Biện pháp tu từ nhân hóa

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tập thơ chú bò tìm bạn của phạm hổ (Trang 33 - 37)

Nhân hóa (nhân cách hóa) là một biến thể của ẩn dụ, trong đó ng-ời ta lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con ng-ời nhằm làm cho thuộc tính, dấu hiệu của đối t-ợng không phải con ng-ời khiến cho đối t-ợng đ-ợc miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn, đồng thời giúp ng-ời nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm t-, thái độ của mình.

Từ khái niệm về phép tu từ nhân hóa chúng ta soi vào tất cả các bài thơ

trong tập Chú bò tìm bạn thì có tới 49/64 bài đ-ợc sử dụng. Ch-a cần nói gì

nhiều, chỉ nhìn vào con số trên ta cũng có thể thấy đ-ợc dụng ý của Phạm Hổ khi sử dụng phép tu từ nhân hóa; nhà thơ muốn biến tất cả các cây cối - loài vật - từ những vật vô tri vô giác thành những “con ng-ời thật” có ăn, ngủ, học, làm việc; có cách cảm, cách nghĩ... Giúp các em thêm yêu quý chúng bởi chúng cũng biết nghĩ, biết buồn vui, biết nũng nịu, hờn dỗi y nh- các em và có nhiều phẩm chất chăm chỉ thật thà... mà các em cần học tập. Tác giả đã hóa thân vào các em để nhìn nhận thế giới một cách hồn nhiên. Nhờ con mắt trẻ thơ mà mọi vật quanh em đều biết chạy nhảy, vui đùa và nói chuyện. Con chó, con mèo, con ngựa, gấu, gà, bò cũng có tiếng nói, suy nghĩ khác gì em đâu? Nào là chú bò vàng biết “ậm ò” tìm gọi bạn trong sự ngơ ngác với bóng ai? Ngựa con thấy ngựa cha đi móng sắt, bật lửa đá d-ới chân, thấy vậy cu cậu cũng sợ kêu ầm lên:

Rồi đến chú bê con tinh nghịch, phàm ăn trò chuyện với mẹ liên hồi chỉ mong bú tí không nhả vú mẹ. Hay những con sáo, con trâu biết thách đố nhau để kiếm trò đùa vui. Bê con ngơ ngác hỏi mẹ về nguồn gốc của sữa ngọt:

Mẹ uống sữa lúc nào Mà sữa đầy vú mẹ? Còn con bú nhiều thế Sữa lại chạy đi đâu? Ơ kìa, mẹ không nói Lại cứ c-ời là sao?

(Bê hỏi mẹ)

Bê con nằm gọn trong lòng mẹ, nũng nịu rồi đòi mẹ giải thích tất cả những gì chú không biết. Quả đúng là trẻ con nh- chính các em vậy luôn ham khám phá tìm hiểu mọi thứ thế giới xung quanh. Và ng-ời đầu tiên em thắc mắc luôn miệng hỏi han đó là ng-ời mẹ - ng-ời gần gũi, sớm chiều lo lắng cho em.

Cái suy nghĩ của trẻ con thật hồn nhiên, nó ngây thơ và trong trắng tới mức mà ta chẳng có gì đem ra so sánh đ-ợc. Lúc ch-a đi học trẻ 1 - 3 tuổi th-ờng rất thích cầm sách bút cứ thấy chúng là các em phải có kì đ-ợc trong tay, viết viết vẽ vẽ loằng ngoằng chẳng ra chữ nghĩa hình thù gì hết (d-ới con mắt ng-ời lớn là nh- vậy còn trong mắt các em đó là cả công trình nghệ thuật của mình, các em rất vui, c-ời rõ to với thành tích mình đạt đ-ợc). Còn khi cầm sách, rõ là cầm ng-ợc mà cứ đọc lên vanh vách, lật giở từng trang nh- thật mà có biết chữ chi? (Phản xạ có điều kiện của em sau khi đ-ợc cô giáo, mẹ, anh chị đọc sách cho nghe). Điều đó thật thú vị, và nó đ-ợc thể hiện tinh tế d-ới ngòi bút của Phạm Hổ: ngỗng, vịt cũng đi học nh- các em, và ngỗng cũng cầm sách ng-ợc chẳng khác gì các em:

Ngỗng không chịu học Khoe biết chữ rồi Vịt đ-a sách ng-ợc Ngỗng cứ t-ởng xuôi

Giữa chó và mèo có phải là sự gầm gừ, đuổi bắt không ngừng nh- câu thành ngữ “Cắn nhau như chó với mèo”? Trong suy nghĩ của trẻ thơ không có sự bất đồng ấy, ng-ợc lại chó và mèo lại là những ng-ời bạn vô cùng thân thiết qua trò chơi ú tim

Rủ nhau chơi ú tim Giờ đến phiên chó trốn Mèo đảo mắt nhìn quanh Chó nấp đâu giỏi gớm! Bỗng òa chỗ khe tủ Chó để lộ cái đuôi

Rón rén mèo tới nơi

òa! Chộp ngay l-ng bạn

Chó vẫn thú vị lắm Cứ nhe răng ra c-ời

“Không! Mình nấp giỏi thật Lỗi chỉ tại cái đuôi!”

