Phƣơng pháp điện di trên gel polyacrylamide không biến tính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ ứng dụng chỉ thị phân tử liên kết gần trong chọn giống lúa chịu ngập chìm (Trang 46 - 47)

Chuẩn bị dung dịch 6%,acrylamide từ dung dịch gốc 40% acrylamide (19:1 = acrylamide 380g; bisacrylamide 20g trong 1 lít dung dịch)

Chuẩn bị kính

Rửa kính bằng xà phòng sau đó rửa sạch lại bằng nƣớc cất. để khô tự nhiên hoặc lau bằng giấy lau,

Chọn mặt kính bám gel, lau lại bằng nƣớc cất khử trùng 2 lần sau đó lau lại bằng cồn 70% 2 lần.

Giữ tấm kính dài, kẹp miếng lót cao su từ một đầu của tấm kính đến hết tấm kính, miếng lót phải bịt kín các góc. Sau đó đặt 2 thanh kẹp ở hai bên của tấm kính dài.

Lau tấm kính ngắn 2 lần bằng nƣớc cất khử trùng sau đó lau lại với còn 70%. Đặt tấm kính ngắn lên trên tấm kính dài sao cho không bị hở và dùng kẹp kẹp chặt hai tấm kính với nhau.

Chuẩn bị dung dịch gel

Dung dịch đƣợc chuẩn bị trong cốc đong với một thanh khuấy từ và thêm các thành phần 50l TEMED (N,N,N‘,N‘-Tetraethyl - ethylendiamine) và 250l APS 20%, 2,5ml TBE 10X, 7,5ml 40% acrylamide, 39,44 ml H2O)

Đổ từ một góc cho đến khi gel đầy tấm kính ngắn, cài lƣợc sao cho để răng lƣợc hƣớng vào trong.

Sau 15 phút gel đông lại có thể dùng.

Điện di

Bỏ kẹp hai bên kính, lấy miếng lót cao su ra, lắp vào bể điện di sao cho không để lại bọt khí dƣới tấm kính, thêm đệm TBE 0,5x ngập mặt gel khoảng 0,5cm.

Rút lƣợc ra và tra khoảng 7l mẫu cho mỗi giếng (đã thêm dye) các mẫu chạy với marker chuẩn 25bp.

Điện di từ 1,5 – 5h ở 100V tùy từng kích thƣớc cặp mồi pcr và tùy từng nồng độ gel.

Nhuộm gel

Sau khi điện di xong, tháo kính, lấy gel ra cho vào một hộp kín có chứa TBE 0,5X. Cho dung dịch nhuộm Syber Safe 5l cho mỗi gel, ngâm trong 30 phút. Sau đó chụp ảnh bằng máy soi UV.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ ứng dụng chỉ thị phân tử liên kết gần trong chọn giống lúa chịu ngập chìm (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)