Đối với NHCSXH

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long (Trang 94 - 96)

3

3.4.2. Đối với NHCSXH

3.4.2.1. NHCSXH Việt Nam

Một là NHCSXH nghiên cứu xây dựng các tiêu chí phân loại nợ theo trạng thái nợ:

- Nợ trong hạn là các khoản nợ đang trong thời hạn cho vay, các khoản nợ đã được gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ theo quy định.

- Nợ quá hạn là các khoản nợ đã quá hạn trả nợ theo quy định bao gồm: Các khoản nợ đến hạn trả nợ nhưng không đủ điều kiện gia hạn nợ đã chuyển sang nợ quá hạn; các khoản nợ chưa đến kỳ hạn trả nợ nhưng người vay sử dụng vốn vay sai mục đích đã chuyển sang nợ quá hạn. Căn cứ vào thời gian quá hạn, nợ quá hạn được phân thành:

+ Các khoản nợ quá hạn đến 90 ngày.

+ Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày. + Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày. + Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

83

- Nợ khoanh là các khoản nợ đang trong thời gian được khoanh nợ theo quyết định của cấp có thẩm quyền: Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch HĐQT, chính quyền địa phương và các tổ chức khác.

Trong thời gian qua NHCSXH một mặt đã chuyển tải một lượng lớn vốn tín dụng chính sách đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác mặt khác đã tổ chức tốt việc theo dõi và quản lý nguồn vốn tín dụng. Hiện nay, trong điều kiện quy mô nguồn vốn ngày càng lớn, dư nợ của NHCSXH hiện nay đã tăng gấp 18,43 lần so với thời điểm nhận bàn giao

đặt NHCSXH trước những thách thức mới trong việc tổ chức, quản lý tốt hơn nguồn vốn cho vay và theo dõi chặt chẽ hơn các khoản nợ. Trước tình hình đó, đòi hỏi NHCSXH cần phải có công cụ hỗ trợ để cung cấp thông tin phục vụ công tác quản trị điều hành nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong việc theo dõi, quản lý và phát huy tối đa hiệu quả sử dụng nguồn vốn ưu đãi.

Việc xây dựng các tiêu chí phân loại nợ phù hợp chính là một trong những công cụ cần thiết cung cấp thông tin trong công tác quản trị điều hành, quản lý nợ, phân tích, đánh giá chính xác hiện trạng và bản chất các khoản nợ để kịp thời đề ra các giải pháp quản lý và phương án xử lý các nhóm nợ nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, bảo tồn và phát huy có hiệu quả nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ. Trên cơ sở các tiêu chí phân loại nợ phù hợp với đặc thù hoạt động, NHCSXH sẽ đưa ra những cảnh báo sớm một số nguy cơ rủi ro tiềm ẩn từ đó chủ động đề ra các giải pháp phòng ngừa để ngăn chặn các rủi ro phát sinh trong tương lai.

Mặt khác, thông qua việc phân loại các khoản nợ giúp cho lãnh đạo NHCSXH có cách nhìn tổng quan nhất về thực trạng chất lượng tín dụng để có kiến nghị điều chỉnh, bổ sung cơ chế phù hợp với thực tiễn. Đồng thời việc xây dựng tiêu chí phân loại nợ trong hệ thống NHCSXH là việc làm cần thiết góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ và điều hành nguồn vốn tín dụng ưu đãi góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của NHCSXH, tạo điều kiện để NHCSXH thực thi tốt nhất nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ đã giao.

84

Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Xử lý nợ xấu của Ngân hàng Chính sách xã hội". Mục tiêu của Đề án là nâng cao năng lực tài chính, phản ánh đúng chất lượng tín dụng, tạo điều kiện để NHCSXH triển khai thực hiện tốt các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với NN&ĐTCSK.

Mặt khác, Đề án cũng nhằm nâng cao chất lượng tài sản, củng cố năng lực hoạt động của NHCSXH; cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động, đảm bảo NHCSXH thực sự là công cụ thực hiện có hiệu quả TDCS của Nhà nước về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

3.4.2.2. NHCSXH tỉnh Vĩnh Long:

Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của NHCSXH Việt Nam về xử lý nợ bị rủi ro, nợ xấu:

- Tuyên truyền rộng khắp về các quy định xử lý nợ rủi ro đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua Hội đoàn thể các cấp nhận ủy thác và các tổ TK&VV.

- Thực hiện tốt việc thẩm định kỹ tình hình thực tế; phối hợp tốt với UBND xã, Hội đoàn thể xã, các ban ngành liên quan và tổ trưởng tổ TK&VV trong việc xác định nguyên nhân rủi ro, mức độ thiệt hại nhằm đảm bảo khách quan, công bằng, công khai, dân chủ và được đúng quy trình, đúng đối tượng; không gây thất thoát tiền của Nhà nước.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)