiệt độ phòng trong 48 giờ để lúa nảy mầm.

Bước 2: Gieo hai hạt nảy mầm ở mỗi lỗ trên tấm xốp (mười lỗ tương ứng

20 hạt/giống/dòng. Trong ba ngày đầu chỉ để cây con trên khay xốp chứa đầy nước. Lưu ý: Giữ cây con nguyên vẹn, hạn chế tác động đến cây con.

Bước 3: Sau 3 ngày, khi cây con phát triển tốt, thay thế nước bằng dung

dịch dinh dưỡng Yoshida đã thêm muối theo đúng yêu cầu của nồng độ 8‰ và 10‰. Lưu ý: Hàng ngày kiểm tra mực nước, thêm nước cất đúng 3 lít vào các khay mặn.

Bước 4: Đối với dung dịch thử mặn sau mỗi 8 ngày thay vào dung dịch

muối mới có độ mặn tương ứng. Đánh giá khả năng chịu mặn:

Thường xuyên theo dõi thí nghiệm, đến khi giống chuẩn nhiễm IR28 chết hoàn toàn (cấp 9).

Đánh giá sự chống chịu mặn của cây mạ bằng thang đánh giá của IRRI (1997).

Cấp Chiều dài hạt gạo (mm) Dạng hạt (mm)

1 Rất dài > 7,50 Thon dài (D/R >3)

3 Dài 6,61 -7,50 Trung bình (D/R = 2,1-3)

5 Trung bình 5,51 -6,60 Bầu (D/R = 1,1-2)

19

Bảng 2.7 Tiêu chuẩn đánh giá khả năng chịu mặn ở giai đoạn tăng trưởng và phát triển (IRRI, 1997)

Cấp Mô tả triệu chứng Đánh giá

1 Tăng trưởng bình thường, không có vết cháy Chống chịu tốt

3 Gần như bình thường, nhưng đầu lá hoặc vài lá có vết trắng, lá hơi cuốn lại

Chống chịu

5 Tăng trưởng chậm, hết lá khô, một vài chồi bị chết

Chống chịu trung bình

7 Tăng trưởng bị ngưng lại hoàn toàn, hầu hết lá bị khô, một vài cây bị chết

Nhiễm

9 Tất cả cây bị chết khô Rất nhiễm

Một phần của tài liệu chọn dòng thuần phẩm chất tốt từ thế hệ f6 của thl om5629xtp6 (Trang 31 - 32)