(Chơi ú tim)

Chơi ú tim là một trò chơi dân gian đ-ợc các em nhỏ rất yêu thích và hay chơi. Theo các em cảm giác ẩn nấp, đi tìm, rồi “òa” lên khi phát hiện chỗ

bạn nấp là vô cùng thú vị. Sức hấp dẫn của bài thơ Chơi ú tim là ở chỗ tác giả

đã dựng lại một cách sống động trò chơi này. Chó - mèo chơi nh- chính các em đang chơi vậy chúng cùng rủ nhau chơi. Mèo trốn tr-ớc và đã bị phát hiện, đến phiên mình chó tìm chỗ trốn thật kỹ. Nh-ng lạ kì thay rõ ràng đã ẩn nấp rất kín đáo mà chó con vẫn bị mèo phát hiện. Nguyên nhân là do để lộ cái đuôi. Lẽ ra chó con phải thấy buồn nh-ng chú ta vẫn “nhe răng cười” Vì sao? Vì chú có lí lẽ của riêng mình “Mình trốn giỏi thật - Lỗi chỉ tại cái đuôi”. Cái lí lẽ nghe có vẻ rất vô lí nh-ng lại rất có lí. Bởi nó phù hợp với logic ngây thơ, rất đúng với tâm lý dễ tin dễ hồ hởi tr-ớc mọi điều của trẻ. Nếu không yêu trẻ và giữ cho mình cách nhìn của trẻ thơ nhà thơ sẽ không dựng lại đ-ợc trò chơi thú vị cùng cái lí lẽ đáng yêu đến nh- vậy.

Không chỉ có những con vật biết chạy nhảy có tiếng nói riêng gần gũi với các em nh- những người bạn “tri âm - tri kỷ”. Mà những cây cối, hoa cỏ, ông mặt trời, vì sao đêm, những đồ chơi búp bê, cánh diều cũng chẳng khác gì một ng-ời bạn tâm tình với em. Nó cũng có chân, có tay, có đầu, có mắt đầy chứ:

Mình đỏ nh- lửa Bụng chứa n-ớc đầy Tôi chạy nh- bay Hét vang đ-ờng phố ...Có ngay! Có ngay!

(Xe chữa cháy)

Chiếc xe chữa cháy cũng có mình, có bụng, biết hét, chạy nh- bay nào có khác gì em đâu và ở đây Phạm Hổ cũng muốn dạy cho các em có tác phong hăng hái hoạt bát (tác phong: “sẵn sàng”) cần phải có ngay từ tuổi ấu thơ:

Còn cây tre biết đùa dỡn trên l-ng bò vàng, cái bóng của nó lại còn biết nằm ngủ ngoan nữa chứ. Bức tranh làng quê ấy hiện ra với những đ-ờng nét thật mềm mại

Tre cho bóng dỡn Trên l-ng bò vàng Bây giờ tre mệt Bóng nằm ngủ ngoan

(Tre)

Cây đu đủ thì biết nuôi con (quả) lớn đều bằng nhựa cây - dòng sữa ngọt ngào của mẹ:

Thân già mốc trắng Nuôi con lớn đề- Quả chín xa mẹ Sữa còn mang theo...

Bên cạnh đó, cây dừa nh- một thi sĩ “thích ngắm trăng”, “thích reo tàu lá”. Còn diều khi đ-ợc bay lên trên trời biết đứng ở đó mà ngắm “đất n-ớc khắp nơi”, ánh nắng biết nhắc nhở em giặt quần áo, búp bê biết ngủ cùng em... Còn rất nhiều cây cối, con vật, đồ vật vui tính, ngây thơ, hiếu động mà Phạm Hổ muốn giới thiệu cho các em. Tất cả đã đ-ợc nhà thơ thổi vào đó một linh hồn và gán cho nó những tính cách gần gũi với con ng-ời. Có thể nói

nghệ thuật nhân hóa đã bao trùm lên tập thơ Chú bò tìm bạn khiến các em nhìn vào thế giới thân quen bao giờ cũng có điều là lạ.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tập thơ chú bò tìm bạn của phạm hổ (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)